[dropcap style=”style1″]P[/dropcap]okémon? Cái tên thật sự quá quen thuộc đối với hàng triệu người trên thế giới. Đã gần 20 trôi qua, Pokémon được xem là một trong những tựa game phổ biến và được nhiều người yêu thích nhất.
Được hãng Nintendo ra mắt năm 1996 tại Nhật Bản, hai tựa game Poket Monsters-Red và Pocket Monsters-Green đã bắt đầu đặt lên nền móng trong bước đường gây sóng gió làng game thế giới của thương hiệu Pokémon. Cái tên “Pocket-Monsters” (Quái vật bỏ túi) đã nhanh chóng được người dân Nhật Bản gọi với cái tên trìu mến Pokémon.
Nếu hỏi ai đã làm nên Pokémon, thì đó là Satoshi Tajiri. Với những ký thức thời còn trẻ với những chuỗi ngày săn bắt và sưu tập bọ vừng, ông đã tạo nên những bản phác thảo đầu tiên, đặt nền tảng cho thương hiệu Pokémon. Vào năm 1990, ông bắt đầu hợp tác với công ty Creatures để tạo ra dự án Pokémon đầu tiên, và phải mất đến sáu năm dài dằng dặc để hoàn thành sản phẩm. Nhưng ông Satoshi không biết rằng, chính quãng thời gian làm việc sáu năm đó mà ông đã đem lại một tuổi thơ đáng nhớ cho rất nhiều game thủ cũng như người đam mê hoạt hình, linh vật Nhật Bản trên thế giới.
Vậy để biết rõ hơn về cơn sốt toàn cầu mang tên Pokémon, hãy cùng Vietgame.asia điểm qua những cột mốc đã làm nên lịch sử dòng game:[su_service title=”XEM THÊM” icon=”icon: arrow-circle-down”]
“Pokemon” – Tượng đài hùng vĩ gần 20 năm qua (Kỳ 1)
“Pokemon” – Tượng đài hùng vĩ gần 20 năm qua (Kỳ 2)
“Pokemon” – Tượng đài hùng vĩ gần 20 năm qua (Kỳ 3)
[/su_service][space space_height=”40″][su_heading style=”flat-blue” size=”35″]Gameboy và buổi bình mình của Pokémon[/su_heading]Ra đời năm 1996, “Poket Monsters-Red” và “Pocket Monsters-Green” ngay lập tức thu hút được đông đảo người hâm mộ trong nước. Hai năm sau, hòn ngọc từ đất nước mặt trời mọc bước sang Mỹ với tên gọi Pokémon Red và Pokémon Blue, đã trở thành một trong những game bán chạy nhất của hệ máy Gameboy.
Với mục tiêu trở thành huấn luyện viên pokémon vĩ đại nhất vùng Kanto, người chơi sẽ hóa thân vào một cậu bé, bắt đầu cuộc hành trình thu phục và huấn luyện những pokémon hoang dã. Đã bao năm trôi qua, cơ chế bắt, thu phục, huấn luyện pokémon vẫn luôn là công thức làm cho dòng game Pokémon nổi tiếng.
Có tới 151 loài pokemon, với mỗi bản game của một phiên bản Pokémon sẽ có một số loại pokémon độc quyền riêng. Nếu muốn thu phục hết các loài pokémon thì bạn sẽ cần mua hết các bản game của phiên bản Pokémon chăng? Không! Bạn có thể trao đổi pokémon với người bạn của mình thông qua mạng kết nối của Gameboy.
Trao đổi chính là một trong đặc trưng cơ bản của dòng game Pokémon. Và với những đứa trẻ, kết nối hai máy Gameboy lại, chia sẻ những pokémon với nhau hoặc chiến đấu, đó quả là một điều vô cùng thú vị.[su_quote]Đã bao năm trôi qua, cơ chế bắt, thu phục, huấn luyện pokémon vẫn luôn là công thức làm cho dòng game Pokémon nổi tiếng[/su_quote]Một số loài pokémon sẽ cần phải trao đổi mới tiến hóa được, hay một số cần những điều kiện như đá tiến hóa Fire Stone (Hỏa Thạch), Water Stone (Thủy Thạch),… Hệ thống các đòn đánh đặc sắc, trong đó nổi bật với 5 tuyệt kĩ gắn với đặc trưng của từng loại pokémon.
Ví dụ đi vào hang động tối om, người chơi sẽ bị hạn chế tầm nhìn, và giải pháp là một chú Pikachu biết đòn Flash, giúp chiếu sáng đường đi. Hay khi dừng chân trước biển cả rộng lớn, không đi tiếp được, đó là lúc lướt sóng cùng pokémon thuộc tính Water (Thủy)…
Tuy khởi đầu với hình ảnh thô sơ, nhưng điều đó vẫn không làm nản lòng người hâm mộ nhờ vào phương châm: “những thứ cơ bản nhất làm nên những điều tuyệt diệu nhất”. Những thứ cơ bản này dù đơn giản nhưng lại được thiết kế khôn khéo, dễ nắm bắt, cuốn hút người chơi hết từ phiên bản Pokémon này đến phiên bản Pokémon khác.
Cũng có thể nói, âm nhạc trong game là một lợi thế lớn của những game thời đại cũ. Pokémon Red/Blue/Green có một địa danh rất nổi tiếng: Lavender Town. Nhạc điệu u ám, kì bí nơi đây khiến một game không mang tính kinh dị như Pokémon cũng làm nhiều người sởn tóc gáy.Được cải tiến thêm một số tính năng và nội dung, phiên bản Pokémon Yellow: Special Pikachu Edition ra đời năm 1998. Điểm đặc biệt so với phiên bản trước là thay vì chọn 3 pokémon khởi đầu Charmander, Bulbasaur, Squirlte, thì người chơi được có sẵn một nhóc Pikachu, giống như trong bộ phim hoạt hình Pokémon đang được công chiếu. Tương tự trong phim, Pikachu không muốn bị nhốt trong Poké Ball, cho nên trong game người chơi có thể dắt Pikachu đi cùng bên ngoài.
Những ai chơi Pokémon Red/Blue/Green/Yellow đều có những khoảnh khác đáng nhớ trong game. Ai mà quên được sự khó khăn khi tìm đường vào thành phố Viridian, là nơi nắm giữ chiếc huy hiệu cuối cùng, nhưng đang bị chiếm giữ bởi băng Rocket và một tấm màn chắn pokémon. Hay sau khi hạ gục Tứ đại thiên vương và Nhà vô địch, người chơi lại đối mặt với pokémon huyền thoại Mewtwo – vốn không dễ dàng bắt bằng Poké Ball thường, mà hữu dụng nhất phải là Master Ball, loại bóng bắt mạnh nhất, không bao giờ thất bại.[su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″]Tiến thêm một bước với Gameboy Color[/su_heading]Ngay khi cơn sốt Pokémon vẫn còn bùng nổ, Nintendo đã làm người hâm mộ phải “nóng” thêm với phiên bản Pokémon kế tiếp. Năm 1999, Pokémon Gold và Pokémon Silver ra mắt trên hệ máy Gameboy Color. Thêm 100 loài pokémon mới, nâng tổng số pokémon lên 252 loài cùng một vùng đất mới mang tên Johto nằm ở phía Tây vùng đất Kanto quen thuộc.
Bước tiến này cũng rất quan trọng với thế giới Pokémon, khi những chú pokémon thô sơ, không màu ban đầu đã được “tút tát” lại với hình ảnh trở nên đầy màu sắc hơn, sống động và đáng yêu hơn.
Đi tiếp bước trong gìn giữ đặc trưng của mình với việc một số loài pokémon chỉ xuất hiện ở mỗi phiên bản, Pokémon Gold/ Silver còn có những pokémon huyền thoại riêng. Điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ tới cốt truyện mỗi bản, khi ở Pokémon Gold, người chơi sẽ gặp Ho-oh, Entei, còn ở Pokémon Silver sẽ gặp Lugia, Raikou.[su_quote]Bước tiến này cũng rất quan trọng với thế giới Pokémon, khi những chú pokémon thô sơ, không màu ban đầu đã được “tút tát” lại, với hình ảnh trở nên đầy màu sắc hơn, sống động và đáng yêu hơn.[/su_quote]Một năm sau, Pokémon Crystal cũng ra mắt. Là phiên bản mở rộng của Pokémon Gold và Pokemon Silver, Pokémon Crystal đã có nhiều tính năng mới với nhiều thay đổi khá đáng kể. Nội dung trở nên phong phú hơn trong hành trình tìm đuổi Suicune, pokémon huyền thoại thứ ba kế tiếp Entei, Raikou. Người chơi cũng có thể bắt những pokémon huyền thoại còn lại.
Hệ thống game ngày và đêm từ Pokémon Gold/ Silver sang đến Pokémon Crystal cũng được giữ nguyên và hoàn chỉnh hơn . Điều này đã khiến thế giới pokémon thêm sinh động, phong phú hơn. Một số pokémon chỉ có ở ban ngày, và một số pokémon chỉ xuất hiện vào ban đêm.
Hệ thống ngày đêm này cũng ảnh hưởng đến sự tiến hóa, làm xuất hiện một trong hai hệ pokémon mới: Dark (Bóng đêm). Hệ còn lại là Steel (Thép), khiến cho hệ thống chiến đấu, phối hợp trong game thêm đa dạng.Thêm nữa, ở Pokémon Crystal xuất hiện Battle Tower, một đấu trường thực sự đối với người chơi. Không dùng tùy tiện những món đồ hồi sức như Potion, Revive,… người chơi phải tự lực cánh sinh với số lượng hạn chế, mỗi loài pokémon chỉ dùng một món đồ được chọn.
Các trận chiến cũng không phải kiểu “cưỡi ngựa xem hoa” khi cấp độ pokémon trong Battle Tower là như nhau. Nếu không đánh cẩn thận, người chơi sẽ chấp nhận thảm bại ra về.Điều đặc biệt nữa ở Pokémon Gold/ Silver/ Crystal, sau khi người chơi hạ gục Tứ đại thiên vương và Nhà vô địch như thường lệ, nội dung câu truyện sẽ không dừng lạ ở đó. Dư đảng của băng Rocket vẫn hoành hành ở vùng Kanto, và người chơi sẽ tiếp tục chuyến hành trình trở lại vùng đất Kanto thân thuộc.
Những thủ lĩnh cũng sẽ tiếp nhận thách thức của bạn, khiến cho số huy hiệu bạn nhận được nhiều hơn bất kì bản Pokémon nào khác. Trở lại với Kanto, không có nghĩa cốt truyện kém phần thú vị. Ngược lại, rất nhiều địa điểm với thay đổi mới lạ đón chờ người chơi.[su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″]Lời kết[/su_heading]Ra đời năm 1996 sau thời gian “thai nghén” 6 năm, những gì mà Pokémon đem lại thật quá sức tưởng tượng đối với cả Satoshi và Nintendo. Bước ra thị trường thế giới sau khi thống lĩnh thị trường Nhật Bản, Pokémon đã nhanh chóng bước lên ngôi vị thống trị cùng những tựa game đỉnh cao tên tuổi.
Những chương trình truyền hình về Pokémon cũng cực kì được yêu thích. Thậm chí để lý giải sức hấp dẫn của Pokémon, Đại học Havard đã có hẳn một đề tài bàn luận, thu hút đông đảo sinh viên tham gia.
Vậy rồi Pokémon sẽ tiếp tục đi lên như nào? Những tựa game, những hãng game khác đều liên tục thay đổi, cập nhật để đua cùng với sự phát triển của công nghệ. Satoshi và Nintendo sẽ có kế hoạch gì? Hãy cũng đón xem trong kỳ 2 của bài viết!