Praetorians HD Remaster – Cách đây khoảng 20 năm về trước, thể loại chiến thuật thời gian thực (Real-Time Strategy) gần như đi liền với sự phát triển của PC, với sự ra đời của rất nhiều những cái tên huyền thoại như Age of Empires, Rise of Nations, Warcraft III, Red Arlert 2… Đến những cái tên ít nổi bật hơn những cũng là tuổi thơ của rất nhiều người như Cossacks, Stronghold…
Trong thời đại đó, có một cái tên không thật sự nổi bật nhưng cũng được coi là nét chấm phá giữa “rừng” game chiến thuật đó là Praetorians, tựa game đến từ Pyro Studios (sau đổi tên là Pyro Mobile và đóng cửa năm 2017 – NV) và được phát hành bởi Eidos Interactive (nay là Square Enix Europe – NV).
Vừa qua sản phẩm đã 17 năm tuổi này đã quay trở lại trong thời đại mới với phiên bản “tút” lại (Remaster) cùng với tựa game chiến thuật lừng lẫy Commandos 2.
Tạm bỏ qua hội đồng chí của Jack (Butcher) O’Hara, thế giới La Mã và đội cận vệ hoàng gia mới là chủ đề chính của chúng ta trong bài viết này http://loans-cash.net/how-it-works.php .
Cũng cần phải nói thêm, Warcraft III: Reforged ra mắt chưa lâu đã trở thành chủ đề bị công kích nhiều nhất mấy ngày qua, đó là lúc người ta nhận ra việc “tân trang” lại một tượng đài đã cũ cũng chưa hẵn là ý hay.
Vậy nên với một cái tên mang quy mô nhỏ hơn rất nhiều là Praetorians HD Remaster, câu chuyện sẽ sáng sủa hơn?
[su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]BẠN SẼ THÍCH[/su_heading]
“CƠN MƯA RÀO” CỦA THỂ LOẠI CHIẾN THUẬT
Trong thời đại mới, những tựa game chiến thuật dần rụng rời và nhường chỗ cho những thương hiệu mới hợp với “thị hiếu” hơn.
Một phần lớn cũng vì nhiều hãng phát triển đã không dám đặt cược vào những sản phẩm chiến thuật thời gian thực đầy rủi ro, đến thời điểm hiện tại trước mắt chúng ta chỉ còn có Age of Empires IV và Stronghold: Warlords là những cái tên còn trụ lại nhưng ngày phát hành vẫn… chưa chính thức.
Thế nên việc “tân trang” lại những tựa game cũ là cách dễ dàng nhất để người chơi tiếp cận với thế giới chiến thuật, vừa giảm bớt rủi ro vừa đỡ phải nhọc công sáng tạo khi nền tảng, thương hiệu đã có sẵn, hơn nữa đó còn là động thái thăm dò thị trường để có những bước đi tiếp theo.
Sự đón nhận của game thủ dành Age of Empires là tấm gương điển hình và sự ra đời của Age of Empires IV là quả ngọt mà hãng phát triển dành cho game thủ.
Quay trở lại với Praetorians HD Remaster, sự xuất hiện của tựa game này trong thời điểm hiện tại là điều cần có của giới mê game chiến thuật.
Bản thân lối chơi của Praetorians cũng là “của hiếm” dẫu có quay ngược lại thời hoàng kim thuở trước.
Không giống với nhiều thương hiệu vốn bắt người chơi phải “quản lý” và tìm hướng phát triển cho cả một quốc gia, Praetorians HD Remaster chỉ đơn thuần xoay quanh những trận đánh.
Các đơn vị tài nguyên, thứ quyết định lớn đến thành bại được thẳng tay lượt bỏ hoàn toàn, người chơi không cần phải tập trung khai thác, tính toán, giành giật rồi phân bổ sao cho hợp lý kiểu Age of Empires hay Rise of Nations, mà mọi thứ người chơi quan tâm là chiếm càng nhiều làng càng tốt.
Các công trình ảnh hưởng đến kinh tế trong game cũng được bỏ qua, thứ duy nhất để người chơi phải quan tâm đó là dân số tại ngôi làng đang chiếm đóng, nhờ vậy mà Praetorians HD Remaster có thể tập trung sâu hơn vào những trận đánh và quả thật đây cũng là điểm sáng nhất của tựa game này.
Vào thời điểm của 17 năm về trước, Praetorians thật sự là của hiếm của làng chiến thuật bởi đem đến những sự sáng tạo mà cho đến hiện tại cũng ít có dòng game nào khác làm được
Mỗi chủng quân đều có những đội hình riêng biệt dùng trong nhiều tình huống khác nhau, như Legionaries có đội hình Turtle (mai rùa) phòng thủ bằng khiên huyền thoại như trong bộ phim Gladiator (2000), nhằm tiến vào những nơi bị các cung thủ vây quanh, hay chủng Spearmen (giáo) có Stationary (tường giáo) chống lại Cavalry (kỵ binh).
[su_quote]Bản thân lối chơi của Praetorians cũng là của hiếm dẫu có quay ngược lại thời hoàng kim thuở trước[/su_quote]Cũng giống như dòng Total War danh tiếng, các nhóm quân đều mang thanh thể lực, bắt buộc người chơi phải điều chỉnh hướng di chuyển và tốc độ cho hợp lí nếu không muốn bị tất cả binh lính đuối sức trước khi tham chiến.
Một số yếu tố nữa mà Praetorians HD Remaster “học hỏi” từ cây đại thụ Total War, như việc tận dụng địa hình cao thấp để gia tăng lợi thế tầm bắn cho cung thủ, rừng cây che đi tầm nhìn của địch hay những chủng nhân vật đặc biệt đem lại một số hiệu ứng cho toàn đội.
Những trận công thành dài hơi cũng là nét chấm phá khó phai của tựa game này, những ai đã từng kinh qua Praetorians chắc vẫn còn nhớ màn chơi ‘Of All The Gallic Tribes’ nơi người chơi tử thủ trước những đợt tấn công dồn dập của kẻ thù.
Đây cũng là màn chơi khiến game thủ phải quán xuyến đủ mọi hướng và sắp xếp vị trí của từng chủng quân nếu không muốn phải quay về điểm lưu gần nhất.
Còn ở vị trí của kẻ công thành, những tính toán sao cho đưa thang vào đúng nơi để quân có thể chiến được lợi thế trước dàn tên chờ sẵn, hay bố ráp để phá được cổng thành cũng là những hương vị rất riêng của tựa game này.
[su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]BẠN SẼ GHÉT[/su_heading]
NHỮNG TIÊU CHUẨN CŨ KĨ
Nói về Praetorians của 17 năm về trước là nói về một tựa game có độ sát phần cứng khá cao, đó cũng là rào cản lớn nhất làm cho cái tên này không thể tiếp cận được với nhiều game thủ như các mà Warcraft III hay Age of Empires làm được.
Dù vậy đổi lại đó người chơi có một trong những tựa game chiến thuật sở hữu đồ họa đẹp nhất thời bấy giờ, chỉ tiếc là thời điểm đó đến hiện tại đã cách nhau một khoảng quá xa.
Nên dù đã cố gắng bổ sung độ phân giải cao hay tăng chất lượng vân phủ bề mặt thì Praetorians cũng chưa thể làm cho những game thủ trong thời đại mới chú ý ngay từ cái nhìn đầu tiên.
Do là một tựa game dán mác “HD Remaster” (tút lại độ nét cao), nên ngoài phần đồ họa ra, những yếu tố xưa cũ của Praetorians HD Remaster vẫn được giữ lại toàn bộ từ những cái hay cho đến… những điểm dở.
[su_quote]những yếu tố xưa cũ của Praetorians HD Remaster vẫn được giữ lại toàn bộ từ những cái hay cho đến… những điểm dở[/su_quote]Dễ nhận thấy nhất là khả năng tìm đường (pathfinding) của mỗi loại lính trong game đều rất… cổ lỗ sĩ khi thường xuyên chạy loạn xạ, dù rằng điểm đến được định vị rất rõ ràng.
Bên cạnh là rất nhiều những hành vi bất thường khi ra lệnh một đằng lại bị độ trễ một chút mới chịu hành động…
Cuối cùng, vấn đề lại đến từ chính cái mác “HD Remaster” của tựa game này, đó là khi tình trạng văng game cũng diễn ra bất chợt mỗi khi trên màn hình có quá nhiều diễn hoạt.
Điều này là cực kì tối kị bởi đây là điểm khiến rất nhiều game thủ quyết định sẽ móc tiền túi hay là không!
THÔNG TIN
- Sản xuất: Pyro Studios, Torus Games
- Phát hành: Kalypso Media
- Thể loại: Chiến thuật
- Ngày ra mắt: 24/01/2020
- Hệ máy: PC
CẤU HÌNH TỐI THIỂU
- OS: Windows 7, 8, 8.1, 10
- CPU: Intel Core i3-3220
- RAM: 4 GB
- VGA: Nvidia GeForce GT640
- HDD: 3 GB
CẤU HÌNH THỬ NGHIỆM
- OS: Windows 10 Home 64-bit
- CPU: Intel Core i7-4790
- RAM: 16 GB
- VGA: Nvidia Geforce RTX 2070
- SSD: 512 GB SSD NVMe M.2 PCle Gen 3×2
GAME ĐƯỢC HỖ TRỢ BỞI KALYPSO MEDIA
GAME ĐƯỢC CHƠI TRÊN HỆ PC
BÀI MỚI NHẤT
- Đạo diễn Dragon Age: The Veilguard rời khỏi BioWare là tự nguyện! – Tin Game
- Krafton công bố chiến lược mở rộng IP mới cho năm 2025 – Tin Game
- Các hãng game “hy vọng” Grand Theft Auto 6 sẽ được bán ở mức 100 USD? – Tin Game
- Palworld bật mí lộ trình ra mắt nội dung cho năm 2025! – Tin Game
- Dragon Age: The Veilguard – Đánh Giá Game
- Shuhei Yoshida: “Remaster và remake giúp Sony tiếp tục đầu tư vào các game mới” – Tin Game