[alert color=”599E42″ icon=”fa-gittip” title=””] BÀI VIẾT SỬ DỤNG GAME ĐƯỢC ATOCMIC JELLY HỖ TRỢ[/alert][alert color=”26BDF0″ icon=”fa-gamepad” title=””] GAME ĐƯỢC CHƠI TRÊN HỆ PC[/alert]Với tiềm năng ứng dụng vô hạn trong tương lai không xa, công nghệ nano đã và sẽ chiếm lĩnh hầu hết các lĩnh vực khoa học chủ đạo của con người… Y tế là một trong những ứng dụng lớn nhất của công nghệ nano khi nhiều nghiên cứu đã cho kết quả khả quan việc sử dụng các hạt nano vàng để chống lại nhiều loại ung thư. Việc ứng dụng công nghệ nano như một phương pháp chữa bệnh hiệu quả cũng là một ý tưởng không tồi cho đội ngũ phát triển đến từ Ba Lan – Atomic Jelly.
Tuy chỉ mới được thành lập vào hồi năm ngoái, tức kinh nghiệm phát triển game chỉ khoảng một năm, nhưng Atomic Jelly đã sớm cho ra mắt dự án đầu tiên của mình, cũng là một tựa game khai thác công nghệ nano trong y học – Project Remedium. Giống như cách mà hẳn bạn đọc từng ít nhất một lần thấy quảng cáo trên TV, một viên thuốc hóa thân thành một chiến binh đánh bại toàn bộ vi khuẩn xâm lăng cơ thể (ví dụ như Lifebouy ấy)… từ đó ra đời một tựa game đưa người chơi vào trong môi trường cơ thể trong người, từ ruột, gan, thận, dạ dày hay cả… mạch máu, rất độc đáo.
Với vai trò một robot siêu tí hon sản xuất trên công nghệ nano+, bạn – bài thuốc cuối cùng, liệu có thể cứu cứu được đứa trẻ 9 tuổi tội nghiệp thoát khỏi căn bệnh hiểm nghèo trong Project Remedium hay không?[su_spoiler title=”CẤU HÌNH THỬ NGHIỆM” open=”yes” style=”modern-dark” icon=”chevron-circle”]
- OS: Windows 10 Pro 64-bit
- CPU: Intel Core i5-2500K
- RAM: 16 GB DDR3
- VGA : NVIDIA GeForce GTX 970
- Mouse: ASUS ROG Strix Impact
- Keyboard: iKBC New Poker II
- Headphone: Roccat Cross
[/su_spoiler][su_heading style=”line-blue” size=”35″]XEM THÊM[/su_heading][timeline post=”131677, 132080″][su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]BẠN SẼ GHÉT[/su_heading]
LỐI CHƠI ĐƠN ĐIỆU
Về cơ bản, Project Remedium vẫn là một tựa game bắn súng đơn thuần, người chơi vào vai một chú robot và thực hiện hành trình tìm và diệt những siêu khuẩn khắp trong lục phủ ngũ tạng của cơ thể người. Số lượng game bắn súng hiện nay phải nói là rất nhiều, từ FPS cho đến TPS nên có thể nói trải nghiệm của game thủ trong thể loại này cũng thường mang tính chọn lọc hơn hẳn. Đó là một khó khăn cho Project Remedium nếu muốn được game thủ yêu thích bắn súng đón nhận, nhưng xem ra kể cả bậc trung bình thì Project Remedium còn chưa đạt được.
Lối chơi của game cực kỳ nghèo nàn, kể cả trong mặt mô phỏng bắn phá cũng rất ngây ngô. Người chơi được cấp hai loại súng khác nhau mô phỏng một loại súng năng lượng và ống tiêm, chia cho chuột trái và phải. Hai loại súng này sở hữu cách sử dụng lại gần y như nhau, kể cả cách bắn cũng… nhấp, nhấp chuột không ngơi nghỉ. Người chơi có muốn bắn liên thanh, nhấn-gì-đè bao nhiêu thì nó vẫn chỉ bắn một mỗi lần nhấn cứ thế kéo dài mãi. Phải nói rằng đây là điều mà không ít game thủ yêu game bắn súng phải ám ảnh, khi quái cứ thế ập tới, chân cứ chạy mà súng thì cứ “nhỏ giọt” thì chỉ tổ ức chế thêm.
Thực tế thì hai khẩu súng mặc định mà Project Remedium cho người có thể được nâng cấp dựa vào lượng tài nguyên thu được sau khi hoàn thành nhiệm vụ và thu thập từ kẻ thù. Tuy nhiên thì như đã nói ở trên, người chơi chỉ nên chọn cách bỏ chạy để tránh một kết cục buồn còn hơn là cố chống chọi với hai khẩu súng dở hơi. Tính cân bằng của Project Remedium cũng chỉ ở mức tương đối, bởi nếu tập trung vào nâng cấp khả năng đu dây hay chạy nhanh, xem ra mọi chuyện dễ thở hơn. Còn nâng cấp hai khẩu súng… à mà thôi bỏ đi, người viết tin chắc bạn đọc sẽ không muốn đối diện với đám vi khuẩn như đám quái vật trong Doom đâu.Chưa dừng lại ở đó, cảm giác bắn súng của Project Remedium rất kém, hầu hết người viết không hề cảm giác được mình đang bắn như thế nào bởi lực bắn ra cứ như bắn… súng nước, cứ “phịt, phịt, phịt”… và quái thì cứ di chuyển như vận động viên điền kinh, tăng tỉ lệ trật mục tiêu một cách rất rẻ tiền. Nếu làm khó người chơi bằng một loại AI đầy mưu mô và tinh quái thì chuyện đã chẳng đáng bàn, đằng này người chơi cứ phải bắn với một đám ma-nơ-canh di chuyển như trượt patin, trong khi bạn thì phải dùng khẩu súng dỏm cứ như mua từ “chợ trời” về.
Kẻ thù trong Project Remedium cũng không nhiều ở những màn chơi đầu, đa số chúng đều được tạo hình cũng rất… buồn cười và khó phân biệt. Đây cũng là điểm khá độc đáo của Project Remedium khi mô phỏng các loại vi khuẩn trong người theo các hình dạng khác nhau, nhưng thất bại ở chỗ chúng không hề đáng sợ, đôi khi người chơi còn chẳng nhận ra nó là đối thủ bởi chúng chẳng khác gì cục đất sét biết lăn lóc cả. Tuy số lượng ít nhưng chúng lại thường ở rất xa người chơi, và cũng bằng tài phép gì đó chúng cũng có thể thấy người chơi từ tận xa tít mù khơi đó. Người chơi luôn nằm trong trạng thái bị động, bị chúng tấn công từ xa trước mới biết mà bắn trả.[su_quote]Tính cân bằng của Project Remedium cũng chỉ ở mức tương đối, bởi nếu tập trung vào nâng cấp khả năng đu dây hay chạy nhanh, xem ra mọi chuyện dễ thở hơn. Còn nâng cấp hai khẩu súng… à mà thôi bỏ đi[/su_quote]Còn ở những màn chơi về sau, số lượng vi khuẩn tràn ra như đúng cái phân nhánh “vi khuẩn” của chúng, chui ra từ trong hư không và “vùi” người chơi trong sự bất lực của hai khẩu súng đồ chơi. May thay ngoài việc bắn trả, người chơi còn có một kế khác là… “tẩu vi thượng sách” bằng cơ chế đu dây lên các chỗ cao. Vậy đấy![su_divider]
NGHE NHÌN HỜI HỢT, THIẾU ĐẦU TƯ
Đồ họa của Project Remedium được dựng trên nền Unreal Engine 4, vậy nên ấn tượng đầu tiên mà người chơi có được với Project Remedium là khá ấn tượng, nhất là trong các trường đoạn di chuyển trong mạch máu rất thú vị… Tuy nhiên, sự thú vị đó không được kéo dài do sự hời hợt trong khâu sản xuất của nhà phát triển.
Tổng thể, thiết kế màn chơi của Project Remedium khá độc đáo, lạ và cho người chơi một sự kích thích khám phá không nhỏ. Nhưng ngặt ở chỗ game lại… không khuyến khích người chơi đi lang thang đâu đó mà buộc phải theo chỉ dẫn của game. Project Remedium chỉ định bạn đến điểm nào, thì bắt buộc người chơi phải đặt chân tới ngay vị trí đó, có lệch 2 đến 3 bước chân cũng không tính. Nếu bỏ điểm hẹn để “đi bụi” thì kiểu gì cũng sẽ gặp những tình huống ngặc nghèo như trượt chân kẹt ở một cái hố nào đó, xỉa chân rớt vào một góc hẹp (vào được nhưng không ra được nhé), hoặc bắn vỡ các vật lạ xung quanh thì vô tình đó lại là… một quả bom!
Project Remedium có rất nhiều bức tường vô hình đến kỳ quái, chặn chỗ không cần thiết ở những nơi mà người chơi bị kẹt muốn thoát ra, trong khi những chỗ tít mù khơi, cao vút hay dưới vực sâu thì lại không hề có. Đổi lại, người chơi không bị chết vì “ngã sml”, nhưng cũng không có cách nào thoát ra được chỗ đó bởi không có tùy chọn chơi lại điểm lưu gần nhất. Điều duy nhất mà người viết nghĩ đến lúc đó là chỉ muốn thoát game và tiến hành… xóa game.[su_quote]Project Remedium có rất nhiều bức tường vô hình đến kỳ quái, chặn chỗ không cần thiết ở những nơi mà người chơi bị kẹt muốn thoát ra[/su_quote]Các màn chơi trong game ban đầu cứ tưởng nó sẽ rất thú vị bởi môi trường trong cơ thể người không phải ai cũng từng chứng kiến. Tuy nhiên, ngược lại, Project Remedium không những không mang lại trải nghiệm mới mẻ, mà các màn chơi còn được thiết kế quá sơ xài. Hầu hết các màn chơi đều tựa tựa như nhau, cùng một ngôn ngữ, không có nhiều sự khác biệt cần thiết để người chơi nhận biết mình đang ở tim, gan hay thận. Trong cơ thể mà Project Remedium mô phỏng đó có đủ các loại máy móc, các mô hình nhà máy giống như như thực tế bên ngoài, kể cả những chiếc đèn đường, biển hiệu hay những chiếc cầu gỗ. Công nghệ cao chẳng ra công nghệ cao, lỗi thời không ra lỗi thời… tất cả kết hợp lại tạo nên một phong cách nghệ thuật rất hổ lốn với màu đỏ choét và một thế giới hoang vắng.
Đó là còn chưa kể đến sự thất bại của mảng âm thanh. Trừ những giọng lồng tiết trong game, hầu hết các âm thanh mô phỏng môi trường, nhạc nền của Project Remedium thực sự nhạt nhòa. Âm thanh đụt, thiếu điểm nhấn và nghèo nàn. Tiếng “phịt, phịt” phát ra từ hai khẩu súng quả thực quá sức rẻ tiền, các âm thanh mô phỏng di chuyển của quái vật, đạn bắn từ quái vật, tiếng di chuyển của nhân vật chính, âm thanh phát ra từ môi trường… Tất cả chỉ là một sự im lặng. Cho dù người chơi có cố tình bắn vào tường, nhảy xuống nền đất ở vị trí cao thì đều không có bất kỳ âm thanh gì phát ra. Có lẽ chú robot nano+ này không được trang bị cảm biến âm thanh chăng?
Còn một điểm yếu chí tử nữa: Project Remedium rất nặng nề, nặng hơn cả Hellblade: Senua’s Sacrifice. Khung hình của game không ổn định, nhất là khi đám vi khuẩn tràn ra như quân Nguyên do tập trung vào thể hiện vân bề mặt quá nhiều. Cho dù người viết có thiết lập ở cấu hình thấp thì khung hình vật không cải thiện được nhiều. Vậy nên… “chuồn” luôn là cách tốt nhất mà bạn nên áp dụng nếu du hành vào cơ thể cùng Project Remedium.[su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]BẠN SẼ THÍCH[/su_heading]
NHỮNG ĐIỂM SÁNG HIẾM HOI
Có thể nói, Project Remedium gần như thất bại về mọi mặt từ đồ họa, âm thanh cho đến lối chơi. Tuy nhiên xét một cách công bằng, nếu “cam chịu” ở lại với Project Remedium khoảng 3 giờ chơi, người chơi sẽ nhận ra được cốt truyện của game khá cảm động. Mặc dù thất bại ở mặt thiết kế game, nhưng Project Remedium vẫn mang lại cảm giác về sự đau khổ của một người mang cơ thể không khỏe mạnh, nó luôn hành hạ họ về cả tinh thần lẫn thể xác theo nhiều cách khác nhau. Các cơ quan trong nội tạng hoạt động một cách khó khăn và đẩy lên cao trào vào cuối game khi mọi công sức của người chơi có nguy cơ thất bại.
Người chơi có thể cảm nhận rõ nét nhất khi đối diện với một vài loài vi khuẩn lớn với tiếng khóc thét của những đứa trẻ, nó mang sự tà ác và rùng rợn. Hay môi trường bị nhiễm độc toát lên áp lực đè nén không chỉ lên cơ thể mà còn cả với chú robot như nhân vật chính. Điều đó dường như càng khuyến khích người chơi… bỏ trốn.[su_quote]nếu “cam chịu” ở lại với Project Remedium khoảng 3 giờ chơi, người chơi sẽ nhận ra được cốt truyện của game khá cảm động[/su_quote]Màn chơi trong Project Remedium dù vấp phải nhiều điểm trừ trong mặt thiết kế, đặc biệt rập khuôn vì tông màu đều gần đỏ, song game lại không thiếu những khung hình khiến người chơi phải trầm trồ vì sự ấn tượng của một nội tạng nào đó bên trong cơ thể. Những thứ mà bạn chỉ từng được thấy qua tranh ảnh hoặc phim khoa học, nay đã được mô phỏng một cách rất quen thuộc, gần gũi, lại vừa đáng sợ và quái dị… Những chi tiết đó tuy không nhiều, nhưng phải nói rằng nó để lại ấn tượng rất mạnh cho người chơi.
Chưa dừng lại ở đó, nếu so sánh Project Remedium như một tựa game bắn súng thì xem ra nhà phát triển đã thất bại trong thiết kế lối chơi, nhưng nếu xem Project Remedium như một dự án y học có tính tuyên truyền và sáng tạo thì lại khá ổn.Project Remedium đủ rộng để người chơi có dịp mở rộng trí tưởng tượng về cơ thể của mình, vừa giải trí tạm ổn nếu không quá chú trọng nặng nề về cảm giác bắn súng, và cũng đáng để trải nghiệm khi hiểu về hành trình và tầm quan trọng của chú robot (hoặc công nghệ nano) trong y học.[su_divider]
- Sản xuất: Atomic Jelly
- Phát hành: Atomic Jelly
- Thể loại: Hành động
- Ngày ra mắt: 31/08/2017
- Hệ máy: PC
- OS: Windows 7 trở lên
- CPU: Intel Core i5-5690 hoặc AMD Ryzen 5 1500X trở lên
- GPU: NVIDIA GTX 760 hoặc AMD R9 270X với 2GB VRAM trở lên
- RAM: 4GB
- HDD: 10GB
- Lưu ý: Không hỗ trợ và không khuyến cáo chơi game trên các nền tảng sử dụng nhân đồ họa di động.
[su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: html5″ icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”http://atomic-jelly.com/”][/su_icon_panel][su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: facebook-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”https://www.facebook.com/AtomicJelly/”][/su_icon_panel]
[su_divider]