[alert color=”599E42″ icon=”fa-gittip” title=””] BÀI VIẾT SỬ DỤNG GAME ĐƯỢC SLITHERINE HỖ TRỢ[/alert][alert color=”26BDF0″ icon=”fa-gamepad” title=””] GAME ĐƯỢC CHƠI TRÊN HỆ PC[/alert][dropcap style=”style1″]N[/dropcap]hững năm gần đây, với sự phát triển chóng mặt của các thiết bị di động cấu hình cao, những tựa game di động càng ngày càng trở nên áp đảo dần cả về “chất” lẫn “lượng”. Rất nhiều nhà sản xuất chọn con đường F2P (free to play) kèm theo IAP (In-app purchase) để dễ kiếm tiền hơn với những dạng game thẻ tướng, tương tác…
[su_spoiler title=”HỖ TRỢ THIẾT BỊ” open=”yes” style=”modern-dark” icon=”chevron-circle”]
- Graphics: N/A
- Mouse: Razer DeathAdder 2013
- Keyboard: Razer DeathStalker Essential 2014
- Headphone: Razer Carcharias for Xbox/PC
[/su_spoiler]
- Sản xuất: Witching Hour Studios
- Phát hành: Witching Hour Studios
- Thể loại: Chiến thuật
- Ngày ra mắt: 10/9/2015
- Hệ máy: PC
- Giá tham khảo: 14.99 USD
- OS: Windows XP SP2+ / Vista / 7 / 8
- Processor: Intel P4/AMD Athlon XP or better
- Memory: 1 GB RAM
- Graphics: Open GL 1.5 Compatible Graphic Card
- DirectX: Version 9.0c
- Storage: 732 MB
[su_spoiler title=”MUA GAME Ở ĐÂU?” open=”no” style=”modern-dark” icon=”chevron-circle”]
- Chưa có thông tin[/su_spoiler]
Tuy vậy, không phải là game chính thống không có đất sống ở đây, và bằng chứng là những hãng như Square Enix lại bắt đầu thống lĩnh thị phần di động với rất nhiều tựa game hay như các phiên bản Final Fantasy, Dragon Quest, hoặc Zodiac: Orcanon Odyssey… Điều này chứng tỏ rằng: dù trên hệ di động vốn bị chê bai nhiều về sự tiện lợi trong khâu điều khiển, vẫn có thể phát triển được game chính thống.
Và cũng thú vị thay, là có khá nhiều tựa game chính thống hay trên di động sau khi đã gặt hái nhiều vinh quang nơi đây, lại bước chân lên hệ máy PC “thần thánh”. Có game thành công, có game thất bại, nhưng nếu phải phán xét một cách rạch ròi thì game di động “port” (chuyển thể) lên PC mà làm tới nơi tới chốn, cũng tốt chẳng kém gì các tựa game indie.
Đến từ Witching Hour Studios, Ravenmark: Scourge of Estellion là một tựa game chiến thuật khá thành công trên iOS mà Vietgame.asia từng có dịp đánh giá phiên bản di động. Nay khi đã đặt chân lên mảnh đất PC, dĩ nhiên chúng ta phải có những tiêu chuẩn khác, và liệu Ravenmark: Scourge of Estellion sẽ “làm ăn” như thế nào tại đây? Bài đánh giá sau của Vietgame.asia sẽ đem đến câu trả lời cho bạn đọc.[su_note note_color=”#FCF8E3″][su_service icon=”icon: arrow-circle-down” size=”40″ title=”XEM THÊM” icon_color=”#000000″]
Ravenmark: Scourge of Estellion – Đánh Giá Game
Tales of Zestiria – Đánh Giá Game
Assassin’s Creed Syndicate – Đánh Giá Game
[/su_service][/su_note][su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]BẠN SẼ THÍCH[/su_heading]
Lối chơi chiến thuật mới lạ!
Ravenmark: Scourge of Estellion thuộc thể loại game chiến thuật nhóm (Squad-based strategy) mà thời nay chúng ta hiếm gặp – Ravenmark: Scourge of Estellion không có cơ chế mua lính, nâng cấp lính, xây dựng hay quản lý tài nguyên nào cả.
Thay vào đó, trong mỗi màn chơi, sau một đoạn “mào đầu” giới thiệu tình tiết câu chuyện, người chơi sẽ được giao cho một nhóm quân và phải tìm cách xoay sở như thế nào đó để tiêu diệt hết kẻ địch trong màn chơi. Đây là phong cách mà một số game nổi tiếng ngày xưa từng áp dụng, điển hình là các game đến từ hãng Pyro Studios – “cha đẻ” của loạt game Commandos trứ danh hay trò chơi chiến thuật cực hay của họ: Praetorians.
Nếu muốn nói một cách hài hước thì cũng có thể xem Ravenmark: Scourge of Estellion là một tựa game… giải đố, khi màn chơi cung cấp cho chúng ta đầy đủ các “chìa khóa” để xử lý vấn đề.Màn chơi sẽ chia ra luân phiên tuần tự hai lượt của ta và địch, với cơ chế ra lệnh khá độc đáo. Đó là thay vì mỗi đơn vị sẽ hoàn thành hết mọi thao tác trước khi qua đơn vị khác, thì Ravenmark: Scourge of Estellion lại chia lượt của phe ta thành hai công đoạn: ra lệnh và thực thi. Người chơi sẽ ra lệnh di chuyển cho tất cả các đơn vị của mình, và sau khi thấy ổn thỏa hết rồi thì nhấn nút thực thi để cho chúng di chuyển đến các vị trí đã chọn – nếu có địch trên đường, chúng sẽ tự tấn công.
Cơ chế chiến thuật này vừa thú vị vừa mới lạ, bởi vì sự đời không bao giờ diễn ra như chúng ta đã lường trước được. Chẳng hạn như quyết định cho quân chia hai đường để chơi “gọng kìm” một nhóm địch, và khi cả hai chạy tới nơi thì mục tiêu đã “lạng” qua chỗ khác từ lúc nào – chỗ “sốc óc” nhất là không phải nó cố ý làm vậy để tránh né mình, mà chỉ vì nó thích đi qua chỗ đó vậy thôi!
Một cơ chế độc đáo khác trong Ravenmark: Scourge of Estellion là việc những nhóm quân nhỏ cùng binh chủng có thể “gộp” lại thành đội hình khi đứng thẳng hàng với nhau. Tính năng này hữu dụng vì một lượt người chơi chỉ có tối đa 6 điểm hành động, tương ứng với việc chỉ có thể điều khiển 6 đơn vị quân – cho nên ví dụ một màn có 12 đơn vị quân thì sẽ có 6 con bị “bỏ phí”, do không đủ điểm điều khiển. Khi nào gộp nhóm và khi nào tách ra chính là yếu tố chiến thuật độc đáo nhất mà Ravenmark: Scourge of Estellion đã nghĩ ra.[su_quote]Một cơ chế độc đáo khác trong Ravenmark: Scourge of Estellion là việc những nhóm quân nhỏ cùng binh chủng có thể “gộp” lại thành đội hình khi đứng thẳng hàng với nhau[/su_quote][su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]BẠN SẼ GHÉT[/su_heading]
Nhiều bất cập tồn đọng
Ravenmark: Scourge of Estellion là một tựa game di động thành công, nhưng điều này không có nghĩa là khi đặt chân lên mảnh đất PC khắc nghiệt thì nó cũng sẽ thành công tương tự, đơn giản là vì mỗi nền tảng sẽ có những tiêu chuẩn đánh giá khác nhau.[su_quote]Ravenmark: Scourge of Estellion là một tựa game di động thành công, nhưng điều này không có nghĩa là khi đặt chân lên mảnh đất PC khắc nghiệt nó cũng sẽ thành công tương tự[/su_quote]Đầu tiên là phần cốt truyện vừa rời rạc vừa tuyến tính. Cốt truyện trong Ravenmark: Scourge of Estellion không thể gọi là xuất sắc, kịch tính hay lôi cuốn được – bởi vì hệ thống nhân vật trong game có cá tính khá mờ nhạt. Những nút thắt – mở cũng không được đầu tư nhiều, và dĩ nhiên việc thiếu vắng những chọn lựa trong hội thoại để thay đổi chiều hướng của cốt truyện cũng là một điểm yếu lớn.
Dĩ nhiên, nếu xét về tư cách là một tựa game di động, thì Ravenmark: Scourge of Estellion không có lý do gì để phải “lầy lội” với phần cốt truyện – nhưng nên nhớ rằng chúng ta đang đánh giá phiên bản PC của game.
Kế, chính là việc sở hữu lối chơi đơn giản – dễ thao tác với tư cách một game di động của Ravenmark: Scourge of Estellion đã khiến game kém hấp dẫn đi rất nhiều trên môi trường PC. Người chơi không có lựa chọn nâng cấp binh chủng, không thể chọn lựa đơn vị để vào trận, không thể bố trí trận thế mỗi màn. Khả năng di chuyển của các đơn vị cũng khá tù túng và hạn chế, khiến cho những tùy chọn trong chiến thuật của người chơi không thể đa dạng hóa được – gần như mỗi màn chơi chỉ có một công thức để chiến thắng, và việc của người chơi là tìm ra nó.[su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: html5″ icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”http://www.witching-hour.net/”][/su_icon_panel][su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: facebook-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”https://www.facebook.com/witchinghourSG”][/su_icon_panel][su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: twitter-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”https://twitter.com/witchinghoursg”][/su_icon_panel][su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: steam-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”http://store.steampowered.com/app/365480/”][/su_icon_panel][su_divider]