Skip to content

AMD Ryzen 5 2600x vs. Intel Core i7 8700 – Đối đầu nảy lửa

Ryzen 5 2600x

Sau khi ra mắt các dòng vi xử lý thế hệ mới Ryzen với nhiều lời khen ngợi từ người tiêu dùng, các tạp chí chuyên về công nghệ cũng như các game thủ chuyên nghiệp thì AMD cũng “thừa thắng xông lên” cho ra mắt các dòng sản phẩm CPU thế hệ thứ hai, trong khi “người khổng lồ” Intel vẫn chưa có bất kỳ động thái nào giới thiệu các sản phẩm thế hệ mới của mình. Điểm đặc sắc ở các chip xử lý dòng Ryzen nằm ở số lượng nhân xử lý khổng lồ cùng với công nghệ 2-way SMT xử lý đa luồng đồng thời (tương tự như Hyper-threading trên các CPU Intel) tận dụng tối đa sức mạnh của từng nhân xử lý, mang lại khả năng tính toán đa nhân vượt trội hơn hẳn các sản phẩm của “đội xanh” trong cùng phân khúc. AMD Ryzen 5 2600x là một đại diện tiêu biểu cho các dòng sản phẩm thế hệ mới này “đánh mạnh” vào phân khúc máy tính chơi game trung cấp đầy tiềm năng. Tuy nhiên, liệu các “đấu sĩ” thế hệ mới của AMD có thể “thách thức” được các sản phẩm…  “đời cũ” của Intel trong đấu trường game rực lửa khi mà các game hiện đại cũng không sử dụng triệt để sức mạnh xử lý đa nhân?

Trong bài viết này, Vietgame.asia giới thiệu đến bạn đọc một cuộc đối đầu rực lửa AMD Ryzen 5 2600x vs. Intel Core i7 8700. Hai mẫu CPU tuy ở khác phân khúc, nhưng khi kết hợp với các mẫu bo mạch chủ cao cấp đến từ ASUS lại có mức giá cả hai Combo khá gần nhau, nên có thể xem như hai đối thủ tương xứng trong tầm giá. Vậy Combo nào sẽ có khả năng “chiến game” tốt hơn? Hãy cùng tìm hiểu các bạn nhé![su_heading style=”line-blue” size=”35″]XEM THÊM[/su_heading][timeline post=”147022, 146728″][su_heading style=”modern-1-dark” size=”35″]THIẾT LẬP “ĐẤU TRƯỜNG” | AMD RYZEN 5 2600x vs. INTEL CORE i7 8700[/su_heading]Trong cuộc đấu giữa AMD Ryzen 5 2600x vs. Intel Core i7 8700, Mặc dù khác biệt về mặt phân khúc, nhưng phải nói rằng đấu thủ của “đội đỏ” sở hữu khá nhiều nét tương đồng với đối thủ đến từ đội quân màu xanh da trời. Chẳng hạn như cả hai đều sở hữu sáu nhân xử lý thực với khả năng cùng lúc xử lý 12 luồng dữ liệu, đều có khả năng tự động ép xung mỗi nhân và tất cả các nhân lên mức cao.

Để phối hợp với đấu sĩ của đội đỏ, người viết sử dụng bo mạch chủ cao cấp ASUS ROG Crosshair VII Hero đã được giới thiệu trên Vietgame.asia gần đây, trong khi đó, với đấu sĩ của đội xanh, người viết sử dụng bo mạch chủ ROG STRIX Z370-E GAMING. Cả hai đều là các bo mạch chủ được sản xuất dành riêng cho game thủ sử dụng chipset cao cấp nhất của cả hai hãng, với những tính năng tiên tiến nhất, cung cấp băng thông rộng rãi, điện áp ổn định ngay cả khi tính năng tự ép xung được bật và hoạt động lâu dài trong suốt tất cả các phép thử của cuộc đấu AMD Ryzen 5 2600x vs. Intel Core i7 8700.

Và để chuẩn bị cho các bài thử nghiệm liên tục ở tốc độ cao, nhóm thử nghiệm cũng sử dụng đến hệ thống tản nhiệt AIO khá “đình đám” của NZXT hiện nay là NZXT Kraken M22 để duy trì nhiệt độ CPU ở mức chấp nhận được, đảm bảo điều kiện hoạt động tối ưu cho cả hai chip xử lý ngay cả khi chế độ tự ép xung hoạt động thường xuyên và liên tục.[su_spoiler title=”CẤU HÌNH THỬ NGHIỆM” open=”yes” style=”modern-dark” icon=”chevron-circle”]

[/su_spoiler][su_heading style=”modern-1-dark” size=”35″]THỬ NGHIỆM | AMD RYZEN 5 2600x vs. INTEL CORE i7 8700[/su_heading]Đến với thử nghiệm đầu tiên, đơn giản, và cũng là thử nghiệm phổ thông nhất đối với hầu hết các game thủ 3DMark, cuộc đối đầu AMD Ryzen 5 2600x vs. Intel Core i7 8700 cho thấy sự bất phân thắng bại của hai hệ thống trong cả hai phép thử nghiệm phổ biến hiện nay là 3DMark FireStrike và 3DMark TimeSpy với mức chênh lệch chỉ vào khoảng 0.01%. Tuy nhiên, nếu phân tích sâu hơn, với các bài thử nghiệm xử lý vật lý (Physics), điểm số của Intel Core i7 8700 cao hơn AMD Ryzen 5 2600x vào khoảng 10%. Vậy nên đối với các game có cơ chế xử lý vật lý phụ thuộc nhiều vào CPU, “đấu sĩ” đến từ Intel vẫn có lợi thế hơn ở các cảnh cháy nổ.

Thật vậy, cả hai đấu sĩ trong cuộc đấu AMD Ryzen 5 2600x vs. Intel Core i7 8700 đều tỏ ra ngang tài ngang sức ở hầu hết các phép thử nghiệm, chênh lệch giữa hai nền tảng là không đáng kể. Đối với một số game tối ưu tốt cho các tác vụ đa nhiệm như Battlefield 1 hay DOOM, AMD Ryzen 5 2600x tỏ ra nhỉnh hơn đôi chút, nhưng với các game còn lại thường xoay quanh sức mạnh sử lý của một số ít nhân chính, Intel Core i7 8700 cho thấy đôi chút lợi thế của mình ở mức xung nhịp đơn nhân cao.

Ở cả hai phép thử Far Cry 5Warhammer 2: Total War, mặc dù tốc độ trung bình của cả hai sản phẩm đều không có mức chênh lệch rõ rệt nhưng đồ thị tốc độ cho thấy, Intel Core i7 8700 có mức tốc độ cao nhất và thấp nhất cách biệt khá xa trong khi đó “đấu sĩ” đến từ đội đỏ có mức khung hình ổn định hơn khá nhiều. Điều này cho thấy độ chênh lệch khá lớn giữa tốc độ xử lý thông thường và tốc độ khi được ép xung dành cho các tác vụ nặng của Intel khá cao, phần nào giảm đi cảm giác mượt mà khi chơi game nếu so với sản phẩm của đối thủ.[su_heading style=”modern-1-dark” size=”35″]KẾT LUẬN | AMD RYZEN 5 2600x vs. INTEL CORE i7 8700[/su_heading]Mặc dù trong cuộc đấu giữa AMD Ryzen 5 2600x vs. Intel Core i7 8700, cả hai sản phẩm đều tỏ ra “ngang tài ngang sức” nhưng sản phẩm đến từ AMD đã cho thấy tiềm năng của mình khi có thể “chiến đấu ngang tay” với một đối thủ “trên cơ” mà vẫn không tỏ ra chút nào kém cạnh trong đấu trường game, vốn là thế mạnh của “đội xanh” trong rất nhiều năm qua. Điều này cũng cho thấy bước tiến rất dài của hãng trong việc tạo ra các kiến trúc mới mạnh mẽ hơn, hỗ trợ tốt hơn cho game thủ, đặc biệt là ở phân khúc tầm trung vốn tối ưu về hiệu năng và giá tiền dành cho game thủ.

Dòng sản phẩm Intel Core i7 8700 mặc dù vẫn là một lựa chọn tốt dành cho game thủ nhưng đây không còn là sản phẩm tốt nhất nếu bạn muốn ráp một dàn máy chơi game mới, hợp túi tiền và tràn đầy sức mạnh, sẵn sàng cho nâng cấp card đồ họa trong những năm về sau.[alert color=”599E42″ icon=”fa-gittip” title=””] BÀI VIẾT SỬ DỤNG THIẾT BỊ ĐƯỢC ASUSAMD HỖ TRỢ[/alert][su_divider]

Tác giả