[rs_section_heading style=”style6″ heading=”SHADOWS: AWAKENING”]Đối với nhiều người, có lẽ Games Farm không phải là một cái tên nổi tiếng cho lắm. Được biết đến nhiều nhất qua dòng game “hạng hai” Air Conflict, tưởng chừng như đây cũng chỉ là một hãng game “thường thường” bậc trung mà thôi. Thực tế, hãng game đến từ Slovakia này có lẽ là nơi sở hữu bộ phận 3D Artist có “nội lực” nhất nhì tại Châu Âu, bởi – nếu chỉ xét riêng về mảng đồ họa, hai tựa game Shadows: Heretic Kingdom và Vikings: Wolves of Midgard thừa sức “đè bẹp” kha khá các hãng game lớn cộm cán khác.
Thực tế, cả hai tựa game nói trên đều sở hữu đồ họa cực kỳ xuất sắc, thế nhưng chúng lại không được đánh giá cao là bởi vì mảng thiết kế game khá yếu kém, kéo tụt cả thang điểm chung xuống. Chẳng hạn như từ khi được “úp mở” từ 2013, Shadows: Heretic Kingdom đã khiến rất nhiều người kỳ vọng vào sự ra mắt của nó chỉ bằng vài tấm hình “chất như nước cất”. Thế nhưng đáng buồn thay, khi ra mắt vào 2014, thiết kế game quá yếu đã khiến nó trở thành “bom xịt”, mặc dù cả ý tưởng lẫn đồ họa đều rất triển vọng.
Là một hãng game đầy tham vọng, Games Farm không có ý định để mọi việc chấm dứt tại đó, mà họ đã tận dụng những tư liệu đồ họa của Heretic Kingdom, bỏ thêm khá nhiều tâm tư và công sức vào để nhào nặn, “phù phép” nó trở thành một cái gì đó đáng giá hơn. 4 năm sau, vào đầu tháng 9/2018 này, Shadows: Awakening chính thức ra đời như một “kẻ kế thừa” không chính thức – vì trên thực tế, Games Farm cũng không “kèn trống” nhiều như thời Heretic Kingdom, mà có lẽ họ muốn dùng hành động để chứng minh thay vì lời nói sáo rỗng như trước.
Vậy, thực hư về Shadows: Awakening là như thế nào? Nó có thể “lấy lại danh dự” cho game tiền nhiệm hay không? Mời bạn đọc cùng Vietgame.asia tìm hiểu qua bài đánh giá sau đây.[alert color=”599E42″ icon=”fa-gittip” title=””] BÀI VIẾT SỬ DỤNG GAME ĐƯỢC KALYPSO MEDIA DIGITAL HỖ TRỢ[/alert][alert color=”26BDF0″ icon=”fa-gamepad” title=””] GAME ĐƯỢC CHƠI TRÊN HỆ PC[/alert][su_spoiler title=”CẤU HÌNH THỬ NGHIỆM” open=”yes” style=”modern-dark” icon=”chevron-circle”]
- OS: Windows 10 Pro 64-bit
- CPU: Ryzen R7 1700 @ 3.7 GHz
- RAM: 16 GB
- VGA : Gigabyte Rx 560 OC 2GB
- HDD: Samsung 950 Pro 256GB
[/su_spoiler][su_heading style=”line-blue” size=”35″]XEM THÊM[/su_heading][timeline post=”153337, 153002″][su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]BẠN SẼ THÍCH[/su_heading][su_heading style=”modern-1-dark” size=”25″]LỐI CHƠI MỚI LẠ, ĐỘC ĐÁO[/su_heading]Lấy cái cốt lõi là dạng game nhập vai với góc nhìn nghiêng isometric, thoạt nhìn qua nhiều người sẽ lầm tưởng rằng Shadows: Awakening lại đi theo “con đường mưa” mà các bậc đàn anh như Diablo, Titan Quest, Grim Dawn… đã đi đến mòn cẳng. Điều này không hẳn là hoàn toàn sai, khi mà tâm điểm của hệ thống chiến đấu trong Shadows: Awakening vẫn là trỏ chuột di chuyển, nhấn phím tắt để xài kỹ năng, cắn máu/ Mana khi cần thiết… Tuy nhiên, điểm khác biệt đó là nhịp chiến đấu tương đối không quá nhanh đến mức một giây chém 4 nhát như các tựa A-RPG truyền thống khác.
Trong Shadows: Awakening, người chơi sẽ điều khiển nhân vật chính là một con quỷ (Devourer) tại âm giới. Thông qua việc chiếm hữu linh hồn của một trong ba anh hùng (đã chết ngắc từ lâu), nó có thể tương tác với dương giới qua thân xác của họ. Nói cho dễ hiểu, thì người chơi có thể chuyển đổi qua lại giữa anh hùng (dương giới) và ác quỷ (âm giới) bất cứ lúc nào trong game. Đây cũng chính là lối chơi cốt lõi mà xuyên suốt Shadows: Awakening, người chơi sẽ phải thực hiện rất nhiều lần dù là trong khi tìm đường, giải đố hoặc thậm chí là cả khi chiến đấu.
Chẳng hạn, có những khu vực ở dương giới bị chặn bởi những bức tường hoặc khe nứt, thì tại âm giới lại có thể đi qua được. Do đó người chơi sẽ phải liên tục đổi qua đổi lại giữa hai thế giới để tìm đường đi tiếp. Và mỗi khi nhân vật trúng một hiệu ứng gì đó “trông có vẻ không ổn” (trói chân, choáng…) thì việc chuyển ngay qua âm giới sẽ giúp nhân vật thoát khỏi trạng thái đó. Ngay cả khi đấu trùm cũng vậy, người chơi phải khéo léo canh đúng lúc chuyển đổi giữa hai thế giới để có thể tấn công vào điểm yếu của chúng cho hợp lý và hiệu quả.[su_quote]người chơi có thể chuyển đổi qua lại giữa anh hùng (dương giới) và ác quỷ (âm giới) bất cứ lúc nào trong game[/su_quote]Việc giải đố trong game nhập vai không phải là một tính năng gì quá mới, tuy vậy với các game A-RPG đặt nặng tính hành động thì việc này thường chỉ được làm khá “qua loa”. Tuy nhiên, để khai thác triệt để ý tưởng “thay đổi thế giới”, Shadows: Awakening lại đầu tư khá kỹ lưỡng cho mảng giải đố của mình. Người chơi thường xuyên sẽ phải đi qua đi lại, vận dụng khả năng quan sát và tư duy của mình để giải các câu đố khá nhiều và đa dạng của Shadows: Awakening, từ việc gặt một cái công tắc, cho đến việc đi qua các ô gạch bốc lửa hoặc đưa một quả cầu đá đến nơi cần thiết…
Xuyên suốt cốt truyện, người chơi sẽ có dịp gặp gỡ và “mở khóa” thêm các anh hùng (cũng đã tử ẹo từ lâu) khác. Có một số nhân vật hầu như chắc chắn ai cũng sẽ có, nhưng lại có một số khác chỉ có thể tìm được qua một tuyến nhiệm vụ nào đó, hoặc được ẩn giấu rất kỹ. Với 3 nhân vật chính với cốt truyện, lời thoại, tương tác hoàn toàn khác nhau cùng khoảng 15 nhân vật khác, người chơi sẽ tiêu tốn một lượng thời gian khá lớn nếu muốn thưởng thức Shadows: Awakening một cách trọn vẹn.[su_divider][su_heading style=”modern-1-dark” size=”25″]ĐỒ HỌA XUẤT SẮC, MÃN NHÃN[/su_heading]Từ trước đến nay, ngay cả khi bị đánh giá không cao với các sản phẩm trước, thì mảng đồ họa của Games Farm chưa bao giờ là tâm điểm để “búa rìu dư luận” bu vào xâu xé cả. Có thể thấy rằng từ thời Heretic Kingdom đến Shadows: Awakening, “công lực” của đội ngũ họa sỹ 3D tại Games Farm chỉ có tăng chứ không giảm, khi mà chất lượng đồ họa của game thừa sức chinh phục bất kỳ người chơi khó tính nào – và cái hay nhất là lại không hề đòi hỏi một cỗ PC có cấu hình “thiên văn” như một cơ số game AAA “bom xịt” nào đó.
Shadows: Awakening chinh phục người chơi từ những khung hình đầu tiên với độ chi tiết sắc sảo và tông màu huyền ảo đẹp đến không ngờ – dù đó là âm giới tối tăm lạnh lẽo, hay những hầm mộ bụi bặm im lìm ngủ quên theo dòng thời gian, cho đến những bình nguyên cát cháy khô cằn nứt nẻ, hay những thành trì cổ kính, trường tồn bất diệt. Tất thảy đều được thể hiện một cách tinh tế và tỉ mỉ đến khó ngờ, đến mức mỗi một ngõ ngách trong Shadows: Awakening dù chụp “lụi” ở góc nào cũng đều có thể tự hào mà xưng rằng mình xứng tầm “tuyệt tác”.
Điều mà người viết tâm đắc nhất với Shadows: Awakening, đó là các họa sĩ thiết kế đã nghiên cứu khá nhiều nét văn hóa khác nhau ngoài đời thực, và “xào nấu” một cách khéo léo để tạo nên một nền văn minh đa quốc gia trong Shadows: Awakening. Từ những bức tường du mục gợi nhớ đến xứ Ba Tư “1001 đêm”, những mái hiên cong đậm chất cung điện Trung Hoa, cho đến những bức bích họa trên hầm mộ mang hơi hướng Ai Cập cổ đại… tất thảy đều gợi lên cảm giác “lạ mà quen”, khi mà ranh giới giữa thực và ảo được xóa nhòa một cách tinh tế.[su_quote]Shadows: Awakening chinh phục người chơi từ những khung hình đầu tiên với độ chi tiết sắc sảo và tông màu huyền ảo đẹp đến không ngờ[/su_quote]Môi trường đã thế, còn các nhân vật trong game thì sao? Với số lượng nhân vật có thể chơi được khá “đồ sộ” so với một tựa game A-RPG, có thể nói rằng Shadows: Awakening đã làm rất tốt khi tạo nên những nét chấm phá rất riêng biệt cho từng “đứa con” của mình. Từ nàng công chúa ma pháp Evia vừa có nét quyền quý nhưng lại không kém phần ngây ngô, gã chiến binh lão luyện Kalig với đầu óc gian xảo chẳng hề tương xứng với thân hình đồ sộ ô dề, cho đến con Ironclad Zombie cực ngầu, không biết nói nhưng biết giải quyết vấn đề rất triệt để bằng… hai quả đấm thép nặng nề.
Nếu như nói môi trường trong Shadows: Awakening là cái đĩa sứ Thanh Hoa sang trọng, tạo nên nền tảng cho cả tựa game; còn các nhân vật đủ hình đủ kiểu chính là các món ăn ngon lành như sơn hào hải vị, tượng trưng cho linh hồn của game; thì khâu diễn hoạt (animation) cùng các hiệu ứng chiến đấu chính là các loại gia vị được nêm nếm thật khéo léo mà tinh tế, là chất kết dính tất cả lại để tạo thành một chỉnh thể không thể tách rời. Với những đòn băng – lửa – điện, những mũi tên tất sát, những pha “bổ củi” rất “lực”, những cú đấm – nện rền vang mặt đất, rung chuyển màn hình… cảm giác chiến đấu trong Shadows: Awakening đã được truyền tải vô cùng trọn vẹn, dù là điều khiển qua phím – chuột hay bằng tay cầm Gamepad.[su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]BẠN SẼ GHÉT[/su_heading][su_heading style=”modern-1-dark” size=”25″]THIẾT KẾ – CÂN BẰNG CHƯA TỐT[/su_heading]Thiết kế lối chơi có lẽ vẫn luôn luôn là một vấn đề lớn của Games Farm, dù đã có những biến chuyển khá tích cực từ thời Heretic Kingdom, thế nhưng vẫn chưa đủ để biến Shadows: Awakening trở thành một siêu phẩm ngõ hầu có thể tranh đoạt danh hiệu “Game Of The Year 2018” được. Dù với những trải nghiệm chiến đấu hết sức hấp dẫn và đồ họa tuyệt vời, người chơi vẫn không tránh khỏi việc cảm nhận khá rõ rệt những yếu kém trong khâu thiết kế – cân bằng mà Shadows: Awakening bộc lộ qua xuyên suốt trò chơi.
Đầu tiên phải kể đến lối thiết kế túi hành trang (Inventory) và thùng đồ (Stash) hết sức “dị hợm” mà không hiểu tại sao Shadows: Awakening lại làm như vậy. Thay vì có một khung chứa đồ tổng để kéo – thả các món đồ, trình tự mặc đồ trong Shadows: Awakening lại diễn ra theo hướng khá “quái gở” là… chọn món đồ trên người (từ một đống vũ khí – nón – áo – giày – đai…), sau đó mỗi món sẽ xổ ra một danh sách các trang bị thuộc nhóm đó (bao gồm cả thứ dành cho lẫn không dành cho nhân vật đang chọn). Việc này khiến trải nghiệm của người chơi rất “sượng”, dù là khi tìm được đồ mới muốn mặc vào hay lúc mua/ bán trong cửa tiệm.Kế đến, là sự chênh lệch về độ khó giữa hai mức “Normal” và “Hard” là cực kỳ cao và khá phi lý. Nếu ở Normal, người chơi hoàn toàn có thể chơi kiểu “Rambo” gặp thằng nào chẻ đầu thằng đó, lâu lâu mới phải uống máu – thì ở Hard, chuyện này là không bao giờ xảy ra. Sát thương từ quái cao đột biến và sát thương của nhân vật như “muỗi chích” khiến lối chơi ở Hard hầu như xoay quanh việc “thả diều” đánh và chạy rất cực khổ, chưa nói đến tần suất tại lại game cực cao do chỉ cần trúng một tia “nước mũi” của trùm là nhân vật hầu như “dặt dẹo”.
Độ khó tăng do lệch chỉ số đã vậy, Shadows: Awakening lại còn “bóp” người chơi ở việc giảm lượng tiền rơi ra ở Hard, cộng với… tăng tiền các dịch vụ (đồ trong cửa hàng, nâng cấp Enchant, đổ đầy bình máu/ Mana), khiến cuộc sống người chơi khổ càng thêm khổ.
Cuối cùng, đó là việc Shadows: Awakening có vẻ không cổ súy người chơi cày cuốc cho lắm, khi mà phần lớn điểm kinh nghiệm để lên cấp nhân vật đến từ làm nhiệm vụ, chứ đánh quái không nhiều nhõi gì mấy. Đây thật ra cũng không phải vấn đề, nếu như các bãi quái trong Shadows: Awakening tự hồi sinh – rất tiếc là không, do đó chuyện người chơi phải làm nhiều nhất xuyên suốt game chính là chạy đi chạy lại một bản đồ để làm nhiệm vụ mà “thiếu vắng” bóng quái để giết cho đỡ… buồn tay, vì giết rồi là chúng nó không “tái xuất giang hồ” nữa.[su_quote]Thiết kế lối chơi có lẽ vẫn luôn luôn là một vấn đề lớn của Games Farm, dù đã có những biến chuyển khá tích cực từ thời Heretic Kingdom[/su_quote][su_divider]
- Sản xuất: Games Farm
- Phát hành: Kalypso
- Thể loại: Nhập vai
- Ngày ra mắt: 1/9/2018
- Hệ máy: PC | PS4 | Xbox One
- Requires a 64-bit processor and operating system
- OS: Windows 7/8/10 64Bit Versions
- Processor: Intel Compatible 2.1 GHz Dual Core
- Memory: 4 GB RAM
- Graphics: GTX460 2GB or compatible
- Storage: 13 GB available space
[rs_space lg_device=”10″ md_device=”” sm_device=”” xs_device=””][su_divider]