[alert color=”599E42″ icon=”fa-gittip” title=””] BÀI VIẾT SỬ DỤNG GAME ĐƯỢC UBISOFT HỖ TRỢ[/alert][alert color=”26BDF0″ icon=”fa-gamepad” title=””] GAME ĐƯỢC CHƠI TRÊN HỆ PC[/alert]Khi bạn bắt tay vào thực hiện một sản phẩm dựa trên một cái tên ăn khách, sự kỳ vọng là điều không thể tránh khỏi. Khi dự án của bạn dựa trên một thương hiệu lâu đời và sở hữu số lượng người hâm mộ không đếm xuể, sự kỳ vọng là điều không thể tránh khỏi. Khi dự án của bạn dựa trên một tựa game tiền nhiệm đạt được thành công ngoài mong đợi, sự kỳ vọng là điều không thể tránh khỏi. Và khi trò chơi của bạn có đủ tố chất để sở hữu cái tên “Hậu Môn Nứt Gãy”, thì hẳn nhiên, sự kỳ vọng là điều không thể tránh khỏi.
“Kiệt tác Magnum Opus” do Trey Parker và Matt Stone gầy dựng đã và đang kéo dài trong hai thập kỷ trở nên “thịnh vượng” nhờ vào phong cách hài hước đặc trưng, yếu tố gây sốc và dĩ nhiên không thiếu vô số những cuộc tranh cãi đến từ các câu bông đùa quá lố được bảo hộ dưới cái lớp “satire”. Khán giả yêu thích South Park không chỉ vì nó hài hước, mà còn vì nó mang tính thời sự nữa.
Bạn có thể xào nấu một sự kiện đang “hot” và trào phúng hóa nó chỉ trong vài ngày hoặc vài tuần mà không sợ nó trở nên lỗi thời, và đó cũng là thứ mà chúng ta gọi bằng cụm từ “điều kỳ diệu của truyền hình và thông tin đại chúng”. Phong cách của South Park là vô số đối trên màn ảnh nhỏ, nhưng khi chuyển sang bệ phóng của video game thì lại phát sinh những vấn đề mới. South Park: The Fractured But Whole rất đậm chất và thừa hưởng phong cách có một không hai từ loạt phim truyền hình của Parker và Stone, thế nhưng việc dồn nén quãng thời gian phát triển trong vòng hai năm khiến cho tính trào phúng của trò chơi trở nên nhạt vị hơn là điều không thể tránh khỏi.[su_spoiler title=”CẤU HÌNH THỬ NGHIỆM” open=”yes” style=”modern-dark” icon=”chevron-circle”]
- CPU: Intel Core i3 4170 3.7Ghz
- RAM: 8 GB
- Graphics: Sapphire AMD Radeon R7 260X 2GB OC Edition
- HDD: 1TB
- Mouse: Logitech G102 Prodigy
- Keyboard: Cougar Attack X3
- Gamepad: Xbox One Controller for Windows
[/su_spoiler][su_heading style=”line-blue” size=”35″]XEM THÊM[/su_heading][timeline post=”134177, 134218″][su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]BẠN SẼ GHÉT[/su_heading]
DƯ THỪA RẮM, CHƯA ĐỦ… MÙI
Nói đùa lần thứ hai có thể sẽ khiến người nghe cười thêm lần nữa, nhưng liệu nụ cười đó có sảng khoái như lần đầu? Mặc dù chưa có cơ hội được thưởng thức South Park: The Stick of Truth, người viết không khó để nhận ra một kết cấu mà cả hai tựa game “đi chung đường”: cái nhìn châm biếm về video game nói riêng và văn hóa đại chúng nói chung. South Park: The Fractured But Whole không đánh thẳng vào một đề tài gắn bó mật thiết với game như trò chơi tiền nhiệm, mà lại đi “đường vòng” và nhại lại mô hình vũ trụ điện ảnh của các dòng phim siêu anh hùng rất phổ biến ngày nay dẫn đầu bởi Marvel và DC Comics, trong khi khéo léo chuyển tiếp từ cái kết của South Park: The Stick of Truth và tiếp tục tuyến nhân vật và đề tài lần đầu xuất hiện trong mùa thứ 13 của loạt phim truyền hình. New Kid và Eric Cartman ném một South Park kỳ ảo của gươm, giáo, hầm ngục và rồng vào sọt rác và biến nơi đây trở thành một Metropolis trám đầy bởi cuộc truy lùng tội phạm của các siêu anh hùng, thế nên bằng một phương thức diễn đạt nào đó, có thể khen ngợi Ubisoft San Francisco vì đã tìm ra một đề tài mới rất thích hợp và có nhiều tiềm năng “đá xoáy” cho một tựa game South Park, và cộng thêm điểm vì đã biến hành động đánh rắm trở thành siêu năng lực mạnh mẽ nhất mọi thời đại.
Sở hữu một tiền đề rất dễ khai thác như vậy, thế nhưng South Park: The Fractured But Whole tiêu tốn quá nhiều thời gian trước khi đưa câu chuyện chính của mình vào khuôn khổ để khiến người chơi không khỏi ngái ngủ. Phong cách hài hước của South Park chắc chắn không dành cho bất kỳ ai, đặc biệt khi nó dựa nhiều vào yếu tố gây sốc, phản cảm, tục tĩu thái quá và chắc chắn rằng không dành cho những ai quá nghiêm túc. Tuy nhiên, có một ranh giới giữa hài hước thái quá khiến khán giả bật cười, và hài hước thái quá một cách nhạt nhẽo, và không may thay South Park: The Fractured But Whole sở hữu quá nhiều yếu tố thứ hai. Càng không giúp ích gì nhiều là nhịp độ bị ngắt quãng một cách kỳ quặc trong nửa đầu của trò chơi, cùng với diễn biến mất trọng tâm và lối kể chuyện thiếu bất kỳ yếu tố khéo léo hay sắc bén nào, càng khiến cho người viết gần như muốn bỏ cuộc từ sớm.Việc được phát triển trong vòng hai năm có lẽ… gây hại đến một số trò đùa trong South Park: The Fractured But Whole, một phần vì cách thức thực hiện chưa tới, một phần khác vì tác động của chúng trong năm 2015 có lẽ không đủ trọng lượng như trước nữa. Lấy ví dụ như vấn đề lạm dụng tình dục trẻ em của các tu sỹ Công Giáo đã và đang được lên án một cách mạnh mẽ trong hai thế kỷ, nhưng chủ đề lại được dấy lên một cách mạnh mẽ qua bộ phim Spotlight của đạo diễn Tom McCarthy ra mắt vào năm 2015 và được xem như là sự đặc tả chân thực và đáng sợ của vấn đề này bởi công chúng. Hai năm sau và South Park: The Fractured But Whole lại lôi nó lên và gãi ngứa khán giả, nhưng cách thức thực hiện của trò chơi lại khá thẳng tuột, hời hợt và thực sự không đủ để chọc cười người viết, đơn giản vì cách thức mà nó thực hiện bộc lộ cái sự chậm trễ trong việc bắt kịp thời sự của trò chơi.
Đó chỉ là một trong những trường hợp chứng minh rằng South Park: The Fractured But Whole “lỗi thời”, rất nhiều đề tài mà nó châm biếm đã được thực hiện tốt hơn bởi những sản phẩm truyền thông khác ra đời trước nó, và càng đáng chán khi mà chính những lời cợt đùa về các đề tài nhạy cảm đó lại được thể hiện một cách nhạt nhẽo trong trò chơi. Đơn cử như tuyến nhiệm vụ “gayfish” đả kích Kanye West vừa cũ kỹ, vừa thiếu tôn trọng với người đã khuất là một trong những điểm tối sâu nhất, nhảm nhí nhất trong trò chơi (và vâng, người viết biết rằng đây là một trò đùa kéo dài từ loạt phim cho tới nay), kể cả khi nó có mang tính “satire” hay không.Khi mà South Park: The Fractured But Whole không bận bịu nhai lại những trò cười nhạt nhẽo của mình, thì nó bắt đầu trở nên lặp lại trong cả giọng điệu lẫn thiết kế lối chơi. Cartman trong một khoảnh khắc nhỏ có nói rằng “tớ ghét nhiệm vụ hộ tống”, câu nói đó có cảm tưởng như rằng Ubisoft đang tự cười nhạo chính bản thân mình và càng buồn cười hơn nữa khi họ mang cái “bản sắc” của chính mình vào gần như mọi cơ chế liên quan đến lối chơi trong game. Một thế giới mở ở mức vừa phải sở hữu quy mô nhỏ hơn tiêu chuẩn Ubisoft thông thường, đưa người chơi vào cả tá việc vặt khá phí phạm thời gian (dẫu cho nó khá hợp lý với đề tài của game), cho người chơi thu lượm một lượng thành phần chế tác đến mức nực cười, có chức năng chế đồ (crafting), và tiêu tốn rất nhiều thời gian để… đi bộ. South Park: The Fractured But Whole cố gắng biến những công việc tẻ nhạt đó trở nên buồn cười, song nó không che giấu nổi cấu trúc lặp lại có phần thái quá của mình.
Bạn thấy đấy, với tư cách là một trò chơi với khả năng tương tác khá thấp, South Park: The Fractured But Whole phải dựa nhiều cơ chế QTE (diễn hoạt tự động bằng nút bấm) và chiến đấu theo lượt, bởi vì thực sự mảng “free-roaming” của nó rất ít thứ đáng để bàn đến. Số lượng QTE nhiều vô kể, nhưng khi được áp dụng vào các minigame hay hành động nhỏ lẻ thì chúng cũng bắt đầu trở nên nhàm chán, khởi đầu với trò đi… ị có lẽ buồn cười vào vài ba lần đầu nhưng rồi cũng tạo cảm giác cũ kỹ vào những lần sau. Các QTE xuất hiện khi tương tác với đồng minh để vượt chướng ngại vật sở hữu một khuôn mẫu lặp lại một cách đáng chán cho từng hành động, và bực mình hơn nữa là số lần chúng xuất hiện trong chiều dài của game là không nhỏ. Thậm chí các QTE xuất hiện trong lúc chiến đấu cũng lặp lại tương tự như vậy, nhưng ít ra bạn cũng có thể phớt lờ chúng và đánh đổi sát thương hoặc ảnh hưởng phụ lên địch thủ nếu không thực hiện chúng.Bởi vì với tư cách là một tựa game “casual” nhắm tới bộ phận đông đảo công chúng, trong đó bao gồm những người ít tiếp xúc với video game, South Park: The Fractured But Whole hẳn nhiên không rảnh hơi mà tự làm khó mình bằng những cơ chế lối chơi phức tạp (mà thực ra thì “Ubisoft” và “phức tạp” rất ít khi đi cùng trong một câu nói). Ubisoft: San Francisco có cố gắng khi tạo cho trò chơi những cơ chế mà có thể không thật sự đặc sắc nhưng cũng đủ để khiến người chơi cảm thấy hứng thú, cộng với giá trị chơi lại có tiềm năng.
Có rất nhiều thứ khá thú vị trong lối chiến đấu của game, từ phong cách chiến thuật theo lượt trên bàn cờ bốn cạnh phương ngang với hầu hết các chiêu thức được thực hiện ở dạng ngang-thẳng đứng-chéo; một lượng lớn đòn thế gây nhiều tác động phụ như khiến kẻ địch nôn mửa, chảy máu, sốc điện, hay làm chậm và giới hạn ô hoạt động xuống còn một. Kẻ địch ở vị trí giữa hai thành viên theo phương ngang sẽ nhận sát thương thêm khi bị đón đầu, hoặc kẻ địch nhận phải đòn đánh tạo hiệu ứng đẩy lùi (knockback) sẽ tạo sát thương dây chuyền cho đồng đội ở phía sau. Chiến đấu trong South Park: The Fractured But Whole có khá nhiều hành vi thú vị, tuy nhiên khá đáng tiếc rằng đa phần các kỹ năng trong game không phụ trợ lẫn nhau mà chỉ “làm việc của riêng mình”.[su_quote]Chiến đấu trong South Park: The Fractured But Whole có khá nhiều hành vi thú vị, tuy nhiên khá đáng tiếc rằng đa phần các kỹ năng trong game không phụ trợ lẫn nhau mà chỉ “làm việc của riêng mình”[/su_quote]Đến đây, điểm yếu lớn nhất trong lối chơi của game bắt đầu hiện rõ: nó quá cứng nhắc và tuyến tính. Người chơi sở hữu hơn 10 đồng đội để tạo tổ hợp xoay quanh mình, mỗi nhân vật có một thế mạnh khác nhau, ví dụ như Human Kite nửa bổ trợ nửa tấn công với khả năng thả một lớp giáp phụ cho đồng đội, Fastpass là “glass cannon” đúng nghĩa chuyên phong cách đánh rồi chạy, Tupperware dựa vào tiện ích như ụ súng và khả năng hoán đổi vị trí, Super Craig và Captain Diabetes chủ yếu dựa vào sát thương chay từ cận chiến. Mang đến nhiều nhân vật hỗ trợ là vậy song South Park: The Fractured But Whole không cho phép người chơi tinh chỉnh đồng đội như kỹ năng hay nâng cấp mới, những đứa trẻ này không sở hữu hệ thống lên cấp hay phát triển nhân vật như New Kid của người chơi, khiến cho mặt xây dựng tổ đội chỉ dừng lại ở việc thích ai thì chọn mà thôi.
Kể cả công đoạn phát triển nhân vật cho New Kid cũng rất cứng nhắc, các chiêu thức được mở khóa theo từng lớp nhân vật mà New Kid lựa chọn xuyên suốt game nhưng rốt cuộc lại giới hạn số chiêu được mang theo mình ở con số 4, khiến cho người viết có cảm tưởng trò chơi đang cười nhạo mình khi cho phép khả năng “multiclass” nhưng lại giới hạn như vậy. Hệ thống Artifact bao gồm những món đồ bổ trợ cho 11 chỉ số của New Kid nhưng không hiểu vì lý do gì mà lại gói gọn độ hữu dụng chung bằng một chỉ số duy nhất là Might đo lường sức mạnh của New Kid so với địch thủ, trong khi ảnh hưởng lên 11 chỉ số kia là không nhiều khiến cho hệ thống phát triển nhân vật chính tiếp tục đi theo lối mòn của khuôn khổ. Chỉ có một trang bị duy nhất có tác động tới chiêu thức và chỉ số là các DNA, nhưng thực tình mà nói thì không khó để nhận ra DNA nào tốt hơn so với số lượng DNA còn lại. Phát triển nhân vật trong South Park: The Fractured But Whole chỉ có đi lên chứ không có đi xuống, chỉ có chọn đúng chứ không có chọn sai, và nếu như bạn chọn sai thì cũng chẳng gặp phải phiền hà gì nhiều.Thiết kế các cuộc chạm trán trong South Park: The Fractured But Whole cũng gặp phải khá nhiều vấn đề. Thứ nhất, số lượng các cuộc đấu thừa thãi là quá nhiều, đặc biệt ở giai đoạn cuối game khi mà người viết tưởng rằng “đây là trùm cuối” rồi thì trò chơi bắt đầu… ném thêm vài ba trận đấu mang tính “filler” nữa. Chiến đấu trong game về bản chất đã khá lặp lại, nhưng bắt đầu từ sau ngày thứ hai là trò chơi sẽ chuẩn bị đặt các loại địch thủ xuất hiện ngẫu nhiên để đánh úp người chơi trên đường đi, mang lại cảm giác nguy hiểm khá rẻ tiền dẫu cho người chơi có thể phớt lờ chúng.
Thứ hai, có rất nhiều cuộc chạm trán mà nói trắng ra thì chúng được thiết kế khá là kỳ quặc. Một trận đấu ở ngày thứ ba khiến người viết “nhớ mãi” bởi cách thức hoạt động lạ lùng của một sinh vật dạng Cthulhu, trong đó nó sẽ đánh dấu hơn một nửa phạm vi của khu vực chiến đấu rồi đập tan bất kỳ ai đứng trong đó. Vấn đề ở chỗ là thời gian đếm ngược trước hành động này lại đếm lùi trong… thời gian thực và nó sẽ hủy lượt đi của nhân vật cùng thời điểm.Đa phần các trận đấu buộc người chơi thực hiện một yêu cầu cụ thể nào đó mắc phải giới hạn khu vực chiến đấu nhỏ, khiến cho các nhiệm vụ này trở nên khá phiền toái như vậy. Đơn cử như khi New Kid, Wonder Tweek và Tupperware phải thoát khỏi viện dưỡng lão và các ông bà già tại đây cứ khoái chặn đường ra cửa chính, dễ khiến người chơi tốn nhiều thời gian vô ích để mở đường.[su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]BẠN SẼ THÍCH[/su_heading]
NỘI CHIẾN… COSPLAYER SIÊU ANH HÙNG
Có thể mạch truyện của South Park: The Fractured But Whole diễn ra một cách lãng nhách với nhịp độ ngắt quãng kỳ quặc trong nửa đầu game, cũng như những chiêu trò chọc cười với độ tinh tế/nhạt nhẽo thiếu nhất quán, thế nhưng một khi câu chuyện bắt đầu trong ngày thứ ba, thì trò chơi bỗng dưng trở nên… hấp dẫn đến mức lạ thường khi cuối cùng, nó cũng nhận ra được đâu là đề tài nó cần tập trung vào.
Đầu tiên, mặc cho chỉ trích cái giọng điệu gây cười lỗi thời ở phần trên, người viết không thể không công nhận rằng một khi South Park: The Fractured But Whole chính thức thành công trong việc làm mình bật cười, thì nó cũng làm rất tới. Trò chơi không thiếu những cú đánh rắm tẻ ngắt mà có lẽ chỉ có trẻ em dưới 13 tuổi mới cảm thấy buồn cười, song cứ cách mỗi lần đánh rắm đó là một giai thoại hài hước tiếp diễn trong suốt chiều dài của game, từ những gã da trắng thuộc tầng lớp lao động (redneck) luôn xuất hiện và bất bình vì lựa chọn tôn giáo, màu da hay giới tính của New Kid; quá khứ về nhân dạng siêu anh hùng của New Kid xoay quanh việc “bố của cậu xxx mẹ của cậu” do Cartman lặp lại, hay gã “PC principal” cho phép New Kid thực hiện hành vi hiếu chiến một cách ngẫu nhiên trong chiến đấu.[su_quote]một khi South Park: The Fractured But Whole chính thức thành công trong việc làm mình bật cười, thì nó cũng làm rất tới[/su_quote]Điểm sáng lớn nhất trong mạch truyện của South Park: The Fractured But Whole nằm trong đúng trọng tâm đề tài của trò chơi. Không khó để nhận ra phiên bản siêu anh hùng mà các đứa trẻ đang nhại theo, và cái cách mà chúng tự tạo nên một thương hiệu của mình qua từng giai đoạn (phase), phim riêng dành cho các nhân vật chủ chốt hay thậm chí là phim truyền hình của… Netflix theo đúng mô hình của vũ trụ điện ảnh Marvel không khỏi khiến người viết phải bật cười. Cuộc nội chiến siêu anh hùng trong South Park: The Fractured But Whole đầy kỳ quái với những đứa trẻ chửi thề vô tội vạ, những nhân vật phản diện thay đổi vai vế trong tích tắc cũng như cái sự phá vỡ logic thường thấy trong phim siêu anh hùng ngày nay, tất cả được thể hiện một cách tự nhiên, quái gở và đầy thú vị.[su_divider][su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: html5″ icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”https://southpark.ubisoft.com/game/en-us/home/”][/su_icon_panel][su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: facebook-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”http://southpark.cc.com/”][/su_icon_panel][su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: twitter-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”https://twitter.com/Ubisoft”][/su_icon_panel]
- Sản xuất: Ubisoft San Francisco
- Phát hành: Ubisoft
- Thể loại: Nhập vai
- Ngày ra mắt: 17/10/2017
- Hệ máy: PC | PS4 | Xbox One
- OS: Windows 7, Windows 8.1, Windows 10 (64-bit versions only)
- Processor: Intel Core i5-4690K / AMD FX-8350 or equivalent
- Graphics: NVIDIA GeForce GTX 670 / GTX 750ti / GTX 960 / GTX 1060 / AMD Radeon R9 280X / R9 380 / RX 470
- Storage: 20 GB