[dropcap style=”style1″]N[/dropcap]hư mọi năm, Tokyo Game Show (TGS) như một lời nhắc nhở hùng hồn với thế giới rằng ngành công nghiệp game Nhật Bản – một trong ba trung tâm của thế giới – vẫn “sống khỏe” và phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
Sau ba ngày triển lãm đầy háo hứng với đầy ắp những tựa game hấp dẫn, bây giờ là lúc cho phần tổng kết. Vietgame.asia xin được điểm lại những trò chơi có thể xem là nổi bật nhất tại TGS năm nay.[space space_height=”40″][su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]DRIVECLUB[/su_heading]Ai mà chẳng thất vọng khi trò chơi mình mong chờ bị hoãn ngày phát hành? May mắn thay, những cú “lỗi hẹn” như vậy thường là để mang đến một sản phẩm hoàn thiện hơn cho khách hàng. Một năm trước cũng tại Tokyo Game Show, tựa game của Evolution Studio vẫn còn là một đống bầy hầy, cả về đồ họa lẫn lối chơi. 12 tháng sau, khi mà Driveclub sẽ xuất hiện vào tháng 10 tới, nó trông thật tuyệt vời![su_quote]Driveclub đang nổi lên như một trong những game đua xe có đồ họa xuất sắc nhất hiện nay[/su_quote]Với phần hình ảnh có thể nói là “trên cả đẹp”, đặc biệt là các hiệu ứng thời tiết rất chân thực mà nhiều người đã có dịp chiêm ngưỡng trước đó, Driveclub đang nổi lên như một trong những game đua xe có đồ họa xuất sắc nhất hiện nay. Bên cạnh đó, các đường đua cũng được thiết kế tốt, cảm giác lái là một sự kết hợp giữa “độ nặng” của dạng game mô phỏng và sự vui nhộn của dòng arcade. Sony còn đẩy mạnh khía cạnh xã hội của game, với việc cho phép người chơi lập các “câu lạc bộ” ảo và tranh tài trên toàn thế giới.
Có thể nói thế giới game đua xe là một lãnh địa “tàn khốc”: không nhiều những dòng game trụ được và quá nhiều những tên tuổi bị “bật bãi”. Nếu không đủ bản lĩnh, bạn sẽ rất dễ từ một siêu phẩm biến thành một trò hề. Hãy còn quá sớm để có thể so sánh Driveclub với những tượng đài như Gran Turismo, NFS, Forza… nhưng ít ra, chúng ta cũng có thể hi vọng vào tựa game này.[su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″]BLOODBORNE[/su_heading]Vốn đã làm giới truyền thông tổn hao rất nhiều giấy mực, Bloodborne vẫn tiếp tục làm người ta khó mà dời mắt khỏi nó. Dù không có liên hệ nào với dòng Souls, nhưng “chất Souls” của game thì khó mà chối cãi được. Nhiều người còn cho rằng đây mới thật sự là Dark Souls 2. Trong lần trở lại này, Miyazaki đã có một quyết định bất ngờ.Đó là khi ông cảm thấy quá nhiều người đã “trốn” đằng sau những tấm khiên trong Dark Souls và ông muốn một trò chơi có nhịp độ nhanh hơn. Giải pháp là gì? Tước đi những tấm khiên đó! Với việc tốc độ game được đẩy lên và không còn khả năng dùng khiên, Bloodborne giờ đây sẽ nguy hiểm, thử thách và cũng điên cuồng hơn cả Souls nữa.[space space_height=”20″]Với những người đã có dịp chơi thử demo ở TGS, việc cầm một khẩu Blunderbuss thay vì chiếc khiên bảo mệnh giống như chơi với một tay bị trói vậy. Và không có gì lạ khi cái chết đã đến rất nhanh! Vì vậy họ đã thử thay đổi vũ khí và cách tiếp cận.
Thay vì một lưỡi hái to và nặng, tại sao không dùng hai thanh trủy thủ có tốc độ cao hơn đối đầu với đám quái vật thối rữa của Yharnam? Kết quả lần này tốt hơn nhiều, bạn đã có thể ra đòn nhanh hơn để làm gián đoạn chiêu tấn công của địch nhờ thế trụ được lâu hơn.Bạn phải sống sót! Vì thế giới của Bloodborne quá hấp dẫn để khám phá.Có thể nói, trong “lãnh địa” riêng mà Miyazaki tạo ra, Bloodborne đang đạt đến đỉnh cao rực rỡ. Không chỉ kế thừa hệ thống chiến đấu đặc sắc đến ám ảnh của dòng game Souls (mà thậm chí còn được tinh chế lại), tựa game này còn sở hữu nền tảng đồ họa “next-gen” đích thực, điều mà fan Dark Souls 2 rất muốn nhưng chưa thể đạt được.
Mặc dù được coi là một dòng game “cult” (chỉ dành cho một số đối tượng nhất định), thế giới kì bí, rùng rợn mà quyến rũ trong Bloodborne có lẽ đủ sức lôi cuốn bất cứ ai.[su_quote]Có thể nói, trong “lãnh địa” riêng mà Miyazaki tạo ra, Bloodborne đang đạt đến đỉnh cao rực rỡ[/su_quote][su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″]METAL GEAR SOLID V: THE PHANTOM PAIN [/su_heading]Mặc dù đã tung ra “món khai vị” Ground Zeroes sáu tháng trước, nhưng ngài Kojima vẫn không cho rằng Metal Gear Solid V đã sẵn sàng cho công chúng thử qua.
Mặc dù không có demo lần này, Hideo Kojima cũng không bỏ lỡ cơ hội giới thiệu video lối chơi mới, tập trung vào nhiệm vụ cộng tác giữa nữ xạ thủ gợi cảm Quiet và người hùng Snake.
Chẳng hạn như cô có thể bắn văng mũ bảo hộ của một tên lính gác để Snake dùng súng sốc điện và dùng khinh khí cầu cho gã đi “du lịch đường không”.
Thậm chí đến bây giờ một số người vẫn chưa quen với tông đen tối mà phiên bản lần này thể hiện.
Mặc dù vậy, Phantom Pain sẽ xuất hiện trong năm tới và trong lần trình diễn này, có vẻ như ngài Kojima vẫn chưa xuống tay với việc thêm vào một số nút thắt vừa kì quặc lại vừa sáng tạo cho một dòng game huyền thoại.[su_quote]Có vẻ như ngài Kojima vẫn chưa xuống tay với việc thêm vào một số nút thắt vừa kì quặc lại vừa sáng tạo cho một dòng game huyền thoại[/su_quote][su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″]MIGHTY NO.9 [/su_heading][su_quote]Nhưng như thế không có nghĩa là Comcept và Inti Creates không thêm những “hợp chất” mới vào “công thức” kinh điển trên[/su_quote]Dự án indie của cha đẻ Mega Man, Keiji Inafune, đã có lần xuất hiện đầu tiên trước công chúng tại TGS năm nay. Và nó rất giống… Mega Man, theo chiều hướng tích cực!
Điều khiển nhạy, kẻ thù di chuyển và tấn công theo những tiết tấu và những màn chơi được thiết kế thông minh sẽ đưa bạn trở về với những ngày hoàng kim của Mega Man những năm… 1988.
Nhưng như thế không có nghĩa là Comcept và Inti Creates không thêm những “hợp chất” mới vào “công thức” kinh điển trên. Một cơ chế trượt vui nhộn mới sẽ cho bạn “tông” qua những kẻ địch đang bị choáng và hấp thụ sức mạnh của chúng, đồ họa 3D (trên nền đi cảnh 2D) cho phép những yếu tố như zoom đa mức độ hay kẻ địch tấn công bạn từ phía phông nền (background).
Và tất nhiên đồ họa hiện đại giúp cho game không có cảm giác “lỗi thời”.Mặc dù phong cách nghệ thuật của Mighty No. 9 chưa hẳn đã làm nhiều người hài lòng, nhưng trò chơi vẫn còn một chặng đường dài để phát triển. Và có lẽ chúng ta cũng phải vượt qua tất cả các con trùm của trò chơi trước khi đưa ra kết luận cuối cùng. Nhưng ít ra trong lúc này, Mighty No. 9 cũng đủ hấp dẫn để chúng ta để mắt theo dõi. [su_divider] [su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]HALO: THE MASTER CHIEF COLLECTION[/su_heading]Đã hơn một thập kỉ xen giữa ngày phát hành tựa game đầu tiên và cuối cùng trong bộ Master Chief Collection của Microsoft, nhưng nếu chứng kiến, bạn sẽ thấy chúng như được ra mắt cùng một thời điểm vậy.
Bộ sưu tập này bao gồm Halo: Combat Evolved, Halo 2, Halo 3 và Halo 4 – một cuộc “marathon” của sử thi Halo – tất cả đều được nâng cấp về đồ họa để phát hành trên Xbox One. Trong khi phiên bản Halo tiếp theo chưa xuất hiện, đây đã có thể xem là một đợt phát hành “bom tấn”, dù chẳng game nào trong số trên lạ lẫm với game thủ cả.[su_quote]Trong khi phiên bản Halo tiếp theo chưa xuất hiện, đây đã có thể xem là một đợt phát hành “bom tấn”[/su_quote]Mặc dù phiên bản được “tân trang” của tựa game năm 2001 Halo: Combat Evolved chưa thể “lấp lánh” bằng Destiny, việc nâng cấp này giúp đảm bảo cả 4 bản Halo sẽ chạy ở tốc độ 60 khung hình/giây. Thêm nữa, thứ được yêu thích và nói đến nhiều nhất phải là các chế độ multi tuyệt vời (được Microsoft quảng cáo không che dấu).
Trở lại với phần multi của Halo 2 ở TGS, cảm giác vừa “trần trụi” (không có những perk và sprint hay iron-sight mà COD đã áp đặt vào thể loại này) vừa thuần khiết.Halo 2 quả là cây đinh của đợt tái bản lần này, không chỉ được làm lại đồ họa hoàn toàn theo lối Anniversary, cho phép người chơi chuyển đổi giữa hai chế độ đồ họa “nguyên bản” và “nâng cấp” ngay khi chơi, mà còn ở hạt nhân FPS mà nó đã dày công khai phá và vun đắp. Sau từng ấy năm, nó vẫn thật thỏa mãn! [su_divider] [su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]PROJECT MORPHEUS[/su_heading]Nếu có gì đó gần với viễn cảnh con người bỏ quên thực tại mà sống trong thế giới ảo thì có lẽ là công nghệ thực tế ảo đang bùng nổ hiện nay. Vài tuần trước hội chơ, Sony đã công bố một bản demo có phần “rờn rợn” tên gọi Summer Lesson.
Được phát triển bởi team Tekken, Summer Lesson nói về việc dạy thêm cho một cô nữ sinh trong không gian thực tế ảo. Rờn rợn là thế này: đây không phải game kinh dị nhưng nó làm người ta liên tưởng đến một The Matrix với Morpheus chính là bộ phích cắm vào đầu.
Vốn đã được lên kế hoạch giới thiệu ở TGS, Summer Lesson đã bị loại bỏ một cách bí ẩn (và may mắn?). Thay vào đó là một bản demo mới hoàn toàn.Lần này người chơi sẽ được điều khiển một máy bay chiến đấu bay qua một loạt những điểm lưu trong khi các trận chiến bùng nổ cả bên trên và dưới.Khi sử dụng cần điều khiển máy bay, cảm giác là phấn khích như ngồi trong buồng lái thực thụ vậy.
Mặc dù thị trường (field of view) của Morpheus hiện vẫn còn hẹp hơn Oculus Rift (nên cảm giác “sống” trong không gian ảo kém hơn một chút), nhưng với lợi thế về ngoại hình, sự đồng bộ với thương hiệu PlayStation và nhất là khả năng của đội ngũ kĩ sư nội bộ Sony, không khó để hình dung độ “hot” của sản phẩm này trong tương lai không xa.[su_quote]Khi sử dụng cần điều khiển máy bay, cảm giác là phấn khích như ngồi trong buồng lái thực thụ vậy[/su_quote] [su_divider] [su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]FINAL FANTASY XV[/su_heading]Final Fantasy đã có một thế hệ console khó khăn, khi mà Final Fantasy XIII bị trì hoãn khá lâu và gây thất vọng khi ra mắt. Hai hậu bản nhạt nhòa của nó cũng khó mà cứu vãn tình thế, trong khi đó Final Fantasy XIV phải làm lại hoàn toàn sau một màn khởi đầu thảm họa.
Những “cú phốt” đó làm thương hiệu Final Fantasy lừng lẫy bị sụy giảm uy tín nghiêm trọng. Trọng trách lấy lại niềm tin của người hâm mộ được đặt lên vai của Final Fantasy XV, một tựa game vốn đã phải chịu áp lực nặng nề và có những rắc rối riêng không hề nhỏ.
Final Fantasy XV chính là Final Fantasy Versus XIII được đổi tên. Tính từ lúc công bố, trò chơi này đã trải qua… 8 năm phát triển, nhiều lần “bặt vô âm tín, nhiều khả năng là phải xóa đi làm lại từ đầu; và thậm chí đến bây giờ vẫn chưa thấy ngày ra mắt.Nói thế để thấy Final Fantasy XV gặp nhiều rắc rối như thế nào.Kì vọng thì đã đành, nhưng có vẻ người hâm mộ cũng đã “ngán ngẩm” khi phải trông chờ quá lâu. Vì thế Square Enix không còn cách nào khác là phải tung ra một cái gì đó đủ sức hâm nóng nhiệt tình của họ.
Và họ đã làm được! Một đoạn trailer thật sự ấn tượng cho thấy diện mạo mới nhất của trò chơi. Không chỉ trình diễn một nền tảng đồ họa tuyệt mỹ đúng chất “Final Fantasy”, đoạn phim còn cho thấy có sự chuyển biến lớn về lối chơi, hệ thống chiến đấu và cả những nhân vật mới đầy bí ẩn.
Nói rộng ra là tư duy thiết kế một bản Final Fantasy cũng đã thay đổi. Final Fantasy XV hứa hẹn sẽ là một Final Fantasy rất khác, rất đặc biệt!
Mặc dù vẫn còn một số ý kiến trái chiều (chủ yếu là việc xa rời truyền thống) nhưng với những gì đã thể hiện, không chỉ lấy lại niềm tin của fan, mà có thể nói Final Fantasy XV đã thực sự trở lại đường đua là một trong những tựa game được mong đợi nhất thế hệ console này.[su_quote]Final Fantasy XV đã thực sự trở lại đường đua là một trong những tựa game được mong đợi nhất thế hệ console này[/su_quote][su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]NHỮNG TÊN TUỔI KHÁC[/su_heading]Ngoài những tựa game nói trên, bạn đọc cũng có thể tham khảo thêm những cái tên như:
- Tales of Zestiria (PS3)
- Tales of Hearts R (PS Vita)
- Monster Hunters 4 Ultimate (3DS)
- Bravely Second (3DS)
- Dragon Ball Xenoverse (đa hệ)
- Final Fantasy Explorers (3DS)
- D4: Dark Dream Don’t Die (Xbox One)
- Final Fantasy Type-0 HD (X1, PS4)
- Resident Evil Revelations 2 (đa hệ)
- Kingdom Hearts HD 2.5 Remix (PS3)
[su_quote]Bạn đọc cũng có thể tham khảo thêm những cái tên như: Tales of Zestiria (PS3), Tales of Hearts R (PS Vita), Monster Hunters 4 Ultimate (3DS), Bravely Second (3DS)… [/su_quote]Vậy là một kì hội chợ Tokyo Game Show đầy những bất ngờ và hào hứng đã kết thúc. Như thường lệ, mỗi dịp như thế này là cơ hội để chúng ta bổ sung vào danh sách của riêng mình những tựa game đáng mong đợi và “phải chơi”. Hi vọng bài tổng kết này có thể giới thiệu cho bạn một số ứng cử viên sáng giá.Hình ảnh được hỗ trợ bởi Konami, Microsoft, Sony.