Skip to content

The Huntsman: Winter’s Curse – Đánh Giá Game

The Huntsman: Winter's Curse - Đánh Giá Game

[alert color=”599E42″ icon=”fa-gittip” title=””] BÀI VIẾT SỬ DỤNG GAME ĐƯỢC DESERT OWL GAMES HỖ TRỢ[/alert][alert color=”26BDF0″ icon=”fa-gamepad” title=””] GAME ĐƯỢC CHƠI TRÊN HỆ PC[/alert][dropcap style=”style1″]C[/dropcap]ó lẽ vào thời điểm này, đa số những tựa game “ăn theo phim” truyền thống kinh phí thấp hoàn toàn tạm biệt các hệ máy chơi game chính thức và đặt bến đỗ trên hệ di động, dưới hình hài game giải đố, Match-3 hay đại loại thế. Thế nên việc The Huntsman: Winter’s Curse – trò chơi “visual novel” ra mắt trên PC dựa theo bộ phim The Huntsman: Winter’s War hẳn khiến cho nhiều người bất ngờ.[su_spoiler title=”HỖ TRỢ THIẾT BỊ” open=”yes” style=”modern-dark” icon=”chevron-circle”]

RazerLogo

  • Graphics: N/A

[/su_spoiler]

  • Ngày ra mắt: 23/04/2016
  • Hệ máy: PC
  • Giá tham khảo: 17.99 USD (Season Pass)
  • OS: Windows 7
  • Processor: Intel Core 2 Duo 3.0GHz / AMD Athlon 64 X2 6400+ 3.2GHz
  • Memory: 4 GB RAM
  • Graphics: NVIDIA GeForce GTX 260 / ATI Radeon HD 5670
  • DirectX: 9.0c
  • Storage: 1500 MB

[su_spoiler title=”MUA GAME Ở ĐÂU?” open=”no” style=”modern-dark” icon=”chevron-circle”]

  • Chưa có thông tin[/su_spoiler]

Với tư cách là một người đã có “vinh dự” nuốt trôi The Huntsman: Winter’s War, người viết không thực sự háo hức lắm khi nghe đến sự tồn tại của The Huntsman: Winter’s Curse, bởi vì thật sự bộ phim… chả có giá trị nào đáng để xem và chỉ được vớt vát lại bởi Charlize Theron, Emily Blunt, bản remix “Castle” của Halsey cuối phim và dĩ nhiên là CGI tuyệt đẹp. The Huntsman: Winter’s Curse thì càng xui xẻo hơn: Không có bất kỳ yếu tố nào trong số đó, cộng thêm việc ra mắt theo… tập càng khiến giới mộ điệu chẳng mặn mà gì với trò chơi mấy.

Dù sao thì, lời nguyền nào chả được tạo ra để phá bỏ, phải không nhỉ?[su_note note_color=”#FCF8E3″ text_color=”#ffffff”][su_service icon=”icon: arrow-circle-down” size=”40″ title=”XEM THÊM” icon_color=”#000000″]

The Huntsman: Winter’s Curse – Đánh Giá Game

Shantae and the Pirate’s Curse – Đánh Giá Game

FORCED SHOWDOWN – Đánh Giá Game

[/su_service][/su_note][su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]BẠN SẼ THÍCH[/su_heading]The Huntsman: Winter's Curse - Đánh Giá Game

Lối chơi chiến thuật theo lượt kết hợp thẻ bài

Điểm nhấn chính của The Huntsman: Winter’s Curse, bất ngờ thay, lại nằm ở lối chơi thuộc phong cách “visual novel” kết hợp chiến thuật theo lượt dựa vào thẻ bài. Ngoài chiến đấu, toàn bộ những gì mà bạn thực hiện sẽ là theo dõi các cuộc hội thoại giữa những nhân vật với nhau với rất ít lựa chọn trong đối thoại, thế nên có lẽ bạn nên đặt mọi chú ý về cơ chế chiến đấu trong game thì hơn.

Có lẽ bạn đã quen thuộc với chiến thuật theo lượt? The Huntsman: Winter’s Curse vận dụng lối chiến đấu như vậy, chỉ khác là mọi thứ ảnh hưởng đến nó đều nằm gọn trong các chỉ số và những tấm thẻ bài. Thanh “Initiative Bar” cân đo lượt đi của nhân vật qua từng tấm thẻ, các kỹ năng và tuyệt chiêu mà nhân vật phóng ra cũng được biểu hiện bởi những tấm thẻ nốt. Với những kỹ năng tấn công, ngoài việc giáng đòn rút máu lên địch thủ thông thường, nhân vật còn có thể áp thêm một vài “status” nho nhỏ như làm choáng (stun) để đẩy tấm thẻ của địch thủ ra sau và có thể lấy thêm cho mình một lượt đi nữa, hoặc dùng “haste” để đẩy tấm thẻ của mình lên trước.

Những kỹ năng của nhân vật không phải “từ trên trời rơi xuống”, mà chúng phải được trang bị trước mỗi khi người chơi vào trận đấu. The Huntsman: Winter’s Curse không có các trận đánh ngẫu nhiên, mà người chơi chỉ có thể nhặt được các “set” đồ được định sẵn trên đường đi, khiến cho trò chơi có thể tạm được coi là khá cân bằng. Mỗi “set” đồ ngoài việc bổ trợ các kỹ năng “buff”, “debuff”, tạo “status” hay dồn toàn bộ sát thương thì còn sở hữu thêm một vài đặc điểm khác, ví dụ như tăng tốc độ đánh giúp các đòn đánh khó bị trượt hơn. Trò chơi cũng sở hữu các chỉ số cơ bản cho từng nhân vật trong tổ đội mà người chơi có thể nâng cấp mỗi khi lên cấp độ, và chúng hoạt động cũng chả khác gì game nhập vai thông thường là mấy.The Huntsman: Winter's Curse - Đánh Giá Game[su_quote]Điểm nhấn chính của The Huntsman: Winter’s Curse, bất ngờ thay, lại nằm ở lối chơi thuộc phong cách “visual novel” kết hợp chiến thuật theo lượt dựa vào thẻ bài[/su_quote][su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]BẠN SẼ GHÉT[/su_heading]The Huntsman: Winter's Curse - Đánh Giá GameThe Huntsman: Winter's Curse - Đánh Giá Game

“Lời nguyền” của lối thiết kế thiếu chiều sâu

Và có lẽ cơ chế chiến đấu là điểm sáng giá duy nhất trong The Huntsman: Winter’s Curse, bởi vì toàn bộ phần còn lại mà trò chơi thể hiện vẫn chưa “chín”, chưa đạt tới tiềm năng mà một tựa game “visual novel” có thể thực hiện. Chiến đấu có vẻ khá ổn với phần nhiều dựa trên sự ngẫu nhiên, song các trận đánh diễn ra thực chất lại khá nhàm chán với các địch thủ lặp đi lặp lại, các thông tin về địch thủ bị lấp đi để không cho thấy sự “ăn gian” ở chỉ số Initiative trong cấp độ cao hơn. Đến 80% thời lượng tập đầu của The Huntsman: Winter’s Curse là bạn phải đánh nhau với… nhện, tiếp tục sang tập 2 thì mới khởi sắc hơn chút khi có thêm quân lính và mấy “cục” linh hồn nhỏ nhỏ xinh xinh màu xanh mà bạn sẽ chả hiểu vì sao mình lại dùng kiếm để chém nó.

Sự thô kệch tương tự cũng có thể được tìm thấy trong những cơ chế còn lại trong game. The Huntsman: Winter’s Curse sở hữu nhiệm vụ phụ, nhưng về mặt nội dung thì chúng chả có giá trị gì để người chơi thực hiện bởi không phải nhiệm vụ nào cũng mang lại phần thưởng cho bạn, những “câu chuyện” trong các nhiệm vụ phụ có thể được người chơi tưởng tượng ra trong 5 phút mà không cần tốn quá nhiều chất xám, và chúng thỉnh thoảng chả ăn nhập gì với mạch truyện chính. Nàng Elisabeth nhà ta đang mò mẫm trong hang để tìm mấy tên anh em trời đánh trong hang mới cách đây ít phút, giờ đây lại ngồi… nhậu với thợ săn Eric, lãng mạn thật![su_quote] toàn bộ phần còn lại mà trò chơi thể hiện vẫn chưa “chín”, chưa đạt tới tiềm năng mà một tựa game “visual novel” có thể thực hiện[/su_quote]Nếu chỉ như thế không thì cũng chả đáng nói lắm, nhưng với tư cách là một tựa game “visual novel” thì cái cốt yếu nhất của trò chơi vẫn là cốt truyện, bởi không có ai muốn ngồi lại và theo dõi một câu chuyện chán chường trong một tựa game mà đến phân nửa thời lượng của nó là đối thoại, nhưng The Huntsman: Winter’s Curse cũng chả thực hiện điều đó nên hồn.

Đầu tiên, tại sao trò chơi lại được đặt tên là The Huntsman: Winter’s Curse? Bởi vì theo cái suy nghĩ không thể đơn giản hơn của người viết, thì đáng lẽ trò chơi nên phải dõi theo cuộc hành trình của thợ săn Eric như bộ phim thì mới đúng chứ? Đằng này trò chơi lại nói về nhân vật mang đậm phong cách Mary Sue tên là Elisabeth (có lẽ là nàng “Bạch Tuyết” trong phiên bản gốc) trong cuộc hành trình tìm kiếm những gã anh/em trai (khoan, Bạch Tuyết là con gái duy nhất của nhà vua cơ mà?) trong lúc quân đoàn của nữ hoàng Freya đang ập đến từ phương Bắc (thế còn bà chị Ravana và tấm gương thì vứt đi đâu?), song hành cùng Elisabeth là Marcus – một gã pháp sư với khuôn mặt hình mẫu “soái ca” của các bà thích ngâm truyện ngôn tình với khả năng biến thành quạ, thợ săn Eric và người lùn Nion vẫn xuất hiện trong game trong khoảng 2 hay 3 phút gì đấy, và dĩ nhiên là chả để lại ấn tượng gì cả, ít nhất trong 3 tập đầu tiên của The Huntsman: Winter’s Curse.

Đối thoại trong phim tuy tệ nhưng ít ra vẫn còn một vài câu “one-liner” và phân đoạn chửi xéo nhau giữa hai nhân vật Gryff và Doreena giúp người xem mở rộng vốn từ chửi bậy PG-13, còn đối thoại trong The Huntsman: Winter’s Curse không những tra tấn người viết bằng những câu thoại “cliché” đến khó tưởng, mà còn bồi thêm độ dài đủ khiến cổ người chơi mọc dài thêm vài cm. Các lựa chọn trong đối thoại chả ảnh hưởng gì đến tình tiết trong game, thỉnh thoảng nó bắt bạn chọn lại câu thoại khác, có lúc nó bắt bạn đánh ít địch thủ hơn, rồi số địch còn lại sẽ ập tới ngay sau đó.

Đồ họa và âm thanh của The Huntsman: Winter’s Curse cũng chả có gì đáng để bàn. Mô hình nhân vật có vẻ khá chi tiết, song lại thiếu cử chỉ khi giao tiếp và động tác đánh lặp đi lặp lại. Môi trường tĩnh thiếu sức sống, thiếu vắng các khung hình mô tả tình tiết (chỉ được tả bằng dòng chữ trong khung hội thoại). Âm thanh thì ngoài các hiệu ứng khi đánh nhau cơ bản, trò chơi không có lồng tiếng, nhạc nền rất ít và cũng đáng quên. Quả là một điều đáng tiếc bởi yếu tố “ăn tiền” nhất của bộ phim như đã nói ở đầu bài viết, là CGI cực kỳ lộng lẫy và âm nhạc khá tốt.The Huntsman: Winter's Curse - Đánh Giá Game[su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: html5″ icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”http://www.thehuntsmanmoviegame.com/”][/su_icon_panel][su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: facebook-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”http://facebook.com/DesertOwlGames”][/su_icon_panel][su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: twitter-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”https://twitter.com/DesertOwlGames”][/su_icon_panel][su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: steam-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”http://store.steampowered.com/app/446990″][/su_icon_panel][su_divider]

Tác giả

Abydon Belegarssøn

“Happiness can be found even in the darkest of times, if one only remembers to turn on the light.” - Albus Percival Wulfric Brian Dumbledore. ᚠᚢᚦᚨᚱᚲᚷᚹᚺᚾᛁᛃᛇᛈᛉᛊᛏᛒᛖᛗᛚᛜᛞᛟ