THE MESSENGER – Vào thời đồ họa 8-bit thịnh vượng và chiếc console Nintendo Entertainment System (NES) đang thống trị toàn cầu thì Ninja Gaiden là cái tên không thể bỏ qua. Mang tới một cốt truyện đột phá, chi tiết, cùng việc sử dụng các hoạt cảnh mang phong cách hoạt hình Nhật Bản, Ninja Gaiden đã trở thành một biểu tượng, một cái tên để cả thế giới nhắc lại biết bao lần, bất kể nó đã ra mắt được ngót nghét 20 năm.
Cùng với dòng lịch sử, Ninja Gaiden dần tiến hóa thành những phiên bản tân tiến hơn, đồ họa 8-bit sang 3D hào nhoáng hay lối chơi từ đi cảnh màn hình ngang sang chặt chém. Sự thay đổi này phù hợp với thời đại, nhưng đâu đó quanh đây vẫn còn những con người mong muốn trải nghiệm lại một Ninja Gaiden đơn sơ nhất, đậm đà nhất. Những game pixel art hiện đại như Shovel Knight hay Celeste, cùng những console hoài cổ như SNES Classic hay PlayStation Classic là minh chứng tiêu biểu cho sự trường tồn của nét đẹp cổ điển.
Với một tựa game “hình tượng” như Ninja Gaiden, vấn đề chỉ là sớm hay muộn khi có ai đó “bắt” cái thần của game để mang nó tới thời hiện đại. Và tới ngày hôm nay, Sabotage Studio đã làm điều đó: hồi sinh lại âm hưởng từ Ninja Gaiden qua tựa game The Messenger. Đặc biệt, không những là một tựa game thành công, The Messenger đã may mắn được vinh danh tại đêm hội The Game Awards 2018 và trở thành Trò Chơi Đầu Tiên Từ Nhà Phát Triển Game Độc Lập Xuất Sắc Nhất.
Vậy đâu là điểm cuốn hút trong tựa game cổ điển mà hiện đại The Messenger? Hãy cùng Vietgame.asia tìm hiểu qua bài đánh giá sau nhé![alert color=”599E42″ icon=”fa-gittip” title=””] BÀI VIẾT SỬ DỤNG GAME ĐƯỢC DEVOLVER DIGITAL HỖ TRỢ[/alert][alert color=”26BDF0″ icon=”fa-gamepad” title=””] GAME ĐƯỢC CHƠI TRÊN HỆ PC[/alert][su_spoiler title=”CẤU HÌNH THỬ NGHIỆM” open=”yes” style=”modern-dark” icon=”chevron-circle”]
- OS: Windows 10 Pro 64-bit
- CPU: Ryzen R7 1700 @ 3.7 GHz
- RAM: 16 GB
- VGA: Gigabyte Rx 560 OC 2GB
- HDD: Samsung 950 Pro 256GB
[/su_spoiler][rs_space lg_device=”15″ md_device=”” sm_device=”” xs_device=””][su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]BẠN SẼ THÍCH[/su_heading][rs_space lg_device=”15″ md_device=”” sm_device=”” xs_device=””][su_heading style=”modern-1-dark” size=”25″]BẤT NGỜ NỐI TIẾP BẤT NGỜ[/su_heading]Thế giới sắp sửa lâm vào cảnh bi đát. Vua quỷ đang lăm le thiêu đốt mọi sự sống. Để cứu lấy ngày tàn, bạn trở thành người đưa tin, được giao nhiệm vụ trèo đèo lội suối, mang một cuộn giấy thần bí tới gặp các pháp sư trên đỉnh núi băng hà Glacial Peak… một phần mở đầu khá rập khuôn, tưởng chừng như báo hiệu một tựa game với cốt truyện chẳng mấy nổi bật. Cơ mà không! Phần giới thiệu chính là cú lừa đầu tiên của nhà sản xuất.
Mọi suy nghĩ về cốt truyện của bạn sẽ dần tan biến khi bạn bước vào… cửa hàng bán đồ trong game. Ở đó, đập vào mắt bạn là khung cảnh của một chiều không gian giả tưởng, chẳng liên quan gì tới thế giới hiện tại. Tiến tới và làm quen với pháp sư ẩn danh kiêm chủ cửa hàng, bạn sẽ dễ dàng nhận ra ông ta… rất thích thể hiện và tán phét.
Những cuộc tán chuyện với vị pháp sư này khá là “mang tính giải trí”, và thậm chí nếu chọc giận ông ta, bạn sẽ phải ngồi nghe một bài thuyết giảng triết học dài dằng dặc, không thể dùng nút bỏ qua của game. Nhưng vấn đề là thế giới thì đang lâm nguy, mà thay vì giúp đỡ người đưa tin một cách tận tình, ông ta chuyên môn “buôn dưa lê bán dưa chuột”, và lúc nào cũng dùng giọng điệu bí ẩn kiểu như “Câu trả lời sẽ chờ đợi ngươi ở phải trước” thay vì nói cho bạn thẳng toẹt chuyện gì đang xảy ra. Thậm chí, khi bạn đã lên tới Glacial Peak, khi bạn tưởng chừng như sắp chiến với trùm cuối thì ông ta sẽ phán “Mi chưa xem trailer cho game đúng không?”…
Sự xuất hiện của nhân vật pháp sư đã làm thay đổi tất cả không khí của The Messenger. Từ một tựa game phiêu lưu với cốt truyện có vẻ khá nghiêm túc và được “xào nấu” nhiều, The Messenger đã biến thành một ẩn số thú vị, mang tới cho bạn nhiều đoạn hội thoại giải trí, sự bất ngờ và cả những phút giây vỡ òa “Ồ, thì ra là vậy!” nữa. Cốt truyện của game sẽ khiến bạn xoay vòng như chong chóng.
The Messenger có tới tận hai nút thắt cốt truyện quan trọng. Nút thắt đầu tiên của game đặt ở khoảng giữa trò chơi và sẽ chuyển hướng hành trình của bạn tới một chuyến phiêu lưu “cũ mà mới”. “Cũ” là bạn được trở lại những miền đất đã đi qua, còn “mới” là bạn sẽ ở một khung thời gian mới, với nhiệm vụ mới, lối chơi tự do thay vì tịnh tiến, và thậm chí… đồ họa mới. Còn nút thắt lớn thứ hai là khi bạn hoàn thành game. Đương nhiên, muốn biết nó là gì, có lẽ bạn sẽ phải tự trải nghiệm thôi![su_quote]Cốt truyện của game sẽ khiến bạn xoay vòng như chong chóng[/su_quote][rs_space lg_device=”15″ md_device=”” sm_device=”” xs_device=””][rs_space lg_device=”15″ md_device=”” sm_device=”” xs_device=””][su_heading style=”modern-1-dark” size=”25″]HAI PHẦN THẾ GIỚI[/su_heading]Ở phần đầu của game, cuộc hành trình của người đưa tin sẽ là tuyến tính. Nôm na là bạn tới từng vùng đất để đánh trùm thôi. Còn ở phần sau của game, bạn sẽ được tự do trở lại từng vùng đất để khám phá thật rõ chúng và thực hiện những nhiệm vụ mới. Nhưng cái hay của game là bạn trở về vùng đất ấy, nhưng không có nghĩa bạn trở về khung thời gian ấy. Không chỉ du hành không gian, bạn còn có thể du hành thời gian, tới các vùng đất mình đã biết, nhưng ở nửa thiên niên kỉ sau đó.
Hai thế giới song song sẽ chờ đón bạn, nơi mà những việc làm ở thế giới quá khứ có thể ảnh hưởng tới tương lai… hay thậm chí ngược lại. Những cánh cổng du hành thời gian sẽ xuất hiện ở các khu vực, giúp bạn “nhảy” giữa hai thế giới chỉ trong tích tắc.
Việc dịch chuyển nhanh chóng giữa các thế giới trong game quả thực cũng không phải mới lạ, tuy nhiên, trong hầu hết các game, chỉ có cảnh vật là thay đổi (như trong Wenjia chẳng hạn). Thế nhưng The Messenger không chỉ thể hiện sự thay đổi ấy qua cảnh vật. Sẽ có những khu vực mới chỉ được hé lộ chỉ khi bạn ở một khung thời gian nhất định, hay những sự kiện đòi hỏi bạn phải thực hiện điều gì đó trước.
Hơn thế nữa, không chỉ dừng ở việc thay đổi cảnh vật, game còn thay đổi cả cấu trúc đồ họa. Nếu bạn ở quá khứ, mọi thứ sẽ là hình ảnh 8-bit, còn nếu bạn tới tương lai, bạn sẽ du hành trong thế giới 16-bit. Cảnh vậy trong game rất đẹp, thơ mộng và tỉ mỉ thì đã đành, bạn lại còn có thể chiêm ngưỡng chúng ở hai chiều thời gian khác nhau, và cái nền đồ họa được dùng để thể hiện chúng cũng thay đổi từ NES sang SNES. Một trải nghiệm du hành thời gian “trực tiếp” như vậy quả là sự sáng tạo cực kì hiếm có. Tuy nhiên, nếu có gì đáng chê trách về mặt đồ họa thì thiết kế các loại quái vật không có gì khác nhau mấy, nếu không muốn nói là hơi nghèo nàn. Chỉ cần chăm chút thêm tí tẹo để tạo nên nhiều chủng loại kẻ thù khác nhau là nhà sản xuất đã có thể tạo ra một tựa game đẹp miễn bàn rồi.
Cuối cùng, làm nền cho chuyến phiêu lưu của bạn còn có những bản nhạc cực kì sôi động, và chắc chắn rồi, các bản nhạc cũng có loại 8-bit và 16-bit, ứng với thế giới mà bạn đang trải nghiệm. Gu âm nhạc của mỗi người là khác nhau, và không ai dám chắc bạn sẽ bị tất cả những bản nhạc trong game cuốn hút, nhưng số lượng và cái cảm giác hoài cổ mà chúng mang lại chắc chắn sẽ để lại điều gì đó đặc biệt trong bạn.[su_quote]Nếu bạn ở quá khứ, mọi thứ sẽ là hình ảnh 8-bit, còn nếu bạn tới tương lai, bạn sẽ du hành trong thế giới 16-bit[/su_quote][rs_space lg_device=”15″ md_device=”” sm_device=”” xs_device=””][rs_space lg_device=”15″ md_device=”” sm_device=”” xs_device=””][su_heading style=”modern-1-dark” size=”25″]NINJA ĐIÊU LUYỆN[/su_heading]Về cơ chế chơi của The Messenger thì có lẽ không ẩn chứa điều gì đó quá mới mẻ, nhưng sức giải trí của nó cũng đủ để gắn chặt bạn vào bàn phím.
Là một ninja, bạn sẽ có đầy đủ các kĩ năng cơ bản như chém kiếm, phi tiêu hay bám tường. Đồng thời, sẽ có những kỹ năng mới được mở khóa dần theo cốt truyện, hoặc có thể mua được bằng ngọc. Tuy nhiên, cơ chế nổi bật nhất mà game mang tới có lẽ là: chém – nhảy.
Khi bạn tấn công một đồ vật hoặc kẻ thù bất kì trên không trung, bạn sẽ được nhảy thêm một lần nữa, không giới hạn. Điều này mở khóa rất nhiều lối xử lý tuyệt vời cho The Messenger. Bằng sự khéo léo, nhanh nhẹn và tính toán chuẩn xác, bạn có thể tận dụng chính kẻ địch để vươn tới những khu vực khó, đòi hỏi kĩ năng cao, và mở khóa các bí mật của game. Một khi kết hợp được tất cả những kĩ năng lại, bạn sẽ cảm thấy mình như một ninja thực sự.
Bên cạnh đó, kết hợp với lối chơi truyền thống, The Messenger còn tích hợp thêm một số cơ chế phụ như cưỡi rồng hay phi tên lửa nữa. Đồng thời, mỗi khi bạn hi sinh, game không chỉ đưa bạn tới điểm lưu gần nhất mà còn “tặng” thêm một chú tiểu quỷ để trừng phạt. Chú ta sẽ theo bạn cho tới khi nào cảm thấy nhàm chán, hoặc khi đã thu đủ “nợ đời” bằng cách lấy hết ngọc bạn kiếm được. Hình phạt này rất sáng tạo, không phải là quá nặng, và còn tặng thêm cho người chơi một bạn đồng hành đi kèm khá đáng yêu nữa.
Cuối cùng, nếu có điểm gì đó còn đáng để chê trách ở The Messenger thì có lẽ là game yêu cầu bạn đi lại khá nhiều. Trừ khi bạn muốn cày ngọc hay luyện điều khiển thuần thục, còn game có tới hơn 15 thế giới, nhưng chỉ có 6 cánh cổng dịch chuyển. Như vậy muốn tới một vị trí bất kì của game, bạn phải đi đi lại lại kha khá đó.
Nhưng chút nhược điểm nhỏ đó hẳn không thể làm mất đi giá trị của một tựa game phải không nào. Chỉ cần yêu thích thể loại game đi cảnh màn hình ngang thì chắc chắn bạn sẽ thấy The Messenger là một game tuyệt vời.[su_quote]cơ chế nổi bật nhất mà game mang tới có lẽ là: chém – nhảy[/su_quote][rs_space lg_device=”15″ md_device=”” sm_device=”” xs_device=””]
- Sản xuất: Sabotage Studio
- Phát hành: Devolver Digital
- Thể loại: Phiêu lưu
- Ngày ra mắt: 30/8/2018
- Hệ máy: PC | Nintendo Switch
- OS: Windows 7 (64-bit)
- Processor: Intel core i5-4210 1.7ghz
- Memory: 2 GB RAM
- Graphics: Intel HD Graphics 4400
- Storage: 1200 MB available space
- Sound Card: Onboard
[rs_space lg_device=”10″ md_device=”” sm_device=”” xs_device=””][su_divider]