Trong một động thái tiếp tục hâm nóng không khí trước thềm thời điểm ra mắt chính thức của Titanfall 2 vào cuối tháng sau, EA đã tung ra đoạn trailer mới giới thiệu sáu Titan sẽ đồng hành cùng người chơi trong game. Mỗi “bé bự” này với sức mạnh “nghiêng trời lệch đất” của mình, đều có thể xoay chuyển, quyết định kết quả của bất kỳ trận chiến nào. Vậy nên chắc chắn sẽ là không thừa nếu chúng ta tìm hiểu về chúng để có đối sách phù hợp với từng Titan, cả trong trường hợp chúng là đồng đội hay kẻ địch của ta, phải không nào?
Không chỉ khác nhau về tên gọi, ngoại hình hay vũ khí, sáu Titan trong Titanfall 2 còn có cho mình sự khác biệt trong cả bốn kĩ năng tấn công (ordnance), chiến thuật (tactical), phòng ngự (defensive) và đặc biệt (core). Không gì khác, đây chính là những yếu tố chính yếu tạo nên sức mạnh của các Titan cũng như quyết định đâu sẽ là người bạn to con lý tưởng nhất của bạn trong game (cũng như kẻ địch tồi tệ nhất mà bạn phải đối mặt!)[su_service title=”XEM THÊM” icon=”icon: arrow-circle-down”]
Nhìn lại TGS 2016: Ba điểm hài lòng – Ba điều thất vọng
TGS 2016: Sony – Xứng danh lá cờ đầu
Titanfall 2: Khám phá sáu “bé bự” của game
[/su_service][su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″]LEGION[/su_heading]Tên “lính lê dương” to con này sẽ “làm thịt” bạn bằng Predator Cannon – khẩu súng máy nòng xoay hạng nặng – của mình. Đừng bao giờ, để tám họng súng của hắn chĩa thẳng vào bạn. Duy chỉ có tin tốt là, khẩu súng của Legion sẽ phải khởi động một chút trước khi bắt đầu “khac lửa”, cho bạn một ít thời gian quý giá để mà phản ứng.
- Kĩ năng tấn công – Power Shot: Những phát bắn “cực đau” của Predator Cannon, ở tầm gần có thể thổi bay kẻ địch về phía sau trong khi ở tầm xa sẽ gây sát thương cho mọi kẻ địch nằm trên đường đạn với sức xuyên thấu cao của mình.
- Kĩ năng chiến thuật – Mode Switch: Legion chuyển đổi qua lại giữa hai loại đạn thích hợp để bắn gần hoặc bắn xa tùy theo tình huống chiến đấu cụ thể.
- Kĩ năng phòng thủ – Gun Shield: Predator Cannon thiết lập một lá chắn phía trước mình để che chắn cho Legion trong khi vẫn có thể xả đạn như thường.
- Kĩ năng đặc biệt – Smart Core: Predator Cannon tự động khóa các mục tiêu trong khoảng không gian mà Legion ngắm vào.
[su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″]RONIN[/su_heading]Đúng như tên gọi, Ronin chính là “kiếm sĩ” thực thụ của Titanfall 2 với thanh kiếm đủ sức “chia trời xẻ đất” của mình. Tuy nhiên, vũ khí chính thực sự của gã “samurai” này là Leadwall Shotgun – khẩu shotgun ba nòng có uy lực cực lớn nhưng cơ số đạn lại không nhiều. Tuy nhiên đổi lại, những viên đạn do Leadwall Shotgun bắn ra có khả năng bật nảy và đổi hướng khi chạm vào các bức tường, gây bất ngờ không nhỏ cho kẻ địch.
- Kĩ năng tấn công – Arc Wave: Những cú chém vào không khí của Ronin tạo ra những đợt sóng điện từ không chỉ gây sát thương mà còn làm chậm kẻ địch.
- Kĩ năng chiến thuật – Phase Dash: Ronin dịch chuyển tức thời đến một vị trí nhất định trong một phạm vi nhất định, có thể dùng để né tránh tấn công của đối phương đồng thời áp sát kẻ địch cũng như thoát thân.
- Kĩ năng phòng thủ – Sword Block: Sử dụng thanh kiếm của mình để thủ thế, Ronin giảm bớt sát thương mà mình phải nhận từ đối thủ.
- Kĩ năng đặc biệt – Sword Core: Cho phép Ronin mở khóa những đòn thế “kiếm đạo” mới.
[su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″]NORTHSTAR[/su_heading]Không chỉ là một tay bắn tỉa biết bay với Plasma Railgun – khẩu súng bắn tỉa điện từ tự “sạc” đạn khi ngắm, Northstar cùng mang theo mình hàng tần “hỏa tiễn” để làm quà cho kẻ địch.
- Kĩ năng tấn công – Cluster Missile: Hỏa tiễn do Northstar phóng ra khi chạm vào mục tiêu sẽ phát nổ liên tiếp nhiều lần, gia tăng sức phá hoại của chúng.
- Kĩ năng chiến thuật – VTOL Hover: Cho phép Northstar cất cánh rời khỏi mặt đất theo phương thẳng đứng như trực thăng.
- Kĩ năng phòng thủ – Tether Trap: Những quả “mìn dây” trói chặt kẻ địch dính phải, biến chúng thành những mục tiêu cố định khó thể dễ xơi hơn cho Northstar cũng như đồng đội của gã.
- Kĩ năng đặc biệt – Flight Core: Sau khi cất cánh, Northstar có thể tùy ý xả hỏa tiễn về phía các mục tiêu bên dưới mình như một chiếc máy bay oanh tạc thực thụ.
[su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″]ION[/su_heading]Bên cạnh vũ khí chính Splitter Rifle – khẩu súng có khả năng xả đạn thành từng loạt ba viên với tốc độ cao, Ion còn có cho mình hai thiết bị phát xạ có khả năng phóng ra những chùm tia laser chết người một cách đầy bất ngờ.
- Kĩ năng tấn công – Laser Shot: Máy phát trên vai Ion phóng ra chùm tia laser cường độ cao đủ sức cắt xuyên qua bất cứ vật thể nào gặp phải.
- Kĩ năng chiến thuật – Tripwire: Những quả mìn cảm ứng tự động phát nổ khi kẻ địch bước vào vùng laser do chúng phát ra.
- Kĩ năng phòng thủ – Vortex Shield: Không chỉ ngăn chặn, lá chắn của Ion của chuyển hướng các viên đạn do kẻ địch bắn ra quay lại tấn công chính chủ nhân của chúng.
- Kĩ năng đặc biệt – Laser Core: Ion bắn ra một luồng laser khổng lồ với uy lực không gì cản nổi từ ngực của mình.
[su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″]SCORCH[/su_heading]Với khẩu súng phun lửa T-203 Thermite Launcher trong tay, khẩu hiệu đơn giản của Scorch là “thứ gì không thiêu được bằng lửa thì sẽ quay được bằng rất nhiều lửa”.
- Kĩ năng tấn công – Firewall: Đơn giản như tên gọi, Scorch thiêu đốt chiến trường bằng những luồng lửa cao vỗ mặt kẻ địch.
- Kĩ năng chiến thuật – Incendiary Trap: Scorch phóng ra những bình khí dễ cháy, bắt lửa và phát nổ chỉ với những tia lửa nhỏ nhất.
- Kĩ năng phòng thủ – Thermal Shield: Không chỉ “nung chảy” đòn tấn công của đối phương, bức tường lửa của Scorch còn gây sát thương cho các kẻ địch gần mình.
- Kĩ năng đặc biệt – Flame Core: Scorch tạo nên một luồng lửa khổng lồ hủy diệt tất cả mọi thứ trên đường đi của mình.
[su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″]TONE[/su_heading]Lăm lăm trong tay khẩu súng phóng lựu bán tự động 40mm có khả năng khóa mục tiêu Tracker 40mm, bản hòa âm của tiếng nổ là thứ âm nhạc mà Tone thích nhất. Có điều, việc phải khóa mục tiêu trước khi khai hỏa chính là nhược điểm của tay “nhạc sĩ” này.
- Kĩ năng tấn công – Tracker Rockets: Đơn giản là Tone “dành tặng” vài quả tên lửa của mình cho mục tiêu đã “được” khóa hoàn toàn.
- Kĩ năng chiến thuật – Sonar Lock: Tone dùng sóng âm để phát hiện đồng thời khóa một phần kẻ địch.
- Kĩ năng phòng thủ – Particle Wall: Bên cạnh việc ngăn chặn sức sát thương của địch, bức tường phòng thủ của Tone vẫn cho phép Titan này tiếp tục tấn công đối phương xuyên qua mình.
- Kĩ năng đặc biệt – Salvo Core: Tone phóng ra một loạt tên lửa có thể được điều hướng chủ động ngay trong khi bay, ưu tiên tấn công các mục tiêu đã bị khóa trong tầm nhìn của Tone.
[su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″]LỜI KẾT[/su_heading]“Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”, đạo lý này luôn luôn cho thấy sự đúng đắn của mình. Và Titanfall 2 cũng không là ngoại lệ. Với khả năng quyết định trận đấu của các Titan, việc hiểu rõ những gã đô con mình đồng da sắt này chắc chắn sẽ mang đến những lợi thế không nhỏ cho bạn, cả khi bạn có chúng làm đồng đội bên mình hay phải đối đầu với chúng.
Hãy cùng chờ xem khi ra mắt vào cuối tháng 10 tới đây, Titanfall 2 có đáp lại được kì vọng của người chơi cũng như của EA hay không![su_divider]