[dropcap style=”style1″]N[/dropcap]ếu là một người đam mê dạng game nhập vai Nhật Bản (JRPG), chắc hẳn bạn sẽ biết đến cụm từ Chrono. Mặc dù có số lượng thành viên khiêm tốn: Chrono Trigger và Chrono Cross nhưng dòng game này đã đạt được thành công rực rỡ.
Nếu có tìm hiểu, bạn sẽ thấy Chrono Trigger thường xuyên nằm trong bảng xếp hạng những game nhập vai hay nhất từng xuất hiện, nếu không muốn nói là một trong những trò chơi vĩ đại nhất. Còn Chrono Cross? Lần đầu tiên người viết chứng kiến một “điểm 10” tuyệt đối từ website “khét tiếng” Gamespot chính là từ tựa game này.
Vậy vì đâu mà “Chrono” lại đạt được danh tiếng lẫy lừng như vậy? Vietgame.asia hy vọng sẽ mang đến cho bạn một phần câu trả lời trong bài viết hôm nay.[su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]CHRONO TRIGGER[/su_heading]
- Hãng sản xuất và phát hành: Squaresoft
- Hệ máy: SNES
- Ngày phát hành: 1995
Một điều dễ nhận ra (mà có thể bạn đã từng nghe) là Chrono Trigger được tạo nên bởi một đội ngũ được coi là “Dream Team” của làng game Nhật Bản: thiết kế bởi Hironobu Sakaguchi – cha đẻ Final Fantasy, kịch bản Yuji Horii – người tạo nên D” và họa sĩ Akira Toriyama, tác giả bộ manga huyền thoại Dragon Ball (7 Viên Ngọc Rồng).
Đó là chưa kể, trò chơi có sự góp mặt của hai tên tuổi gạo cội trong làng nhạc game: Yasunori Mitsuda và Nobuo Uematsu mà với phần lớn game thủ chắc khỏi cần giới thiệu.[su_quote]Một điều dễ nhận ra là Chrono Trigger được tạo nên bởi một đội ngũ được coi là “Dream Team” của làng game Nhật Bản[/su_quote]
Trong lần đến Mỹ để nghiên cứu đồ họa vi tính, bộ ba kể trên quyết định sẽ làm gì đó “chưa ai từng làm”. Họ dành ra hơn một năm để lên kế hoạch về những khó khăn sẽ phải đối mặt khi thực hiện trò chơi.
Sau đó cùng với Kazuhiko Aoki, nhà sản xuất sau này của game, bốn người đã dành hàng giờ mỗi ngày để phát triển những ý tưởng cho trò chơi. Với một đội ngũ khoảng 60 người, quá trình phát triển game bắt đầu từ 1993 và gần hai năm sau mới hoàn tất.
Nếu bạn thắc mắc đâu là điểm đặc sắc của Chrono Trigger thì có thể tóm gọn trong những yếu tố sau: du hành thời gian, những đột phá trong lối chơi và màn trình diễn hình âm tuyệt hảo.[su_divider]
Du hành thời gian
Chrono Trigger là một trong những game nhập vai đầu tiên lấy chủ đề du hành thời gian. Yuji Horii – vốn là một fan của đề tài này (như loạt phim The Time Tunnel) đã cùng với Masako Kato (tác giả kịch bản) dành hàng giờ mỗi ngày trong năm đầu tiên để phác thảo nên cốt truyện của game.
Thông qua các cổng thời gian, người chơi có thể đi đến các địa điểm khác nhau trong thế giới và hành động trong quá khứ sẽ ảnh hưởng đến tương lai. Cũng chính vì có nhiều khả năng và lựa chọn mà game có đến 13 kết thúc khác nhau, tùy vào những hành động của người chơi.
Chính sự lắt léo trong câu chuyện và các tình tiết, những kết thúc khác nhau để khám phá đã gây ấn tượng mạnh về một game nhập vai khác biệt và đột phá khi đó.[su_quote]Chrono Trigger là một trong những game nhập vai đầu tiên lấy chủ đề du hành thời gian[/su_quote]
[su_divider]
Hệ thống chiến đấu đột phá
Khi đội ngũ phát triển Chrono Trigger tuyên bố muốn làm một thứ “chưa ai từng thực hiện”, họ không nói chơi! Hệ thống chiến đấu là thứ phản ánh rõ nhất quyết tâm này. Khác hẳn với các trò chơi cùng thời, các trận đấu ngẫu nhiên (random encounter) được loại bỏ hoàn toàn; người chơi cũng không cần chuyển cảnh mà sẽ chiến đấu ngay trên bản đồ.
Hệ thống kĩ năng “Tech” là một sáng tạo tuyệt vời! Chúng có thể làm nhiều hơn là gây sát thương cho một đối thủ vì có vùng ảnh hưởng.
Chẳng hạn, chiêu Cyclone của nhân vật Crono sẽ chạy theo một vòng tròn và làm thịt tất cả kẻ thù trong bán kính vòng tròn đó.[su_quote]Những phát kiến trên của Chrono Trigger là những thứ chưa ai từng thực hiện trước đó![/su_quote]Nhưng vẫn chưa hết! Cái hay còn đến ở những pha kết hợp Tech. “Lốc xoáy” của Crono sẽ còn nguy hiểm hơn nữa khi kết hợp chiêu Flame của Lucca, biến thành một cơn “bão lửa” vừa chém vừa “nướng chín” kẻ thủ. Đây là một ý tưởng rất mới lạ và hấp dẫn khi đó!
Những pha “hợp đồng tác chiến” này không chỉ trình diễn hiệu ứng đẹp mắt, chúng còn tạo ra yếu tố chiến thuật khi bạn phải kết hợp các loại Tech để khai thác điểm yếu và tăng sát thương với đối thủ, hay yếu tố khám phá vì bạn luôn muốn biết A kết hợp với B sẽ thành cái gì, đơn giản vì chúng quá… ngầu!Chrono Trigger cũng lần đầu giới thiệu “New Game+”, chức năng cho phép người chơi bắt đầu lượt chơi mới với những lợi thế nhất định sau khi đã hoàn thành trò chơi. Kể từ đó, Square đã đưa khái niệm này vào những trò chơi sau của mình như Chrono Cross, Parasite Eve, Vagrant Story hay FFX-2.
Những phát kiến trên của Chrono Trigger là những thứ chưa ai từng thực hiện trước đó![su_divider]
Hình âm tuyệt vời
Sau Final Fantasy 6, RPG duy nhất có thể sánh được với nó về chất lượng đồ họa chính là Chrono Trigger. Từ những cánh rừng rậm xanh mát đến cảnh hoàng hôn đẹp mắt, thác nước trắng xóa, chúng càng tô điểm thêm cho bữa tiệc màu sắc vốn đã phong phú của game.
Tạo hình tuyệt vời của Akira Toriyama thì không lẫn vào đâu được. Có thể nói, Chrono Trigger nằm trong số những trò chơi đẹp và ấn tượng nhất trên SNES.
Ở thời điểm đó, Yasunori Mitsuda còn là một lập trình viên âm thanh kém tên tuổi. Ông không hài lòng với tiền lương thấp và đe dọa sẽ rời Square nếu không được soạn nhạc. Sakaguchi gợi ý ông nên sáng tác cho Chrono Trigger và đó hóa ra là bước ngoặt trong sự nghiệp của Mitsuda.
IGN gọi đó là “một trong những album nhạc game hay nhất từng được thực hiện”. Chúng được đón nhận nồng nhiệt từ người hâm mộ, được trình diễn bởi dàn nhạc giao hưởng Tokyo cũng như remix nhiều lần, và đến nay vẫn còn sức ảnh hưởng mạnh mẽ.
Mitsuda chuyển mình thành một nhân vật được xưng tụng là “thiên tài âm nhạc”, mở đường cho hàng loạt thành công của ông sau này trong Xenogears, Chrono Cross, Xenosaga, Shadow Hearts…
[su_quote]Sau Final Fantasy VI, RPG duy nhất có thể sánh được với nó về chất lượng đồ họa chính là Chrono Trigger[/su_quote]
Họa sĩ Akira Toriyama
Nhạc sĩ Yasunori Mitsuda
Là một trong những tựa game huyền thoại của Square, Chrono Trigger có sự tham gia của rất nhiều tên tuổi lớn mà sau này đều đã thành danh. Ngoài những người đã đề cập trong bài viết, có thể kể thêm như:
- Hiromichi Tanaka (đạo diễn tương lai của Chrono Cross, nhà sản xuất gạo cội ở Square)
- Yoshinori Kitase (một trong những nhân vật nổi bật nhất ở Square, đảm nhiệm những dự án quan trọng nhất)
- Tetsuya Takahashi (cha đẻ của dòng game “Xeno”, hiện là chủ tịch Monolith Soft)
- Tetsuya Nomura (nhà thiết kế lừng danh, tác giả dòng game “Kingdom Hearts”).
[su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]CHRONO CROSS[/su_heading]
“Một tác phẩm vốn đã tuyệt vời còn có thể hoàn hảo hơn được nữa?” Có! Đó chính là Chrono Cross! Tựa game này đã giữ lại tất cả những gì tinh túy và xuất sắc nhất của Chrono Trigger, thêm vào một số sáng tạo và đưa chúng vào một trò chơi được xem là đẹp nhất của thế hệ PS1. Kết quả là gì? Sự hoàn hảo!
Mặc dù cùng một dòng game nhưng Chrono Cross không có liên hệ nhiều với người tiền nhiệm. Với Chrono Cross, du hành thời gian thậm chí còn lép vế hơn so với một khái niệm mới: thế giới song song.
Ngay từ đầu, Square đã cho thấy quyết tâm mang đến một tựa game còn xuất sắc và sáng tạo hơn cả Chrono Trigger. Họ không hề “ngủ quên trên chiến thắng”.
Một lần nữa ta lại phải nhắc đến lối chơi của game vì nó là minh chứng tốt nhất cho việc Chrono Cross đã kế thừa và phát huy Chrono Trigger hiệu quả như thế nào.
- Hãng sản xuất và phát hành: Squaresoft
- Hệ máy: PS1
- Ngày phát hành: 1999
[su_quote]“Một tác phẩm vốn đã tuyệt vời còn có thể hoàn hảo hơn được nữa?” Có! Đó chính là Chrono Cross[/su_quote][su_divider]
Hoàn thiện hơn nữa
Vẫn như trước, người chơi sẽ không phải đụng độ những trận đánh ngẫu nhiên khó chịu. Tất cả kẻ thù đều xuất hiện trên màn hình và lựa chọn đấu hay không là quyền của bạn. Bạn cũng gặp lại cốt truyện rẽ nhánh với rất nhiều biến cố, tình tiết và 9-12 kết thúc để khám phá, cùng chế độ New Game+.
Và tất nhiên, hệ thống kết hợp Tech với những pha trình diễn đẹp mắt vẫn còn đó.
Tuy nhiên, đó mới chỉ là “bình cũ”, những loại “rượu mới” vẫn ở phía trước.
Game mạnh dạn bỏ đi hệ thống điểm kinh nghiệm để lên cấp. Thay vào đó, đến một thời điểm, bạn sẽ chỉ mạnh hơn nếu đánh bại trùm. Ngay cả những nhân vật không tham gia vào trận đánh cũng sẽ được nâng cấp. Một ý tưởng tuyệt vời! Vì nó hạn chế việc “cày cuốc” và đảm bảo sự công bằng cho các nhân vật.
Đặc biệt khi Chrono Cross có đến… 45 nhân vật chơi được, không ai giống ai! (nếu vẫn sử dụng hệ thống EXP truyền thống, bạn sẽ có xu hướng chỉ sử dụng những nhân vật đã được “train” nhiều).Tiếp đến, hệ thống Element là “ngôi sao” mới của Cross. Tương tự như Materia trong FF7, Element có rất nhiều loại và tác dụng, ảnh hưởng đến các loại phép thuật, kĩ năng, món đồ… mà bạn có thể sử dụng. Chúng có cấp độ riêng và phải được trang bị đúng vị trí trong lưới Element của mỗi nhân vật.
Có 6 cặp thuộc tính Element đối nghịch nhau và mỗi nhân vật có một thuộc tính “bẩm sinh” – mạnh với yếu tố đó và yếu với yếu tố đối nghịch. Một chức năng gọi là “Field Effect” (Hiệu ứng môi trường) sẽ giúp bạn theo dõi những loại thuộc tính gần nhất đã được dùng trên chiến trường, để đưa ra tính toán phù hợp.
Một sáng tạo khác là hệ thống Stamina! Đầu mỗi trận đấu, mỗi nhân vật có 7 điểm stamina. Khi thực hiện tấn công vật lý, họ có thể chọn kiểu tấn công mình muốn với số điểm trên. Đòn tấn công yếu có tỉ lệ trúng cao và cần ít stamina, trong khi đòn tấn công mạnh thì ngược lại.
Nếu bạn chấp nhận rủi ro với những đòn tấn công mạnh, chúng sẽ nâng tỉ lệ trúng của những cú đánh tiếp theo lên cao (nếu bạn đánh trúng). Một điểm nữa là với những đòn tấn công có tỉ lệ trúng khác nhau, bạn sẽ có thể sử dụng các loại Element tương ứng. Ví dụ bạn chọn đòn tấn công 1 (yếu nhất), bạn sẽ chỉ được tiếp cận Element cấp 1.
Element và Stamina, cùng cái “khung” lối chơi đã rất vững thừa hưởng từ Chrono Trigger, mang đến chiều sâu chiến thuật tuyệt vời cho Chrono Cross.
Như đã nói, thế giới song song là một điểm mới của game. Đội ngũ Chrono không muốn “xào lại” yếu tố du hành thời gian vì như vậy là kém sáng tạo. Masato Kato nói rằng: “Chúng tôi không yếu kém và… rẻ tiền đến mức phải làm lại một thứ y hệt Trigger…”.
Vì vậy, bạn sẽ thường xuyên chuyển đổi qua lại giữa hai thế giới để khám phá, giải đố, thu thập nhân vật và tiếp tục cốt truyện. 45 nhân vật chơi được, mỗi người có câu chuyện, cá tính, hệ thống kĩ năng và cách thu thập riêng, là một con số “không tưởng” trong một game nhập vai khi đó (có lẽ chỉ có dòng game Suikoden với “108 anh hùng Lương Sơn Bạc” mới có thể so sánh).
Có thể nói, những gì đội ngũ phát triển làm với tựa game này là một cuộc cách mạng thực sự, một trường hợp độc nhất vô nhị, ngay cả khi so sánh với những trò chơi hiện tại.[su_quote]Có thể nói, những gì đội ngũ phát triển làm với tựa game này là một cuộc cách mạng thực sự[/su_quote][su_divider]
Màn trình diễn siêu hạng
Chrono Cross là trò chơi được cho là đã “vắt kiệt” sức mạnh của PS1. Mặc dù Akira Toriyama không còn tham gia thiết kế nhân vật nhưng Nobuteru Yuki đã thay thế tốt vai trò của người tiền nhiệm. Trên hết, đồ họa có thể nói là tuyệt mỹ của game gây ấn tượng mạnh với người chơi từ đầu tới cuối.
Nhân vật 3D hoàn hảo, màu sắc rực rỡ tươi sáng và những hiệu ứng ấn tượng cùng những đoạn phim CG mãn nhãn đúng chất Square đã chinh phục hoàn toàn những ai đã có dịp trải nghiệm trò chơi này.
Yasunori Mitsuda trở lại với vai trò soạn nhạc cho game và ông đã tạo nên một trong những album nhạc game hay nhất trong lịch sử. Những tác phẩm như “Scars of Time”, “Arni Village – Home World”, “Radical Dreamers” mãi mãi trở thành huyền thoại. Album gồm 3 CD này được hầu như tất cả các website, tạp chí lớn nhở, cũng như giới mộ điệu đánh giá là một tuyệt tác, xác lập vị trí của Mitsuda như một trong những tên tuổi lớn nhất của làng nhạc game Nhật Bản.
Riêng với người viết, tác phẩm yêu thích nhất lại là bản nhạc ở World map của thế giới song song: “On the Beach of Dreams – Another World” – giai điệu bình yên và da diết của nó như muốn giữ bạn mãi ở lại thế giới này.[su_quote]Chrono Cross là trò chơi được cho là đã “vắt kiệt” sức mạnh của PS1[/su_quote]
Nobuteru Yuki – phụ trách thiết kế nhân vật[su_divider]
Một huyền thoại sống mãi
Khi một trò chơi được đánh giá “Hoàn hảo”, có nghĩa là tất cả các mặt: từ nội dung, lối chơi, hình âm, sự sáng tạo, chiều sâu, giá trị chơi lại… đều đạt đến “đỉnh điểm”. Có nhiều, thậm chí rất nhiều, trò chơi tuyệt vời, nhưng đạt đến sự hoàn mỹ như Chrono Cross thì rất ít (được cái này thì lại mất cái kia).
Tin hay không tùy bạn, nhưng thời gian và thử thách đã có đủ để Chrono Cross được công nhận là một “kì quan” trong thế giới game. Vì vậy nếu có dịp thì bạn hãy thử qua để biết một trò chơi “10 điểm” là như thế nào![su_quote]Tin hay không tùy bạn, nhưng thời gian và thử thách đã có đủ để Chrono Cross được công nhận là một “kì quan” trong thế giới game[/su_quote]
[su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]LỜI KẾT[/su_heading]Bạn đọc vừa điểm qua một số nét về hai trong số những tựa game nhập vai huyền thoại của làng game thế giới. Mặc dù nền công nghiệp game Nhật Bản gặp nhiều khó khăn trong những năm qua, trong quá khứ họ đã từng có những tác phẩm kinh điển khiến cả thế giới phải kính nể như vậy.
Và chúng cũng nhắc ta về một thời huy hoàng của Square với những tựa game thật sự chất lượng. Dù là trò chơi điện tử hay phim ảnh, tiểu thuyết, mỗi khi được thưởng thức một tác phẩm tuyệt vời, theo cách nào đó chúng có thể thay đổi con người và cuộc sống của bạn. Chrono chính là một dòng game như thế!