Skip to content

Wolfenstein: The Old Blood – Đánh Giá Game

wolfenstein-the-old-blood-danh-gia-game

BÀI VIẾT SỬ DỤNG GAME ĐƯỢC VIETGAME HỖ TRỢGAME ĐƯỢC CHƠI TRÊN HỆ PC
[dropcap style=”style1″]2[/dropcap]014 quả là một năm kỳ lạ của làng game. Những cái tên “bom tấn”, hứa hẹn sẽ tạo nên “dư chấn” không nhỏ sau khi ra mắt lại trở thành những quả “bom xịt”, khiến không ít người phải thất vọng. Trong khi đó, một số cái tên tưởng như đã bị “định đoạt số phận” thì lại trở nên thành công vang dội. Đầu tiên là Middle-earth: Shadow of Mordor, và kế đến là Wolfenstein: The New Order.[su_spoiler title=”HỖ TRỢ THIẾT BỊ” open=”yes” style=”modern-dark” icon=”chevron-circle”]

RazerLogo

  • Graphics: N/A

[/su_spoiler]

  • OS: 64-Bit Windows 7/Windows 8
  • Processor: Intel® Core™ i7 / AMD FX-8350
  • Memory: 8 GB RAM
  • Graphics: NVIDIA® GeForce® GTX 660 / AMD Radeon™ R9 280 (3GB VRAM)
  • Hard Drive: 38 GB

[su_spoiler title=”MUA GAME Ở ĐÂU?” open=”no” style=”modern-dark” icon=”chevron-circle”]

  • Chưa có thông tin[/su_spoiler]

Thật khó có thể phớt lờ nỗ lực đáng trân trọng của MachineGamesBethesda Softworks, khi mà “canh bạc” Wolfenstein: The New Order là một dự án quá sức rủi ro: Một tựa game bắn súng góc nhìn người thứ nhất với chất lượng thuộc hàng AAA mang hơi hướm cổ điển và chỉ tập trung vào phần chơi đơn. Ấy thế mà “những gã Thụy Điển cứng đầu” tại MachineGames lại làm nên một Wolfenstein: The New Order xuất sắc đến mức ít ai tưởng tượng được, với lòng nhiệt huyết khiến cho bất kỳ ai cũng phải vỗ tay tán thưởng. Thật không hổ danh những người đã nhào nặn nên Chronicles of Riddick: Escape from Butcher Bay năm xưa!

Cuộc hành trình của B.J Blazkowicz mới chỉ chấm dứt cách đây đúng một năm thôi, nhưng trước khi bắt tay vào một dự án mới, MachineGames vẫn còn một món quà nho nhỏ dành cho người hâm mộ: Một bản mở rộng độc lập lấy mốc thời gian 1946, nhằm lấp đầy các sự kiện trong Wolfenstein: The New Order mang tên Wolfenstein: The Old Blood. Và điều đặc biệt nhất trong bản mở rộng lần này? Trở lại lâu đài Sói một cách hoành tráng, “dữ dội” hơn xưa![su_service title=”XEM THÊM” icon=”icon: arrow-circle-down”]

Wolfenstein: The New Order – Đánh Giá Game

Wolfenstein: The Old Blood – Đánh Giá Game

7 bật mí thú vị về “Wolfenstein: The Old Blood”

[/su_service][su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]BẠN SẼ THÍCH[/su_heading]wolfenstein-the-old-blood-danh-gia-game-03.jpg

“Dòng máu” cổ điển xen lẫn âm hưởng hiện đại

Lấy mốc thời gian năm 1946, Wolfenstein: The Old Blood vẫn đưa người vào vai gã “đồ tể” người Mỹ B.J Blazkowicz, thâm nhập vào lâu đài Wolfenstein và tìm kiếm tập tin chứa đựng vị trí ẩn náu của Trung Tướng Willhelm “Deathshead” Strasse từ tay Helga von Schabbs, “cánh tay phải” của y.

Tuy vẫn giữ vững và phát huy lối chơi “nảy lửa” của phiên bản trước, Wolfenstein: The Old Blood mang nhiều “hơi hướm” của phiên bản Return to Castle Wolfenstein từng gây “bão” vào năm 2001.

Nửa đầu game, người chơi sẽ được khám phá lâu đài Wolfenstein, từ những hầm ngục ẩm thấp tối tăm với những con Ubersoldaten (lúc này vẫn bị “dính” chặt với nguồn năng lượng được cấp từ đường dây cố định sẵn trên cao), cho tới khu liên hợp tuyệt đẹp toát lên nét kiến trúc cổ xưa đang chờ bị người chơi… phá nát.“Những con quái vật không bao giờ chết đi, bất kể bao nhiêu lần bạn giết chúng. Chúng chỉ thay da đổi thịt, rồi hiện nguyên hình bản chất kinh tởm của chúng.

Cả thế giới này đang đè nặng trên vai tôi, nhưng dù gì đi chăng nữa, tôi vẫn sẽ chống đỡ nó. Chỉ một lần nữa thôi, và tôi sẽ có thể an nghỉ…”

– William “B.J” Blazkowicz, Kinloss, 1946

Đến đây, Wolfenstein: The Old Blood tỏ rõ thế mạnh rất lớn của người tiền nhiệm: Lối thiết kế màn chơi. Mặc dù không sở hữu quy mô tầm cỡ của Wolfenstein: The New Order, chiến trường trong game được chia ra thành những khu vực tương ứng nối liền nhau, với rất nhiều vật chắn, đạn dược, vũ khí, máu và giáp rải đều ở mọi nơi.

Phong cách chơi của Wolfenstein: The Old Blood vẫn đề cao sự di chuyển nhanh nhạy, khéo léo nhưng cẩn trọng ở mọi ngóc ngách. Tuy chỉ tốn hơn 5 giờ đồng hồ để hoàn thành trò chơi ở độ khó “I Am Death Incarnate”, nhưng thật sự có rất nhiều phân đoạn “làm khó” người viết, điều này có lẽ bắt nguồn từ sự phân bố đối thủ dày đặc, cũng như cái sự “quá đông và hung hãn” của các địch thủ thuộc hạng nặng.

[su_quote]bởi vì sự kém đa dạng ở bối cảnh so với người tiền nhiệm, Wolfenstein: The Old Blood đẩy nhanh nhịp độ và trở nên tuyến tính hơn đôi chút, khiến cho người chơi không hề cảm thấy nhàm chán[/su_quote]Dĩ nhiên, vẫn còn đó những yếu tố đã khiến cho Wolfenstein: The New Order trở nên đặc biệt và lôi cuốn trước kia. Vẫn là hệ thống kỹ năng “perk” được đơn giản hóa để không làm người chơi mất tập trung khỏi lối chơi chính quá nhiều, vẫn là cơ chế hành động bí mật tuy cực kỳ… đơn giản nhưng cũng rất hữu hiệu để ngăn chặn kịp thời các đợt ứng viện binh của đối phương, giúp giảm tải áp lực từ các trận đấu súng, và vẫn còn đó cái sự “bùng cháy” trong từng pha chiến đấu.

Cũng bởi vì sự kém đa dạng ở bối cảnh so với người tiền nhiệm, Wolfenstein: The Old Blood đẩy nhanh nhịp độ và trở nên tuyến tính hơn đôi chút, khiến cho người chơi không hề cảm thấy nhàm chán trước khi hoàn thành game.

Nói tóm lại, Wolfenstein: The Old Blood không hề thay đổi rõ rệt so với Wolfenstein: The New Order, tất cả những thứ mà bạn từng yêu thích trong lối chơi của phiên bản trước vẫn còn đó. Và điều này cũng dẫn đến câu “bình luận” quen thuộc: Nếu như bạn thích thú với lối chơi máu lửa đậm tôn chỉ “không vớ vẩn” của Wolfenstein: The New Order nhưng vẫn còn đang “thèm thuồng”, thì hãy chơi ngay Wolfenstein: The Old Blood, chắc chắn bạn sẽ không hề thất vọng.[su_divider]wolfenstein-the-old-blood-danh-gia-game-02.jpgwolfenstein-the-old-blood-danh-gia-game-05.jpg

“Mánh lới” cũ, “tuyệt chiêu” mới

Wolfenstein: The Old Blood là “bình mới, rượu cũ”, đó là điều không thể nào bàn cãi được nữa. Nhưng cũng sẽ thật “quá quắt” nếu như chúng ta không bàn đến những yếu tố mới tuy nhỏ nhặt nhưng cũng rất thú vị của trò chơi.

Đầu tiên phải kể đến các món “đồ chơi” của B.J Blazkowicz, bao gồm các vũ khí “lỗi thời” và hơi kém cạnh so với những phiên bản được “nâng cấp” vào năm 1960 của chúng. Khẩu súng trường Assault Rifle dựa theo mẫu súng STG 44 ngoài đời thật với dáng dấp cổ điển, bắn đầm tay và dĩ nhiên vẫn rất “phê” khi chơi theo phong cách “hai tay hai súng”. Khẩu Schockhammer, tiền thân của con “cá mập” Automatic Shotgun vào năm 1946, có tầm bắn hơi tồi, nhưng một khi đã cầm trong tay hai khẩu súng thì người chơi sẽ không hề ngán bất kỳ tên Heavy Soldier nào. “Thiện xạ” Bombenschuss rõ ràng không thể nào bì được với Marksman Riffle, nhưng mỗi phát bắn uy lực cũng là lý do khiến cho Kar98k (mẫu vũ khí tạo cảm hứng cho Bombenschuss) trở thành một trong những vũ khí được ưa dùng nhất trong Thế Chiến thứ hai.[su_quote]sẽ thật “quá quắt” nếu như chúng ta không bàn đến những yếu tố mới tuy nhỏ nhặt nhưng cũng rất thú vị của trò chơi[/su_quote]Và như đã nhắc đến trong bài viết trước, một trong những món “đồ chơi” độc đáo nhất của B.J Blazkowicz trong Wolfenstein: The Old Blood là một chiếc ống kim loại. Blazko có thể dùng nó để mở những cánh cửa sập trên trần nhà, cắm vào vách đá và leo lên khu vực cao, hay thậm chí là sử dụng nó như là một món vũ khí cận chiến phụ. Bạn biết đấy, đi “xiên” lính phát xít bằng dao thì quá lỗi thời rồi, dân “xì tin” là phải dùng ống kim loại!wolfenstein-the-old-blood-danh-gia-game-04.jpgĐiểm mới (nhưng cũng không hẳn là… mới) tiếp theo của Wolfenstein: The Old Blood chính là… lũ thây ma (Shambler). Vâng, chắc hẳn nhiều người lại đang nghĩ rằng “lại là zombie, chả có gì hay”, nhưng nếu như bạn là một trong những “già làng” từng kinh qua Return to Castle Wolfenstein, thì chắc hẳn bạn sẽ hài lòng với sự xuất hiện của Shambler. Chúng chậm chạp, ngờ nghệch và chỉ thực sự nguy hiểm khi “cạp cạp” người chơi từ phía sau hoặc “đánh hội đồng”, nhưng khó có thể phủ nhận rằng “nã” cả đống đạn Schockhammer vào mặt chúng thực sự rất “đã” tay.

Cuối cùng là chế độ “Challenge”, nơi người chơi quay lại các nhiệm vụ đã hoàn thành và chơi theo phong cách “Arcade” tính điểm. Chế độ này giúp những ai đã hoàn thành tựa game có thể “xả đạn” đã tay hơn mà không cần màng đến cốt truyện, cũng như tăng giá trị chơi lại lên chút đỉnh.[su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]BẠN SẼ GHÉT[/su_heading]wolfenstein-the-old-blood-danh-gia-game-01.jpg[su_quote]Wolfenstein: The Old Blood không bao giờ cho phép người chơi chìm vào trong những khoảng lặng đó[/su_quote]

Nhịp độ kém, thiếu vắng những nhân vật ấn tượng

Wolfenstein: The Old Blood hướng đến một mục tiêu duy nhất: mang đến một trải nghiệm hành động dồn dập và máu lửa”, đó là điều mà giám chế sản xuất Jerk Gustafsson từng nói về tựa game, và điều đó hoàn toàn đúng: Wolfenstein: The Old Blood có cảm giác của thể loại phim hạng B, và trò chơi cũng “tiện tay” đánh mất luôn một phần “linh hồn” của Wolfenstein: The New Order.

Điều đó không có nghĩa rằng trò chơi hoàn toàn “hồn bay phách lạc” mà trái lại, người viết cảm thấy rằng nhiều trường đoạn trong game còn nặng nề hơn Wolfenstein: The New Order gấp nhiều lần. Tuy nhiên, Wolfenstein: The Old Blood không bao giờ cho phép người chơi chìm vào những khoảng lặng đó.Những lúc mà người chơi không cần động vào súng đạn không kéo dài bao lâu trước khi lại bắt đầu “đơn thương độc mã” hoành hành tại bất kỳ đâu mà mình đặt chân qua. Chúng ta không bao giờ có cơ hội tìm hiểu thêm về những người mà Blazko đã gặp gỡ, Agent One không phải là bất kỳ ai xa lạ, nhưng thời lượng xuất hiện quá ngắn của anh chàng khiến người viết thấy Agent One giống như một vai “cameo” trong Wolfenstein: The Old Blood hơn là một bằng hữu từng chinh chiến với Blazko trong một khoảng thời gian dài. Kessler cũng vậy, và điều khiến người viết ngạc nhiên nhất là không hiểu vì lý do gì mà ông nói chuyện với Blazko cứ như thể cả hai chưa từng gặp nhau.Phe phản diện trong Wolfenstein: The Old Blood cũng tương tự. Ấn tượng đầu tiên của người viết đối với Rudi Jäger là một gã Dolph Lundgen người Đức, khuôn mặt nghiêm túc đến mức… buồn cười và luôn “ảo tưởng” về con chó săn Greta của mình. Lần duy nhất mà người chơi đối mặt với hắn là lúc Blazko ngồi trên ghế điện, nhưng ngay đến lúc đó, người viết luôn nghĩ rằng Blazko chỉ cần cho hắn ăn một cú tát là hắn sẽ nằm lăn quay, bởi vì hắn không bao giờ tỏ ra đáng sợ khiến người chơi phải căm ghét như Deathshead đã từng làm.

Còn Helga Von Schabbs thì sao? Bà ta khiến cho người viết liên tưởng đến nhân vật Annie Wilkes trong bộ phim Misery, nhưng khác biệt ở chỗ, Annie Wilkes không tỏ ra đáng thương hại đến mức nực cười.

BÊN LỀ
    • Hai nhân vật Agent One (Wesley) trong hai phiên bản Wolfenstein: The Old BloodReturn to Castle Wolfenstein có vẻ là hai nhân vật khác nhau. Wesley trong Wolfenstein: The Old Blood mang quốc tịch xứ Whales, trong khi nhân vật cùng tên trong Return to Castle Wolfenstein là người Anh.
    • Lâu đài Wolfenstein lấy cảm hứng từ lâu đài Wewelsburg nằm gần ngôi làng Paderborn ở phía Tây nước Đức. Trong loạt game Wolfenstein, lâu đài này tọa lạc trên dãy núi Herz nằm ở phía Bắc nước Đức.
    • Wolfenstein: The Old Blood là tựa game thứ 4 đánh dấu sự xuất hiện của lâu đài Wolfenstein, mặc dù loạt game này sở hữu đến 10 phiên bản.
    • Bài nhạc cuối game mang tên “The Partisan”, được trình bày bởi Mick Gordon và Tex Perkins.

[su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: html5″ icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”http://www.wolfenstein.com/”][/su_icon_panel]

[su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: facebook-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”https://www.facebook.com/wolfenstein”][/su_icon_panel][su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: twitter-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”https://twitter.com/wolfenstein”][/su_icon_panel][su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: steam-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”http://store.steampowered.com/app/350080/”][/su_icon_panel][su_divider]

Tác giả

Abydon Belegarssøn

“Happiness can be found even in the darkest of times, if one only remembers to turn on the light.” - Albus Percival Wulfric Brian Dumbledore. ᚠᚢᚦᚨᚱᚲᚷᚹᚺᚾᛁᛃᛇᛈᛉᛊᛏᛒᛖᛗᛚᛜᛞᛟ