BÀI VIẾT SỬ DỤNG THÔNG TIN CỦA PC GAMERBÀI VIẾT SỬ DỤNG HÌNH ẢNH CỦA GOOGLE[dropcap style=”style1″]S[/dropcap]au những kiểu thiết kế game gây ức chế như những đoạn cắt cảnh không thể tua, hay những bức tường vô hình trong game… đã khiến bao game thủ đau đầu nhức óc, bạn có biết vẫn còn đó không ít những trường hợp khác “ghê gớm” không kém?
Vậy hãy cùng Vietgame.asia xét đến những kiểu thiết kế game còn lại đã được PC Gamer tổng hợp, để xem có trường hợp nào đã từng “đày đọa” bạn không nhé!
Điều đó vẫn chưa kể đến ở một số game, các nhà thiết kế lại sắp xếp cho lựa chọn ban đầu trong danh sách tùy chọn là “Bắt đầu phần chơi mới”, dù người chơi đã chơi trước đó, và giờ họ phải bấm xuống để sang lựa chọn “Tiếp tục”. Đối với nhiều người, kiểu thiết kế game này khá phiền phức, dễ làm cho họ bấm nhầm nếu như đang muốn nhanh chóng vào game.
Ở một số tựa game như Monster Hunter hay Assassin’s Creed, nếu như để ai đó “táy máy” phần lưu game của bạn, rất có thể bạn sẽ nhận lại máy game với phần save đã bị xóa hay lưu đè, và công sức “cày game” của bạn sẽ đổ sông đổ bể.

Điều đau đầu nhất là những nhân vật kiểu này lại không thể bị “tiêu diệt” như những con quái vật thông thường. Chẳng hạn như Martin trong Oblivion, đã bao người gặp lỗi với anh ta khi đang chơi, và họ chẳng còn cách nào khác ngoài từ bỏ nhiệm vụ chính đang mắc kẹt với Martin. Kể cả có thử đấm hay làm gì đi nữa, mọi đòn đánh đều đi chệch khỏi khuôn mặt ngu ngốc của anh ta.
Thiết kế game như thế này có thể là do bug (lỗi) trong game gây ra, nhưng cũng có thể do sự thiếu sót trong khâu lập trình của đội ngũ làm việc, và nhiều khi, game thủ sẽ phải mất thời gian tải lại màn chơi.

Những nhân vật ảo như vậy, thường nếu bạn chạy nhanh hơn, họ vẫn đi bình thường, không “hưởng ứng” gì cả. Cũng có nhân vật lại đi nhanh một chút, nhưng so với chạy vẫn chậm rì, và nếu bạn đi bộ theo thì lại bị bỏ xa dần dần. Cứ phải “dứ dứ” vừa chạy vừa đi, thiết kế game như thế khá là ức chế với nhiều người.
Ở đây, chúng ta có thể kể đến trong một số game như Diablo 3, khi bạn giải thoát cho người phụ nữ già khỏi mạng nhện của Spider Queen, bà ta vẫn chạy ra từ từ, dù lối thoát cách đó có vài bước. Chuyện tương tự cũng xảy ra với Captain Price, di chuyển như dính keo ở chân, không thể chạy nhanh ra khỏi cửa dù lối ra ngay đó.
Nhưng sau một hồi bắn, chém đủ kiểu, cố gắng “rút máu” thật nhiều, ấy vậy mà con quái vẫn chưa hề có dấu hiệu gục ngã. Những con trùm kiểu như thế này, chúng không hạ gục người chơi bằng cách hạ họ, đánh cho cột máu của họ xuống còn 0, mà chúng “đốn ngã” dần tinh thần của người chơi, khiến họ cảm thấy đây là những con trùm không bao giờ chết.
Và đó vẫn còn chưa kể đến thiết kế game tạo ra những con trùm “trâu máu” mà thông minh hơn một chút. Chúng không những nhanh, mạnh, mà còn sở hữu khí lực dồi dào, khiến cho bất cứ ai chạm trán cũng có thể bị nản lòng.

Cùng một địa điểm, bạn có thể thực hiện một cú “Leap of faith” đẹp mắt, nhưng nếu vẫn cứ hướng về địa điểm nhảy mà xoay góc nhìn camera đi hướng khác, hãy cẩn thận, chàng sát thủ có thể sẽ nhảy chệch đi và ngã đau đớn.

Tuy vậy, trong một số trường hợp, việc thủ tục thoát game “hành là chính” như vậy có thể giúp các game thủ lưu kĩ hơn phần save mất bao công đầu tư của mình.
Nhưng tất nhiên, không có gì là hoàn hảo cả. Có những kiểu thiết kế game ở trên thực chất cũng không ảnh hưởng quá nhiều tới người chơi. Nếu đôi bên cùng chấp nhận một chút cho khiếm khuyết của nhau, mọi chuyện có lẽ sẽ êm đẹp hơn.
Bạn nghĩ sao về những kiểu thiết kế game đã kể trên? Hãy cho Vietgame.asia biết cảm nghĩ qua bình luận bên dưới đây nhé!