4 ngày vừa rồi của cộng đồng người hâm mộ game trên toàn thế giới đã được một phen… cười nức nở với những hình ảnh “không đẹp lắm” chủ yếu đến từ cử động và biểu cảm khuôn mặt nhân vật được trích ra từ Mass Effect: Andromeda.
Trò chơi sẽ chính thức ra mắt vào ngày mai và chắc chắn một điều rằng đã quá trễ để Bioware “chọc ngoáy” bất cứ thứ gì để có thể chỉnh sửa lại hệ thống biểu cảm khuôn mặt của nhân vật ở thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, hãy ngừng nói về nó ngay bây giờ, bởi chúng ta không chờ đợi 5 năm chỉ để cợt nhả về một vài khuôn mặt bất bình thường. Đây là Mass Effect: Andromeda, và đây là 4 yếu tố chính bao gồm cả hai khía cạnh tích cực và tiêu cực mà Vietgame.asia đã lĩnh hội được sau khi trải nghiệm 10 tiếng đồng hồ đầu tiên của trò chơi thông qua Origin Access.[su_heading style=”line-blue” size=”35″]XEM THÊM[/su_heading][timeline post=”122356, 122157″][su_divider]
“NIỀM VUI NHO NHỎ” ĐẾN TỪ HÀNH TRÌNH KHÁM PHÁ THẾ GIỚI MỚI
Câu khẩu hiệu của Mass Effect: Andromeda là “chiến đấu cho quê nhà mới của chúng ta”, và ngay từ những đoạn trailer đầu tiên, trò chơi đã định rất rõ rằng đoàn tàu của Pathfinder không phải là những chiến binh N7 thiện chiến – họ là các nhà thám hiểm đặt chân tới hệ hành tinh Heleus với mục đích tìm kiếm các “Golden World” đáp ứng được điều kiện sinh sống lâu dài của các chủng tộc di cư từ dải Ngân Hà.
Có lẽ đây là lần đầu tiên trong toàn bộ loạt game, mà Mass Effect thực sự khiến người chơi phải choáng ngợp với quy mô của mình. Eos – Golden World đầu tiên mà Pathfinder đặt chân đến không phải chỉ đơn thuần là một hành tinh được tạo ra từ thuật toán thiết kế ngẫu nhiên với địa hình và quang cảnh nhạt nhẽo, nó là một vùng đất rộng lớn sở hữu nhiều khu vực khác nhau phục vụ cho mọi nhiệm vụ cả chính lẫn phụ được đặt rải rác mọi nơi như các “hầm ngục” (dungeon) trong những tựa game RPG cổ điển. Chiếc xe địa hình 6 bánh Nomad ND1 không sở hữu vũ khí nhưng có thể bảo vệ người chơi khỏi điều kiện môi trường khắc nghiệt, và trong 4 tiếng đồng hồ đầu tiên của phần chơi đơn, người viết chưa gặp phải bất kỳ dạng nhiệm vụ “fetch quest” nhàm chán nào từ Dragon Age: Inquisition – hy vọng điều này sẽ không thay đổi trong phần còn lại của trò chơi.
TUY NHIÊN…
Mass Effect: Andromeda sở hữu một tính năng “thời thượng” của thể loạn game thế giới mở hiện đại, đó là một chiếc máy quét có khả năng đánh dấu các vật thể đáng chú ý trong thế giới của game. Thiết bị quét này được sử dụng để giải quyết một số trường hợp trong nhiệm vụ, cũng như cho phép trí thông minh nhân tạo SAM đọc thông tin của vật thể mang lại điểm Research Data (RD) được dùng để nghiên cứu chế tạo các vật dụng, vũ khí và giáp trụ mới tại con tàu Tempest. Vấn đề của người viết đối với chiếc máy quét là tầm nhìn của nó quá hẹp và cái cách nó được vận dụng để thực hiện nhiệm vụ phụ có thể khiến nhiều người cảm thấy không thoải mái (tại sao không cho chúng ta góc quét 360 độ thay vì chỉ giới hạn một cửa sổ nhỏ từ Omni-tool?).
Cơ chế quét hành tinh (planet scanning) dò tìm nguyên liệu từ Mass Effect 2 cũng trở lại và có lẽ bạn đọc nên… tự quyết định cho mình. Cá nhân người viết cực kỳ ghét chức năng này do cái sự tốn thời gian một cách không cần thiết trong Mass Effect 2 và vẫn không thay đổi suy nghĩ này trong Mass Effect: Andromeda.[su_divider]
KHÔNG CHỈ ĐƠN THUẦN LÀ “BẮN SÚNG TRONG HÀNH LANG HẸP”
Với đặc thù là một tựa game thế giới mở, Mass Effect: Andromeda dĩ nhiên không buộc người chơi lệ thuộc vào những tấm lá chắn ngang hông nhân vật. Loại bỏ phương thức “áp tường” cổ điển với một nút bấm bằng cơ chế tự động nấp sau vật chắn, chiến đấu trong game giờ đây trở nên linh động hơn khi Ryder có khả năng nhảy cao và trượt người (dash) bằng bộ đẩy. Kết quả tạo nên một Mass Effect: Andromeda với nhân vật chính đầy cơ động sở hữu lối chiến đấu thú vị bậc nhất trong toàn bộ loạt game.
Các lớp nhân vật trước đây được biến chuyển thành những “Profile” cho phép người chơi thay đổi trực tiếp mọi lúc mọi nơi, kể cả khi đang chiến đấu. Bạn có thể học toàn bộ các kỹ năng ở cả ba nhánh Combat, Biotic và Tech, và Profile sẽ cộng số phần trăm thuộc tính cho các kỹ năng tương ứng, ví dụ Sentinel như giảm thời gian hồi chiêu cho các kỹ năng Tech và tăng sát thương cho các đòn combo kết hợp chiêu thức, vv… Một thay đổi nhỏ như các chủng loại đoạn như Cyro hay Disruptor giờ đây là các vật dụng xài một lần là hết (consumable) chứ không cho phép luân chuyển tùy ý như các phần trước.
THẾ NHƯNG…
Mass Effect chưa bao giờ được biết đến như là một dòng game đặt nặng tính chiến thuật, kể cả phần đầu tiên chưa thực sự nhuốm màu hành động nặng như hai phần sau. Thế nhưng việc gỡ bỏ cơ chế tạm ngừng thời gian và ra lệnh thực hiện chiêu thức cho đồng đội của Mass Effect: Andromeda là một quyết định không khôn ngoan. Bạn chỉ có thể đặt vị trí để đồng đội di chuyển hoặc quay về vị trí của Ryder, khiến cho việc “combo” chiêu thức với đồng đội đều phó mặc cho AI của đồng đội và càng thu hẹp vai trò của đồng đội hơn trong chiến đấu.[su_divider]
NHỮNG NHÂN VẬT ĐÁNG ĐỂ TÂM ĐẾN
Người viết thực sự không thể nói quá nhiều về diễn biến câu chuyện của Mass Effect: Andromeda, đặc biệt là khi game… cắt cái rụp ngay tại giờ thứ 4 khi mà Ryder chưa gặp gỡ nhiều gương mặt mới, nhưng người viết có thể dự đoán được tiềm năng của các nhân vật phụ mà chúng ta đã được gặp gỡ. Liam Kosta, “Papa” Alec Ryder và Cora Harper là ba nhân vật phụ sở hữu nhiều “đất diễn” nhất trong khởi đầu của trò chơi, đặc biệt “Papa” Ryder chắc chắn sẽ khiến cho người chơi có cảm giác như ông được xây dựng theo hình mẫu của David Anderson vậy.
TUY VẬY…
Người viết thực sự hy vọng là câu chuyện của Mass Effect: Andromeda sẽ trở nên khá khẩm hơn khi mọi thứ thật sự vào guồng trong phiên bản chính thức, bởi lối kể chuyện trong những giờ phút đầu tiên thực sự mang lại cảm giác giống như… “fan-fiction” với lời thoại được đầu tư thiếu nghiêm túc. Biểu cảm khuôn mặt tồi tệ khiến cho một phân đoạn đáng lẽ khiến người chơi cảm động lại bị phá hủy bởi những khuôn mặt vô hồn. May mắn rằng chất lượng lồng tiếng vẫn ở mức ổn thỏa.[su_divider]
CHƠI MẠNG CÒN HƠI “KÉM LỬA”
Phần chơi mạng của Mass Effect: Andromeda thực chất không khác nhiều so với Mass Effect 3 cho lắm – vẫn là chế độ chơi cộng tác 4 người trong đó những người chơi phải chống đỡ từng lượt càn quét của Kett và Remnant. Các nhiệm vụ của đội APEX Strike Team có thể được cử đi thực hiện bởi Ryder ngay từ con tàu Tempest, nhưng bạn cũng có thể trực tiếp tham gia các nhiệm vụ này trong vai thành viên của APEX. Thực sự cũng không có nhiều thứ để nói về phần chơi này ngoài việc nó cực kỳ hấp dẫn chủ yếu nhờ vào cơ chế chiến đấu mới mẻ và độ khó khá là… kinh dị kể ở mức Bronze.
NHƯNG KHOAN…
Chỉ trong vòng một tháng trước, For Honor gặp phải rất nhiều chỉ trích do hệ thống mạng P2P hoạt động cực kỳ kém ổn định khiến không ít người – trong đó có cả người viết, dừng cuộc chơi không lâu sau đó. Dĩ nhiên, một tựa game thi đấu đối kháng so với một game cộng tác 4 người chủ yếu chiến đấu với AI thì khó có thể đặt lên bàn cân so sánh với nhau, nhưng thực sự người viết cũng thấy bất ngờ khi hệ thống mạng của Mass Effect: Andromeda còn… tệ lậu gấp chục lần so với For Honor.
Số lần bị “đá” ra khỏi phòng chơi giữa trận (hay thậm chí là ngay cả trong… trình đơn của game) là không thể đếm xuể, hiện tượng lag xảy ra triền miên là hai vấn đề nhức nhối nhất trong phần chơi mạng của game. Bạn muốn trải nghiệm trò chơi mà không dính phải hiện tượng này? Hãy rủ thêm ít nhất 2 người bạn cùng ở Việt Nam nữa, bởi vì kể cả cho gặp phải những chủ phòng cùng ở châu Á, thì lag vẫn là điều không thể tránh khỏi.[su_heading style=”line-blue” size=”35″]LỜI KẾT[/su_heading]Đây mới chỉ là những nhận định ngắn đầu tiên của Vietgame.asia về những giờ phút đầu tiên của Mass Effect: Andromeda. Bài đánh giá chính thức của trò chơi sẽ ra mắt trong vài ngày tới.
Mass Effect: Andromeda sẽ được phát hành vào ngày 21/3 trên PC, PS4 và Xbox One.[su_divider]