[dropcap style=”style1″]Q[/dropcap]ua góc nhìn của một người chơi game di động đại trà mà nói, thì mảnh đất game di động đúng là một thiên đường màu mỡ, với số lượng đầu game cực kỳ phong phú, lại có những cái giá vô cùng phải chăng, thậm chí là cả những tựa game miễn phí nhưng vẫn có tính giải trí và giá trị chơi lại cực cao như Ninja Fruit, Jetpack Joyride…
Ngành công nghiệp game di động vốn luôn mang trên mình một vẻ ngoài bắt mắt và hứa hẹn, là đối tượng khai thác của nhiều hãng làm game quy mô nhỏ, vốn đầu tư ít. Vì sao? vì cứ một tựa game di động ra đời cũng tượng trưng cho một chiếc vé sổ xố vậy, nếu game thất bại, thì nhà phát triển game di động thiệt hại không nhiều và vẫn có thể chuyển sang thực hiện một tựa game khác. Còn nếu nó thành công, thì sẽ là một sự “hốt bạc” đúng nghĩa đen, với xác xuất thành công tương đương với đánh sổ xố ngoài đời thực, nhưng “giải thưởng” lại còn cao hơn gấp nhiều lần. Flappy Bird là một minh chứng rõ ràng nhất.
Đã có bao giờ bạn tự hỏi, một tựa game di động miễn phí có vốn phát triển rất thấp, thời gian phát triển ngắn, được tạo ra bởi một người duy nhất, lại có thể gây được tiếng vang lớn trên toàn thế giới, cùng doanh du nhiều triệu USD? Người ta đã nuôi sống những nhà phát triển game di động như thế nào? Bài viết này sẽ giúp bạn đọc của Vietgame.asia giải đáp những nghi vấn trên.[su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]CỬA HÀNG “ẢO” THU TIỀN “THẬT”[/su_heading]Nếu đã tiếp xúc với những tựa game di động trong một thời gian dài, thì chắc hẳn ai ai cũng đã biết tới chức năng mà trong hầu hết mọi trường hợp đều bị người chơi “lên án” này. Cửa hàng vật phẩm “ảo” trong game nhưng lại mua được bằng tiền “thật” là phương pháp để nhà phát triển game di động thu tiền một cách trực tiếp nhất.
Bản thân phương thức này cũng chẳng có tính chất “làm tiền” quá đáng, thậm chí nó còn là một lợi thế lớn cho tựa game của họ, nếu nhà phát triển chịu khai thác một cách chừng mực. Lúc này tựa game di động sẽ có giá trị chơi lại cao hơn, cũng như người chơi sẽ thấy được những nội dung và trải nghiệm thú vị mà chỉ khi nạp tiền thật ở một mức độ nào đấy mới mang lại được.[su_quote]Hiện tại, không riêng gì những tựa game miễn phí, mà ngay cả những game có giá bán gốc, cũng bị lệ thuộc vào cửa hàng ảo một cách quá độ[/su_quote]Cũng vì vậy mà hầu hết các tựa game di động nổi tiếng và được nhiều người biết tới như Dead Trigger, Jetpack Joyride, Flappy Bird… đều là những tựa game người chơi có thể dùng tiền trong game để phá đảo. Tiền thật chỉ là một yếu tố phụ giúp những game di động này trở nên đặc sắc hơn.
Thế nhưng thật đáng buồn, không nhiều nhà phát triển game di động thực hiện được “lý tưởng” cao đẹp bên trên. Hiện tại, không riêng gì những tựa game miễn phí, mà ngay cả những game có giá bán gốc, cũng bị lệ thuộc vào cửa hàng ảo một cách quá độ. Liệu bạn còn muốn chơi một tựa game khi mà nhìn đâu cũng chỉ toàn thấy tiền là tiên? Liệu bạn còn muốn cày kéo chăm chỉ để được một món đồ mà trong khi người khác chẳng cần nỗ lực gì cũng có thể sở hữu được bằng cách dùng tiền thật để mua đứt dễ dàng?
Trong thực tế thì phần lớn vì lý do trên mà hầu hết “tuổi thọ” của các tựa game di động đều rất ngắn, có những game chỉ trụ lại được trên tay người chơi khoảng vài phút đồng hồ trước khi họ xóa nó đi. Thà rằng ngay từ đầu nhà phát hành chịu bán game với một cái giá đắt, nhưng các giá trị tiền trong game và tiền thật được làm cân bằng lại, thì game của họ chắc chắn sẽ có giá trị chơi lại cao và để lại ấn tượng sâu sắc hơn cho người chơi.[su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]ĐẶT QUẢNG CÁO[/su_heading]Đặt quảng cáo là hình thức kiếm tiền qua mạng phổ biến nhất hiện nay trên Internet. Ở giới game di động cũng vậy, không trực tiếp thu tiền của người chơi, nhưng hình thức đặt quảng cáo vẫn đủ sức khiến nhà phát triển kiếm bộn tiền nếu như game đó nổi tiếng, kể cả khi đó có là game được phát hành miễn phí và không có cửa hàng ảo đi chăng nữa.
Mà điển hình nhất chính là game Flappy Bird của nhà làm game Nguyễn Hà Đông.Kỳ thực, “có qua thì phải có lại” là một chân lý cực kỳ bình thường trong cuộc sống.
Khi tải một tựa game di động về để chơi miễn phí, chúng ta nên chấp nhận và ủng hộ việc nhà phát hành gài các loại quảng cáo vào tựa game của họ để “kiếm chác” lại chút vốn liếng, như vậy thì nền tảng di động mới có nhiều đầu game hơn, và ngành công nghiệp game di động mới có thể tăng trưởng.[su_quote]Khi tải một tựa game di động về để chơi miễn phí, chúng ta nên chấp nhận và ủng hộ việc nhà phát hành gài các loại quảng cáo vào tựa game của họ để “kiếm chác” lại chút vốn liếng[/su_quote]Nhưng, việc gì cũng phải có một giới hạn nào đó của nó, việc các hãng sản xuất lợi dụng triệt để và có phần quá đà hình thức quảng cáo thông qua game di động này, lại trở thành một yếu tố “cắn trả” lại chính tựa game của họ.
Ví dụ như ở trong một số tựa game di động như Duck Destroyer, cứ mỗi một màn chơi dài vài phút thì người chơi lại mất tới nửa phút để ngồi xem một đoạn quảng cáo vô dụng và tốn thời gian, chưa kể chi phí sử dụng mạng 3G để tải về đoạn quảng cáo đó vốn đã vô cùng đắt đỏ.[su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]MUA THÊM NỘI DUNG[/su_heading]So với hai cách “hút máu” game thủ bên trên, thì việc nhà phát hành cho tải game về miễn phí như một bản chơi thử, sau đó nếu thích, người chơi có thể bỏ tiền ra mua thêm các chương cốt truyện và nội dung mới, vẫn là cách kiếm lời “tử tế” và được lòng người hơn cả.
Tuy nhiên, hình thức này lại không phù hợp với phần lớn những người chơi game đại trà, khi mà họ chỉ thường chi ra khoảng vài USD cho một tựa game nhỏ thông thường hoặc tìm đến những game miễn phí trên nền di động.
Trong khi game được phát hành theo dạng mua nội dung này thường là những game có chi phí phát triển cùng giá thành rất cao, với đối tượng nhắm đến là những người chơi game chuyên nghiệp.[su_quote]Hình thức này lại không phù hợp với phần lớn những người chơi game đại trà, khi mà họ chỉ thường chi ra khoảng vài USD cho một tựa game nhỏ thông thường [/su_quote]Nhưng mong rằng trong tương lai, khi nền tảng game di động dần dần thành hình và đạt được đến quy mô đồ sộ như ngành game console và PC, thì sẽ có nhiều hãng phát triển chọn phát hành game theo phương thức này hơn.
Hiện tại hãng Square Enix (một “ông lớn” ở thị trường game PC và console) đã đi tiên phong, bằng chứng là đa phần các tựa game nhập vai được họ chuyển thể cho di động đều hỗ trợ việc mở khóa thêm các chương cốt truyện bằng tiền mặt, hiếm thấy chức năng cửa hàng ảo hoặc đặt quảng cáo.[su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]NHỮNG SỰ KIỆN “MỒI CHÀI” TRONG GAME ONLINE[/su_heading]Khi tham gia vào chơi một tựa game trực tuyến (MMO) nói chung chứ không riêng gì trên hệ điện thoại, thì hẳn người ta sẽ luôn chú trọng vào yếu tố cộng đồng, mang lại cảm giác như được sống một cuộc sống khác, một cuộc đời khác. Vì vậy mà cứ đến một dịp lễ tết đặc biệt nào đó, những nhà phát hành luôn chộp thời cơ để tung ra những sự kiện để mọi người chơi cùng chung vui, từ đó gắn bó với cuộc sống trong game hơn.
Nhưng bạn nghĩ sao nếu ở trong một số tựa game di động, mỗi một sự kiện lại yêu cầu người chơi phải mua một loại vật phẩm nào đó bằng tiền mặt thì mới được tham gia. Nếu chẳng may hôm đó ví tiền của bạn trống rỗng, thì liệu người chơi có cảm thấy tủi thân khi phải đứng nhìn những người chơi khác tham gia săn boss, vật phẩm sự kiện đặc biệt?[su_quote]Những nhà phát hành luôn chộp thời cơ để tung ra những sự kiện để mọi người chơi cùng chung vui, từ đó gắn bó với cuộc sống trong game hơn[/su_quote]Vậy nên, các nhà phát hành game MMO trên điện thoại nên cân nhắc kỹ họ muốn đạt được mục đích gì khi tung ra các sự kiện mừng lễ.
Liệu số tiền thu “vé” mỗi lần vào “cửa” sự kiện kiểu này có đủ giá trị để đổi lấy cả một niềm vui chung của cộng đồng chơi game di động hay không, có đáng để họ mang tới cả một nỗi buồn cho một bộ phận lớn những game thủ “nghèo” hoặc chưa có khả năng làm ra tiền hay không?[su_divider]