Skip to content

5 lý do… không nên chơi “Monster Hunter”

BÀI VIẾT SỬ DỤNG HÌNH ẢNH ĐƯỢC GOOGLE HỖ TRỢ[dropcap style=”style1″]K[/dropcap]hi nhắc đến cái tên Capcom, người ta không thể không nghĩ ngay đến một hãng game lớn ở Nhật với rất nhiều tựa game độc quyền “bá đạo”. Và điều lý thú nhất, dường như mỗi một thương hiệu (franchise) của Capcom đều đứng ở vị trí “không nhất thì nhì” ở thể loại game mà nó được xếp vào.

Chẳng hạn, nhắc đến game đối kháng thì dòng Street Fighter nghiễm nhiên giữ ngôi vương. Dạng game platform thì dòng Megaman là số một (tuy đã không còn được tiếp tục nữa). Cái tên Resident Evil đã quá nổi tiếng với “fan” của game kinh dị, cũng như Devil May Cry là “ông trùm” của game hành động chặt chém. Còn game nhập vai? Đã có Monster Hunter – dòng game độc đáo tự đi con đường riêng của nó.

Monster Hunter không phải là một cái tên lạ, vì dù là không chơi thì ít nhiều người ta cũng có nghe về nó vài lần – nhất là từ sau khi thương hiệu này rơi vào tay các hệ máy của Nintendo. Và về cái mảng PR, quảng cáo và “chém gió”, thì rõ ràng Nintendo làm “mát tay” hơn Sony (chủ cũ của Monster Hunter) nhiều.

Đây là một dòng game rất kén người chơi, vì độ khó gần như… phi lý của nó. Thích bay nhảy kiểu không trọng lực, cầm thanh kiếm nặng hơn tạ và “combo” liên hoàn? Thôi bỏ đi ha. Monster Hunter có đủ trò để cản trở người chơi làm điều đó, và game cũng rất nhàm chán khi hầu như chỉ có một quy trình tẻ nhạt: săn quái vật – bị nó săn – săn lại nó…

Bài viết này của Vietgame.asia sẽ nêu ra 5 lý do để đừng bao giờ sờ tay vào bất kỳ phiên bản Monster Hunter nào cả! [su_divider] [su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]1. MỘT LOẠI “CHÍNH NGHĨA” VÔ LÝ[/su_heading]preview_off_mh4aTrong Monster Hunter, nhiệm vụ chính của người chơi là đến một bản đồ nào đó, tìm con quái vật trong các khu vực nhỏ, và săn nó. Tùy vào quá trình chơi của người chơi mà họ sẽ được “giới thiệu” tuần tự các loại quái vật từ nhỏ đến lớn, từ dễ đến khó.

Chẳng hạn như dòng họ khủng long thì Great Jaggi là dễ nhất và cơ bản nhất, sau đó đến các phiên bản cao cấp hơn như Great Wroggi phun độc, Great Baggi rất nhanh và có thể gây ngủ… Có thể nói rằng, người chơi sẽ được rèn luyện theo một “giáo trình” bí mật xuyên suốt trò chơi, để có thể đương đầu với những con “trùm cuối” kinh dị nhất như Savage Deviljho, Fatalis, Akantor…

Những trận chiến trong Monster Hunter thật sự rất khó khăn, cho dù là với một thợ săn lão luyện đi nữa. Trở ngại này đến từ những giới hạn về thể lực, về sự tuân thủ của trọng lượng vũ khí… và cả từ A.I (trí thông minh nhân tạo) quá kinh khủng của bọn quái vật. Cho nên, tiếng là “đi săn” chứ những pha high-light do người chơi thể hiện thì ít, mà bị bọn quái vật “củ hành” thì nhiều.[su_quote]Trong Monster Hunter bọn quái vật có làm gì đâu? Chính người chơi là những kẻ xâm lược đe dọa đến chúng![/su_quote]feat_mh3u_multi7Thế nhưng, bản thân việc làm này trong Monster Hunter là một “chính nghĩa” cực kỳ phi lý. Bởi, tuy to lớn và hung hãn, nhưng những con quái vật trong game chỉ đơn giản là tự vệ khi bị người chơi đi săn mà thôi.

Nếu chiến thắng, chúng vẫn phải chờ đợi những kẻ đi săn khác cứ đến và đi không ngừng – còn nếu thua? Chúng sẽ bị mổ xác để lấy thịt, da, sừng, ngọc báu… tất cả đều phục vụ cho lũ thợ săn khát máu thỏa mãn cái thú vui… “cày đồ” quái gở!

Hãy nhớ đến những Attack on Titan hoặc Pacific Rim, nơi con người bị những con quái vật khổng lồ đe dọa, bị chúng ăn tươi nuốt sống, bị đe dọa tuyệt chủng. “Chó cùng bứt giậu”, lẽ dĩ nhiên con người phải chống lại bằng mọi cách: xây thành, đắp lũy, chế tạo siêu vũ khí…

Thế nhưng, trong Monster Hunter bọn quái vật có làm gì đâu? Chính người chơi là những kẻ xâm lược đe dọa đến chúng! [su_divider] [su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]2. NHỮNG THỢ SĂN MẠNH MỘT CÁCH VÔ LÝ…[/su_heading]feat_mh3u_multi10Những thợ săn trong Monster Hunter, nếu so với các “siêu nhân” như Dante, Bayonetta, Kratos… thì chẳng là gì cả. Họ không có sức mạnh siêu phàm “phá đá dời non”, họ cũng chẳng có những món thần binh lợi khí với uy lực vô biên hay phép thuật “bá đạo” gì cả. Thậm chí, họ còn không thể… nhảy, và cứ chạy nhanh một chút là lại đứng thở hồng hộc do vài chục kilogram hành lý trên người.[su_quote]Họ không có sức mạnh siêu phàm “phá đá dời non”, họ cũng chẳng có những món thần binh lợi khí với uy lực vô biên hay phép thuật “bá đạo” gì cả[/su_quote]Thế nhưng, trong cuộc chiến với bọn quái vật đủ hình đủ kiểu thì những tay thợ săn này lại sở hữu những năng lực kỳ dị. Chẳng hạn như, một tấm thân xương thịt, chỉ khoác sơ sài vài tấm áo vải, lại chẳng hề hấn gì sau khi bị một con Duramboros to bằng chiếc xe tải sầm sập từ xa tông trúng.

Họ chỉ bay tít lên không, rơi xuống nhẹ nhàng, và lại đứng dậy chiến đấu tiếp như thể chẳng hề có cái xương nào bị gãy cả.Trong Monster Hunter, đặc biệt là mục chơi mạng, chẳng thiếu chi những pha “bóp” đồng đội thần thánh – chẳng hạn như một gã xài búa Hammer “vô ý” quất hụt quả cuối, hất nguyên cây búa vào người đồng đội, quăng gã bay đi và đứng dậy không một mảy may thương tích.

Trong khi cũng cây búa ấy có thể đập vỡ cả xương hàm siêu cứng của một con Uragaan – siêu máy ủi có thể dùng cái cằm của nó để đập bể nham thạch!feat_mh3u_multi12feat_mh3u_multi5Hoặc, trong phiên bản Monster Hunter 3 Ultimate với chế độ thủy chiến “độc nhất vô nhị”, ta lại có dịp chứng kiến một khả năng siêu phàm của các thợ săn: có thể di chuyển siêu tốc, nhịn thở, và chiến đấu thoải mái dưới nước hàng chục phút.

Những món vũ khí nặng nề dường như chẳng hề biết đến sức cản của nước, và thậm chí nếu như ngộp thở thì chỉ cần uống một bình Oxygen Supply là lại… nín thở vô tư tiếp.Lại còn những pha “khinh công” khó hiểu mà các kỳ hiệp trong võ lâm như Vi Nhất Tiếu hay Tư Không Trích Tinh cũng phải “ngã mũ” vái dài – chẳng hạn như những vách núi cao cả trăm mét mà những con quái vật biết bay như Rathalos, Rathian, Nargacuga… làm tổ trên đó để tránh bọn quái thú săn mồi siêu cấp nặng nề.

Vậy mà, người chơi vẫn có thể nhảy thẳng từ trên đỉnh xuống mặt đất, tiếp đất cực kỳ điệu nghệ và không hề xây xát gì! [su_divider] [su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]3. …VÀ CŨNG YẾU MỘT CÁCH KỲ LẠ[/su_heading]Và những thợ săn phi phàm của Monster Hunter thật ra cũng không “siêu nhân” như họ tưởng. Bắt đầu từ khoảng giữa game, những người mới chơi sẽ gặp phải những “bức tường” thử thách để khiến họ phải chững lại và đưa ra một quyết định “đắng lòng”: bỏ game hay chơi tiếp!

Đó có thể là những bài sát hạch với độ khó phi lý, chẳng hạn như đối đầu với hai con quái vật cùng lúc trong một đấu trường Arena không có chỗ trốn. Đành rằng với những nhiệm vụ đánh hai con quái cùng lúc, lượng máu của chúng bị giảm còn một nữa – nhưng sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa hai bộ vi xử lý A.I siêu cấp là không thể xem thường.

Hoặc, là những nhiệm vụ tưởng chừng như “bất khả” khi phải đương đầu với lũ Elderdragon trâu bò, cục mịch và dường như không hề biết đau đớn.feat_off_mh3u8Một con Goldbeard Ceadeus có thể “hành hạ” một thợ săn cao cấp mất nửa giờ đồng hồ, khi nó cứ bơi tung tăng dưới đáy biển. Hoặc một con Jhen Mohran to bằng chiếc tàu chở dầu, bị đánh mà vẫn cảm thấy không “ngứa ngáy” gì cả.[su_quote]Đó có thể là những bài sát hạch với độ khó phi lý, chẳng hạn như đối đầu với hai con quái vật cùng lúc trong một đấu trường Arena không có chỗ trốn[/su_quote]Thật kỳ lại là tuy những thợ săn trong Monster Hunter có thể “hứng” nguyên một cú tông vai của Deviljho, con quái thú to bằng chiếc xe bus, mà chỉ mất có 1/3 máu – và đồng thời một cú “quẹt” nhẹ hều của cái chót đuôi của con Brachydios cũng có thể lấy đi ngần ấy máu.

Có thể “vận nội công” đỡ một cú trời giáng mà lại cảm thấy “thốn” khi bị quẹt rách một đường nhỏ xíu?feat_mh3u_multi13Sau cùng, đó là cái tư tưởng “siêu nhân” hình như luôn ám ảnh các thợ săn kỳ tài này. Nó đặc biệt thể hiện rõ khi họ uống máu, thuốc giải độc hay bất cứ cái gì có thể… uống được. Mỗi lần uống xong, là các thợ săn trong Monster Hunter lại giơ hai tay lên gồng kiểu… Phạm Văn Mách khoe “chuột”, mặc cho rất có thể là một quả cầu điện của Lagiacrus đang bay thẳng vào mặt. [su_divider] [su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]4. MỘT “CÁI VÒNG” LẨN QUẨN[/su_heading]feat_mh3u_multi8Rất nhiều người ngoài cuộc không bao giờ hiểu rằng những kẻ chơi Monster Hunter, thật ra đang chơi cái gì? Một tựa game nhập vai chẳng hề có cốt truyện, hoặc nếu có thì cũng hết sức “tầm xàm ba láp”, chắp vá kiểu “cho có”. Và tất cả những cuộc đi săn trong game cũng chẳng hề có một mục đích gì rõ rệt.

Thử hình dung xem nếu một thợ săn trong Monster Hunter có viết nhật ký, nó sẽ như thế nào?

  • “Ngày… tháng… năm, 7 giờ 22 phút sáng. Mình vừa ngủ dậy thì bọn khọm già bên hiệp hội thợ săn đã réo, bắt đi săn quái vật. Haizz, ăn sáng cái đã”
  • “9 giờ 15 phút sáng. Mình đã đến được Sandy Plain sau một cuốc xe xóc cả mông. Lần sau phải bảo bọn khọm kia cho đi khinh khí cầu, bằng không thì chả săn bắn gì sất”
  • “10 giờ sáng. Mình đã thấy mục tiêu. Một con Deviljho. Nó đang làm gì ấy nhỉ? Đang thơ thẩn ngắm nhìn đàn kiến bò? Thôi kệ cha nó, nhiệm vụ kêu mình giết nó”
  • “10 giờ 24 phút sáng. Ơ… mình đang ở đâu ấy nhỉ? À, đây là cái giường ở trạm tiếp sức. Đúng rồi, mình đã bị con quỷ sứ mồm to đó đè nghiến ra nuốt suống. Vậy mà mình đã đặt thịt cho nó ăn nữa chứ. Đúng là thứ đồ vô ơn!”
  • “16 giờ 12 phút. Phew, sau cùng cũng hạ được mày rồi, con khốn. Mất hết cả chục bình máu, vài bình thể lực, mấy miếng thịt tẩm thuốc ngủ, chục viên đá mài… mày khôn hồn thì ói ra món gì quý giá chút để bố còn bán lấy tiền”
  • “20 giờ 21 phút. Haizz, mệt bã cả người. Xà quần cả ngày mà cái bọn khọm già chỉ trả cho 10.000 đồng, lại trừ đi mất 2/3 vì mình lỡ chết 2 lần. Lũ ky bo kẹt xỉ. May mà còn viên Crook của con mặt thộn ấy, mai đem bán cho lũ gian thương cũng được ối tiền. Ngủ cái đã”

[su_quote]Một tựa game nhập vai chẳng hề có cốt truyện, hoặc nếu có thì cũng hết sức “tầm xàm ba láp”, chắp vá kiểu “cho có”[/su_quote]Và hãy tưởng tượng rằng trang nhật ký này nhân lên cho 3.000 lần, với cùng khối lượng công việc và những thao tác từa tựa lẫn nhau. Vậy mà có những tên thợ săn tự hào khoe rằng chúng nó chơi cái game Monster Hunter này được… 4.000 giờ chơi rồi đấy. Hãi hùng thật! [su_divider] [su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]5. MỘT “KẺ GÂY NGHIỆN” KHÓ CHỊU[/su_heading]Đọc tới đây, có lẽ bạn đọc đã phần nào có được một cái nhìn cơ bản về Monster Hunter, dòng game nhập vai kỳ cục nhất của Capcom rồi đúng không? Nó có độ khó kinh dị, nó chẳng có một cốt truyện ra hồn, nó tồn tại hằng trăm điều phi lý… vậy, câu hỏi đặt ra là vì sao số người chơi Monster Hunter lại không hề ít?

Nói theo thuật ngữ của giới game, Monster Hunter là một dòng game thuộc dạng “giáo phái” (cult). Đúng như hình ảnh so sánh này, Monster Hunter cực kỳ khép kín và tách biệt với phần còn lại của thế giới. Nó có hàng chục lý do “khó ưa” để khiến người ta phải tránh xa nó ra, và những gì nó sở hữu thì cực kỳ bí mật và ít người được biết tường tận.

Nhưng nếu đã “trót dại” gia nhập vào cái “giáo phái” hắc ám này, xin trân trọng thưa rằng người chơi đã mắc phải một căn bệnh trầm kha khó chữa: bệnh nghiện.

Chẳng có gì lạ khi một gã thợ săn trong Monster Hunter tiêu tốn từ 7 – 8 tiếng đồng hồ quần thảo với lũ quái vật trong game mà chẳng biết chán là gì.feat_mh3u_multi3[su_quote]Nếu không muốn bị trễ nãi công ăn việc làm, việc học, thời gian quý báu để còn chơi các tựa game khác – chớ dại dột mà dây vào Monster Hunter[/su_quote]Những năm gần đây, nhiều người thấy rằng game đang bị “casual hóa” – với độ khó giảm đáng kể để thân thiện hơn với đại trà. Và không phải ai cũng cảm thấy thích điều đó, đặc biệt là bọn game thủ thích “hành xác” (hardcore gamer). Monster Hunter có thể đem lại cho người ta cảm giác kích thích và hưng phấn đến cực độ, khi có thể trải nghiệm cảm xúc đứng giữa ranh giới sống – chết một cách chân thật nhất.

Nếu một tựa game bình thường luôn có cái quy trình là đi màn, diệt lũ lâu la, đánh trùm – thì với Monster Hunter, chỉ còn mỗi một khâu “đánh trùm” trong xuyên suốt game mà thôi. Tất cả quái vật trong game đều là những con trùm thật sự, mà mỗi con nếu bỏ vào bất kỳ tựa game nào khác đều có tư cách làm “trùm cuối” – với trí thông minh ma mãnh, bộ đòn thế biến hóa và sát thương “tất sát”.Dĩ nhiên, “hành xác” nhiều như vậy thì phải có phần thưởng tương xứng – và với Monster Hunter thì khi hạ một con quái vật, tất cả bộ phận trên người nó đều có thể mang về và chế biến thành vũ khí, giáp trụ. Tất cả các trang bị này đều có thiết kế và tạo hình hao hao như con quái vật đã cho bộ phận để làm ra nó, đi kèm với các kỹ năng rất đặc trưng.

Và với số lượng lên đến hàng trăm, công cuộc sưu tầm trang bị trong Monster Hunter dường như chẳng biết đâu là điểm dừng.

Như vậy, nếu không muốn bị trễ nãi công ăn việc làm, việc học, thời gian quý báu để còn chơi các tựa game khác – chớ dại dột mà dây vào Monster Hunter, vì đây là một kẻ “gây nghiện” cực kỳ khó ưa. Để “cai nghiện” Monster Hunter, thà cai nghiện ma túy, rượu bia hay thuốc lá còn dễ hơn!feat_off_mh3u5 [su_divider]

Tác giả