Skip to content

Top 5 xu hướng ngành game trong năm 2018

xu hướng ngành game
[rs_section_heading style=”style6″ heading=”TOP 5 XU HƯỚNG CỦA NGÀNH GAME TRONG NĂM 2018″]Một năm 2018 đã qua với biết bao sóng gió trong làng game, tuy nhiên quãng thời gian ấy cũng trở nên đặc sắc nhờ những xu hướng ngành game đậm nét mà nó để lại.

Nhân năm mới này, chúng ta hãy cùng điểm lại những xu hướng ngành game của năm 2018 và xem rằng trong 2019 này, liệu mọi thứ còn tiếp diễn không nhé!

1. “SA NGÔ CỦA CÁC ÔNG LỚN
Nếu năm 2017, EA đã trở thành tâm điểm ăn gạch nhờ “siêu phẩm” micro-transaction trong Star Wars Battlefront II thì năm 2018 đã mang tới xu hướng ngành game mới: các ông lớn tranh nhau phần gạch.

Tháng 11 năm ngoáiBethesda, Blizzard và tới cả Valve có lẽ đều sợ mất đi hào quang chú ý từ các game thủ nên đã cố gắng làm gì đó nổi bật. Quả thật, họ đều đã thành công và gây được tiếng vang, chỉ là các “tiếng vang” đó đều không mang hơi hướng tích cực lắm.

Blizzard mở màn chuỗi gạch đá với Diablo: Immortal mang đồ họa tân tiến, cơ chế chơi tuyệt hảo, hứa hẹn mang đến một trải nghiệm Diablo chưa từng có… độc quyền cho nền tảng di động. BlizzCon là dịp để nhà sản xuất được tiếp nhận trực tiếp với những ý kiến phản hồi từ fan, và Blizzard đã hoàn thành suất sắc nhiệm vụ đó tại BlizzCon 2018 khi nhận được một rổ gạch từ người hâm mộ ngay lúc thuyết trình. Chẳng có lời lẽ mĩ miều nào từ nhà sản xuất có thể che đậy được ham muốn vắt sữa người chơi qua microtransaction từ game di động cả. Do vậy, hi vọng qua năm nay Blizzard sẽ thực sự làm được gì đó để chiếm lại cảm tình của game thủ, tạo ra những sản phẩm mà họ cần phải chơi, thay vì cần phải… nôn tiền ra! Quả thật microtransaction là yếu tố nhức nhối luôn hiện hữu trong các xu hướng ngành game bây giờ.

Đi ngay sau Blizzard, Bethesda đã làm dậy sóng những tháng ngày cuối năm qua loạt “phốt” về Fallout 76 như “xóa dùm” game cho người chơi ngay khi tải về, không cho người chơi xóa game, giao một chiếc túi nylon rẻ rướm cho những ai đặt mua bản game xịn nhất. Mặc dù Bethesda đã cố gắng dập lửa ít nhiều, nhưng “phốt” cứ nối tiếp “phốt”, khiến Bethesda khó lòng ngưng nghỉ. Gần đây nhất, hãng đã “xử trảm” một số người chơi sử dụng mod… trong khi trước đó đã khẳng định công ty sẽ hỗ trợ mod tới cùng. Có lẽ hơn ai hết, Bethesda cần một sự may mắn nào đó để 2019 sẽ đỡ cực nhọc hơn với “đứa con” Fallout 76 này.

năm 2018 đã mang tới xu hướng ngành game mới: các ông lớn tranh nhau phần gạch
Cuối cùng, ông hoàng Valve sau khi chán cảnh ẩn cư và đếm tiền trên núi đã quyết định hạ thế với ArtifactCS:GO – Danger Zone. Với Artifact, Valve đã nhầm lẫn giá trị của những lá bái thực và ảo, khiến người chơi phải chi một số tiền không hề nhỏ để sở hữu một bộ bài khủng sau khi họ đã trả tiền để mua game. Đương nhiên với tư cách “đàn anh” của nên game PC, công ty đã sửa sai nhanh chóng, cố gắng cân bằng lại game, và thậm chí mua lại những lá bài của game thủ nếu họ muốn. Động thái tích cực này của Valve cho thấy hãng thực sự muốn đầu tư vào Artifact, và đây sẽ là một tựa game bài đáng chú ý đó.

Còn với CS:GO – Danger Zone, Valve đã bổ sung chế độ Battle Royale này cho CS:GO, và “tiện thể” biến nó thành một game miễn phí. Điều này chắc chắn không làm những người đã trả tiền cho game vui vẻ gì, và làm dấy lên vấn nạn “cheat“. Trước kia, những kẻ gian lận phải trả tiền để mua lại CS:GO sau khi bị hệ thống chống gian lận VAC triệt hạ, còn giờ đây chúng có thể bỏ qua bước “trả tiền”. Nhìn chung những màn dậy sóng mà Valve làm ra không “bạc bẽo” như của Bethesda hay Blizzard, nhưng màn “giáng trần” của ông trùm sau bao năm “bặt vô âm tín” này quả thực có vẻ không thành công lắm. Hi vọng gian nan là khởi đầu, và Valve sẽ thực sự chiếm được cảm tình của người chơi trong 2019 với những sản phẩm tuyệt vời hơn và tạo nên những xu hướng ngành game độc đáo cho năm sau.

2. CUỘC CHIẾN GIỮA CÁC CỬA HÀNG
Trước năm 2018, nói tới việc thử thách cái ngai vàng của Valve trong nền tảng phát hành game PC có lẽ là trò đùa… thế nhưng tới giờ, Valve có lẽ đã phải lo lắng rồi đó.

Một xu hướng ngành game của 2018 là việc hàng hoạt cửa hàng game ra mắt. Kongregate mang tới Kartridge, Discord mở Discord Store, Epic Games công bố Epic Games Store. Hơn thế nữa, các cửa hàng này nườm nượp có những chiêu thức để thu hút các nhà phát triển nhỏ lẻ, như Epic Games đưa 88% lợi nhuận cho nhà phát triển, còn Discord chia tới 90%. Không dừng ở đó, Epic Games làm nao động thương trường bằng những tựa game độc quyền, “dụ dỗ” các nhà phát triển từ bỏ Steamhứa cho người chơi những game miễn phí.

Có thể nói Epic Games là đối thủ năng kí nhất trong cuộc chiến với Steam, bởi Fortnite là một “hiện tượng” game của 2018 và Unreal Engine 4 là một công cụ làm game cực kì nổi tiếng. Liệu các yếu tố đó có thể làm Steam mất vị trí “thượng đẳng”? Khó lắm, bởi phía dưới Steam còn có các cửa hàng tên tuổi như GOG, Origin hay Ubisoft. Thế nhưng các nỗ lực vươn mình của Epic Games nói riêng và các cửa hàng mới khác nói chung hi vọng sẽ tạo nên phần nào động lực để giúp Steam hoàn thiện chính mình hơn.

Một xu hướng ngành game của 2018 là việc hàng hoạt cửa hàng game ra mắt
3. FORTNITE…FORTNITE…FORTNITE…
Năm 2018, chúng ta nhận thấy một xu hướng ngành game rõ rệt là sự bùng nổ của Fortnite, trò chơi đã kéo theo thành công của Epic Games và là nền móng cho Epic Store. Vào tháng mười một năm ngoái, số lượng tài khoản Fortnite đã lên tới 200 triệu, tăng 60% so với mốc 125 triệu từ tháng sáu.

Vượt trên cả một xu hướng ngành game, Fortnite đã trở thành một hiện tượng toàn cầu, được trải nghiệm từ người già tới trẻ nhỏ, và “dìm” nhà sáng lập Epic Games dưới một biển… tiền. Đồng thời game cũng là bệ phóng thành công cho một số streamer nổi tiếng, đặc biệt là Ninja. Đương nhiên, những tiếng vang chiến thắng đó cũng kéo theo một vài mặt trái như trẻ em trở nên nghiện trò chơi này quá mức, Epic Games bị kiện bản quyền bởi những điệu nhảy trong Fortnite, hay màn “tự nhục” Youtube Rewind 2018 – video bị dislike nhiều nhất Youtube được tạo ra bởi… Youtube, do nhấn quá mạnh về Fortnite và bỏ qua vô số những sự kiện lớn khác trên nền tảng này.

Thế nhưng đối thủ truyền kiếp của FortnitePlayerUnknown’s Battlegrounds chắc chắn sẽ không ngồi yên chờ chết đâu. Đồng thời, sự đối đầu giữa hai cái tên khổng lồ này đã đưa thể loại game Battle Royale bùng cháy rực rỡ trong năm 2018. Liệu thể loại game này còn có thể tiến xa đến đâu? Chúng ta cùng chờ xem nhé!

Vượt trên cả một xu hướng ngành game, Fortnite đã trở thành một hiện tượng toàn cầu
4. RAY TRACING/DÒ TIA
Dòng card đồ họa RTX mới cứng từ Nvidia đã đặt nền móng cho một xu hướng ngành game mới: áp dụng công nghệ Ray Tracing (Dò tia). Hứa hẹn sẽ mang đến sự đột phá trong đồ họa thực tế, một “kỉ nguyên” mới của ngành công nghiệp game, Ray Tracing đã được Nvidia ứng dụng trên tổng cộng… một tựa game của năm 2018: Battlefield V. Đánh đổi cho công nghệ mới đó là giá cả “chát như xát muối vào lòng” của dòng card RTX và hiệu năng game bị giảm thê thảm khi bật Ray Tracing.

Đương nhiên, công nghệ mới nào cũng có những bước đầu chập chững, và không thể trách đội xanh với dòng card này được. Sự hiện diện của Ray Tracing này sẽ là nền móng để cả Nvidia và AMD tiếp tục thúc đẩy công nghệ đồ họa vươn xa hơn. Hi vọng chúng ta sẽ thấy được những tựa game mát nhãn hơn trong tương lai mà không phải “đốt ví” hay trải nghiệm 30 FPS.

Sau cùng, sự xuất hiện của dòng card RTX đã giúp “chào đời” một hình thức meme mới: RTX OFF/RTX ON. Đây đúng là một thành tựu đáng tự hào của lịch sử loài người!

Sự hiện diện của Ray Tracing này sẽ là nền móng để cả Nvidia và AMD tiếp tục thúc đẩy công nghệ đồ họa vươn xa hơn
5. CÁC GAME STUDIOS BÀNH TRƯỚNG
Trong năm 2018 này, Microsoft có lẽ là cái tên bành trướng nổi cộm nhất nhất. Gây bão từ dịp E3, tới giờ Microsoft đã thâu tóm không ít studio làm game tiếng tăm như Ninja TheoryPlayground GamesUndead LabsCompulsion GamesObsidian Entertainment và InXile Entertainment.

Vung tiền như mưa rơi vậy, chắc chắn Microsoft đang mong muốn tạo nên những tựa game tiềm năng và tuyệt vời để gia tăng sức mạnh cho thương hiệu Xbox, hay thậm chí cạnh tranh với thế lực của Steam. Nhưng liệu kế hoạch của Microsoft có phải chỉ là “lấy thịt đè người”, “đẻ” ra nhiều game để lấn át đối thủ, hay còn gì đó sâu xa hơn…? Chưa ai có thể trả lời chắc chắn, nhưng có vẻ 2019 sẽ là một năm đáng trông đợi từ phía Microsoft.

Hơn thế nữa, không chỉ dừng lại ở các hãng làm game, Microsoft còn thu phục PlayFrab, công ty chuyên về các dịch vụ đám mây. Điều này khiến nhiều người liên tưởng tới một chiếc máy chơi game đám mây cho hệ console thứ 9. Dù gì, xu hướng ngành game cũng đang chuẩn bị chuyển sang một đời console mới, và chắc chắn gã khổng lồ Microsoft đã có những kế hoạch của riêng mình. Hi vọng năm nay, chúng ta sẽ được biết tường tận ý định của ông lớn này và chiêm ngưỡng hệ console của tương lai.

xu hướng ngành game cũng đang chuẩn bị chuyển sang một đời console mới, và chắc chắn gã khổng lồ Microsoft đã có những kế hoạch của riêng mình
Bên cạnh Microsoft, THQ Nordic cũng là một studios có “máu mặt” thâu tóm trong năm nay. Hãng làm game điện thoại đình đám của Đức HandyGames, nhà phát triển của Wreckfest – Bugbear Entertainment, hay cha đẻ của Goat Simulator – Coffee Stain Studios đều là những cái tên đã đầu quân cho THQ Nordic năm nay. Như vậy, THQ Nordic đang có tới 35 game trong quá trình phát triển… một con số đơn giản là khổng lồ.

Cuối cùng, Paradox Interactive cũng thâu tóm được hai cái tên khá nổi là Harebrained Schemes và Triumph Studios.

Có vẻ như các ông lớn đều sẵn sàng cho một 2019 “khô máu” rồi đây!

Tác giả

Thảo luận