Skip to content

87% lượng game cổ điển đang có nguy cơ bị “tuyệt chủng”! – Tin Game

87-luong-game-co-dien-dang-co-nguy-co-bi-tuyet-chung-tin-game

Vừa qua, một bài nghiên cứu từ Video Game History Foundation cho thấy 87% số lượng game cổ điển ra mắt tại Hoa Kỳ đang có nguy cơ bị “tuyệt chủng” và con số này sẽ tệ dần theo thời gian.

Bài nghiên cứu (được xuất bản với sự hỗ trợ từ phía Software Preservation Network) cho biết chỉ có 13% trong tổng số những game được ra mắt từ trước năm 2010 là hiện đang có sẵn để người tiêu dùng mua trên thị trường.

Bài nghiên cứu này được thực hiện bằng cách sử dụng danh sách gồm 1500 game ngẫu nhiên lấy từ “một nguồn sự thật duy nhất”.

Trong quá trình thu thập dữ liệu, những nhà phân tích đã cân nhắc nhiều “hệ sinh thái” game khác nhau và phân chia các tựa game trong danh sách vào một trong ba loại sau: bị bỏ rơi (Abandoned), không được quan tâm (Neglected) và đang hoạt động (Active).

Tuy nhiên đến khi bài nghiên cứu kết thúc, con số 1500 đã nhanh chóng “phóng lên” 4000.

Quá trình xét duyệt này cũng khá là phức tạp, nên nếu muốn biết thêm về cách đội nghiên cứu xét từng tựa game thì bạn có thể tìm hiểu ở trang web chính thức của Video Game History Foundation.

Một số điểm mấu chốt lấy từ bài nghiên cứu là như sau:

  • Chỉ có 12% trong tổng số những game được ra mắt cho PlayStation 2 (máy console bán chạy nhất lịch sử) là được bảo tồn.
  • Khoảng 1000 game độc đáo đã biến mất khi cửa hàng điện tử của 3DS và Wii U “đóng cửa” vào đầu năm nay.
  • Luật bản quyền “lỗi thời” của Hoa Kỳ đang ngăn không cho các thư viện và tổ chức dễ dàng bảo tồn game cổ điển.
  • Đang có một cuộc tranh luận diễn ra để viết lại các điều luật này, với một đợt đánh giá xét xử được lên lịch vào năm 2024.

Bài nghiên cứu dài 51 trang này chứa đựng khá nhiều thông tin về tình trạng bảo tồn lịch sử của game cổ điển

Nó còn đề cập đến tầm quan trọng về mặt văn hóa của game, các khó khăn được đề ra từ việc “phát hành lại” cũng như nhắc đến khả năng tình hình sẽ tệ hơn trong tương lai khi vài hệ máy hoặc cửa hàng điện tử bị “đóng cửa” vĩnh viễn.

Tác giả

Thảo luận