[alert color=”599E42″ icon=”fa-gittip” title=””] BÀI VIẾT SỬ DỤNG GAME ĐƯỢC FOCUS HOME INTERACTIVE HỖ TRỢ[/alert][alert color=”26BDF0″ icon=”fa-gamepad” title=””] GAME ĐƯỢC CHƠI TRÊN HỆ PC[/alert][dropcap style=”style1″]T[/dropcap]rở ngược về trước những năm 2000, game thủ có một “hằng hà sa số” các tựa game chiến thuật thời gian thực đỉnh cao như Command & Conquer: Red Alert, Dune, Starcraft, Total Annihilation, Age of Empire, Warcraft…[su_spoiler title=”HỖ TRỢ THIẾT BỊ” open=”yes” style=”modern-dark” icon=”chevron-circle”]
- Mouse: Razer DeathAdder 2013
- Keyboard: Razer DeathStalker Essential 2014
- Headphone: Razer Carcharias for Xbox/PC
[/su_spoiler]
- Sản xuất: Eugen Systems
- Phát hành: Focus Home Interactive
- Thể loại: Chiến thuật
- Ngày ra mắt: 02/09/2015
- Hệ máy: PC
- Giá tham khảo: 44.99 USD
- OS: Windows Vista/Windows 7/Windows 8
- Processor: AMD/Intel quad-core 3 GHz
- Memory: 4096 Mb
- Graphics: 2 Gb 100% DirectX 11 compatible AMD Radeon HD 7870/NVidia Geforce 660 or higher
- Hard Disk: 15 Gb
- Sound Card: DirectX 11 compatible
- Additional Notes: Internet connection required for online gaming and game activation
[su_spoiler title=”MUA GAME Ở ĐÂU?” open=”no” style=”modern-dark” icon=”chevron-circle”]
- Chưa có thông tin[/su_spoiler]
Thế nhưng trong khoảng 5 năm trở lại đây, các tựa game chiến thuật dần nhường chỗ cho thể loại hành động. Những cái tên mới nổi bật gần đây như Wargame, Grey Goo… Đều kém xa những bậc tiền bối đi trước, và cả dòng game chiến thuật ra mắt điều đặn nhất hiện nay là Total War cũng không còn quá thu hút như xưa.
Mọi thứ còn trở nên đìu hiu hơn nữa khi năm nay, ngoại trừ StarCraft II: Legacy of the Void, những cái tên còn lại đều chưa thể đáp ứng được cơn khát game chiến thuật đã kéo dài quá lâu này. Tuy nhiên, đầu tháng 9 năm nay, đã xuất hiện một cái tên đáng chú ý, hứa hẹn sẽ đem lại bất ngờ – đó chính là Act of Aggression.
Được thực hiện bởi Eugen Systems, hãng phát triển đứng sau dòng Wargame cùng Act of War thuở nào, Act of Aggression có một hậu phương đủ vững chắc để tạo nên một cơn mưa đáng kể, giải khát cho những tín đồ của thể loại chiến thuật.[su_note note_color=”#FCF8E3″][su_service icon=”icon: arrow-circle-down” size=”40″ title=”XEM THÊM” icon_color=”#000000″]
Sniper Ghost Warrior 3 – Bóng ma tử thần
Sniper Elite 3 – Đánh Giá Game
Act of Aggression – Đánh Giá Game
[/su_service][/su_note][su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]BẠN SẼ THÍCH[/su_heading]
Lối chơi hấp dẫn
Nhìn chung, lối chơi của Act of Aggression mang nhiều nét tương đồng của những người đi trước và cũng bổ sung cho mình những thêm thắt mới lạ. Vậy người đi trước là ai? Đó là dòng game Command & Conquer, World in Conflict, Act of War, Wargame và cả một chút của Age of Empire.
Nói một cách cụ thể hơn, Act of Aggression sở hữu cách xây dựng quân đội của Command & Conquer, hệ thống giao chiến của Wargame, cách điều binh của World in Conflict, cách thể hiện cốt truyện của Act of War và hệ thống quản lí, nâng cấp của Age of Empire.
Trong Act of Aggression, người chơi sẽ có ba phe để chọn đó là Mĩ, Chimera và Cartel. Cùng bắt đầu với một công trình trung tâm rồi từ đó phát triển tiếp các nhà máy, căn cứ quân sự, kho vũ khí, nhà máy năng lượng… Mỗi công trình đều yêu cầu người chơi sở hữu những loại tài nguyên nhất định để xây dựng.
Có tổng cộng ba loại tài nguyên trong Act of Aggression là: tiền (Credits), nhôm (Aluminium), đất hiếm (Rare earth elements), tương ứng với ba màu sắc: vàng, xanh, đỏ. Cùng với đó là năng lượng cung cấp cho mọi hoạt động.[su_quote]Lối chơi của Act of Aggression mang nhiều nét tương đồng của những người đi trước và cũng bổ sung cho mình những thêm thắt mới lạ[/su_quote]Nếu tiền, nhôm và đất hiếm có thể dễ dàng khai thác trực tiếp từ các mỏ nằm cạnh nhau được đặt gần trung tâm, thì năng lượng lại là thứ bắt buộc người chơi phải xây dựng nên một mạng lưới đủ lớn để hoạt động. Tiền, nhôm thường được dùng cho xây dựng, sản xuất binh lính, còn đất hiếm được dùng chủ yếu để phục vụ chế tạo các món siêu vũ khí.
Và tất nhiên, ngoại trừ điện thì ba thứ tài nguyên còn lại đều không phải là vô hạn, nên việc tính toán để sử dụng sao cho hợp lí là chìa khóa để tạo hậu phương vững chắc cho mặt quân sự, cũng như nâng cấp trụ sở chính để mở ra những công trình, công nghệ quân sự mạnh mẽ hơn.
Khi có tiềm lực kinh tế mạnh mẽ, người chơi đã có đủ cơ sở để bước sang mảng quân sự, cũng là tâm điểm của Act of Aggression.
Như đã nói ở trên, tiền và nhôm cũng là hai món chính cho mặt trận quân sự, thông thường tiền được dùng nhiều để sản xuất binh lính, còn nhôm tiêu tốn cho khí tài. Điều này, một lần nữa cũng bắt người chơi phải tính toán nhiều hơn trước khi ra quyết định.Act of Aggression cũng tuân thủ rất nghiêm ngặt những chuẩn mực của thể loại chiến thuật thời gian thực và tạo nên sự cân bằng cũng như gia tăng tính chiến thuật. Mỗi loại binh đều sẽ có những ưu điểm và khuyết điểm riêng: binh lính thông thường có thể áp đảo về số lượng như lại yếu, phù hợp với các màn giao tranh tầm gần, xe tăng dai máu, hỏa lực mạnh nhưng dễ bị hạ bởi trực thăng, trực thăng thì lại mạnh với xe tăng, binh lính nhưng yếu về máu…
Thế nên, áp dụng loại quân nào và lúc nào, sử dụng cho mục đích gì, đánh phía nào, bố trí đội hình ra sao… Là công thức mà Act of Aggression đã học hỏi khá tốt từ người đàn anh World in Conflict hay người anh chung nhà Wargame.
Đặc biệt, do binh lính là lực lượng yếu nhất, nên Act of Aggression cũng khá khôn khéo khi bổ sung những tòa nhà có thể sử dụng được như một pháo đài, tương tự như dòng Command & Conquer.
Tuy nhiên, đối với một số công trình nặng về kinh tế như ngân hàng, việc cho binh lính “đóng đô” phía trong cũng đem lại một nguồn tiền kha khá.Bên cạnh đó, sau các cuộc giao chiến, đối phương có thể đầu hàng và trở thành tù binh chiến tranh. Người chơi có thể bắt giữ và gia tăng một lượng tiền không nhỏ vào tài khoản chung, điều này cũng là cứu cánh trong những màn chơi chiến dịch dài hơi.
Một hệ thống khá thú vị khác của Act of Aggression đó là những siêu vũ khí, mỗi phe sẽ có những món riêng với uy lực, công dụng đặc trưng. Đối với quân đội Mĩ, đó là tên lửa đạn đạo, phe Chimera có pháo không kích hạng nặng, còn Cartel thì có hệ thống vệ tinh chiến lược THOR.
Những siêu vũ khí này giống với trong Command & Conquer ở điểm chúng có thể thay đổi cục diện ngay lập tức, chỉ cần một đòn duy nhất là cả một nền kinh tế mạnh bỗng chốc trở nên thoi thóp. Tuy nhiên, cái hay nằm ở chỗ cả ba phe đều có riêng cho mình ba hệ thống phòng thủ riêng biệt nhằm ngăn chặn sức công phá của siêu vũ khí. Điều này giúp Act of Aggression tránh được tình trạng chạy đua xem ai là người phóng vũ khí trước như tượng đài Command & Conquer xưa kia.[su_divider]
Đồ họa đẹp mắt, chiến trường ấn tượng
[su_quote]Kể từ sau World In Conflict chưa có tựa game chiến thuật bối cảnh hiện đại nào làm có thể tái hiện chiến trường một cách đầy ác liệt như Act of Aggression[/su_quote]Nếu đặt cạnh những tựa game chiến thuật khác, hẳn đội ngũ phát triển cũng sẽ tự hào về những gì mà Act of Aggression đã thể hiện.
Kế thừa những gì mà dòng Wargame để lại cùng một số thay đổi, phải công nhận rằng kể từ sau World In Conflict chưa có tựa game chiến thuật bối cảnh hiện đại nào làm có thể tái hiện chiến trường một cách đầy ác liệt như Act of Aggression.
Sự ác liệt được thể hiện rất rõ ngay cả khi chỉ mới có khoảng vài chục binh lính đọ súng cùng nhau, cho đến lúc xe tăng, thiết giáp, trực thăng cùng hỏa lực hạng nặng vào cuộc, mọi thứ chìm đắm trong lửa và khói.
Môi trường cũng bị phá hủy trong những cuộc giao tranh như thế, cây cối sụp đổ, mặt đất đầy những lỗ đạn to tướng, nhà cửa bị tàn phá không thương tiếc do sức mạnh của bom đạn…
Nhất là cảm giác khi phóng thành công những siêu vũ khí và nhìn vụ nổ nhấn chìm từng công trình một, thật sự “đã không thể tả”.Ở mức thiết lập cao nhất, người chơi có thể nhìn thấy từng cử động nhỏ nhất trên mô hình nhân vật khi phóng camera lại gần, chuyển động cũng rất mượt mà, chân thực. Mô hình xe tăng, trực thăng cũng được thực hiện tỉ mỉ với những màu sơn dễ nhận rõ trên thân.
Tuy Act of Aggression vẫn còn tồn tại một vài lỗi đồ họa nhỏ như xuyên vật thể, mô hình chồng lên nhau… song việc này diễn ra với tần suất khá ít nên có thể dễ dàng cho qua.[su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]BẠN SẼ GHÉT[/su_heading]
Cốt truyện đầu voi đuôi chuột
Những phút đầu tiên của Act of Aggression, người chơi sẽ cảm nhận được sự dồn ép khi các cuộc xung đột leo thang, chính phủ lâm vào những cuộc mâu thuẫn triền miên, bầu không khí ngày càng hỗn loạn… Tất cả tạo nên một câu chuyện mang dáng dấp của World In Conflict hay Art of War Direct Action.
Sau vài màn chơi đầu tiên, mọi việc vẫn khá suôn sẻ khi những sự kiện cứ nối tiếp nhau diễn ra. Tuy nhiên, đến khi đi được 1/4 chặng đường, mọi thứ quay ngoắt 180 độ và đánh mất đi sự hấp dẫn mà những phút ban đầu làm được.
Dù xoay quanh ba phe phái và các vấn đề toàn cầu, song Act of Aggression lại thiếu đi một sợi dây đủ chặt để kết nối các tình tiết lại với nhau, nhất là khi tựa game đưa người chơi đi qua rất nhiều địa điểm trên khắp thế giới, làm cho càng về sau câu chuyện trở nên rời rạc một cách khó hiểu.[su_quote]Dù xoay quanh ba phe phái và các vấn đề toàn cầu, song Act of Aggression lại thiếu đi một sợi dây đủ chặt để kết nối các tình tiết lại với nhau [/su_quote]Chưa kể Act of Aggression cực kì thiếu các nút thắt mở mà một bối cảnh xung đột cần phải có. Toàn bộ câu chuyện như một con đường thẳng, cứ đi mãi mà chẳng có gì đặc sắc xảy ra, có chăng cũng chỉ là những bất ngờ ở phút đầu.
Cùng với đó, Act of Aggression cũng thiết nốt những phút giây cảm xúc. Đừng mong có những hình ảnh như các trường đoạn nhớ gia đình, đồng đội chia sẻ với những tấm ảnh… giống như trong World In Conflict, toàn bộ thời lượng của Act of Aggression mang nặng tính hình sự và thiếu đi những khoảng lặng cần có. Đó là còn chưa kể những nhân vật kiểu tượng trưng, chỉ có mỗi cái tên mà không hề để lại bất kì ấn tượng nào.[su_divider]
Âm thanh lạc nhịp
Nếu như hình ảnh tỏa sáng bằng những hiệu ứng xuất sắc, thì mảng âm thanh lại trở thành “thảm họa” khi đứng cùng. Thật vậy, những yếu điểm trong khâu đầu tư âm thanh của Act of Aggression cực kì dễ nhận thấy và đa phần là “chết người”.
Nếu không nhờ sự tỏa sáng của lối chơi, có lẽ người chơi sẽ được “ru ngủ” bằng những câu hội thoại vô hồn, thiếu sức sống của các nhân vật trong game.
Đã thế, không khí chiến trường đáng lẽ phải được góp thêm sức nóng bằng những âm thanh chát chúa, đanh tai thì lại bị thay bằng những tiếng nổ nghe… hiền quá cỡ, tiếng súng thì cũng chỉ râm ran không tạo được điểm nhấn.[su_quote]Không khí chiến trường đáng lẽ phải được góp thêm sức nóng bằng những âm thanh chát chúa, đanh tai thì lại bị thay bằng những tiếng nổ nghe… hiền quá cỡ[/su_quote]Thậm chí, tiếng động của môi trường cũng “hiền” hết chỗ nói, khi nguyên một tòa nhà cao hơn 20 tầng sập xuống mà chỉ nghe được vài tiếng… lẻng xẻng, không có được một âm thanh vang xa. Đến nổi người viết phải tăng âm lượng headphone lên, tuy nhiên, sự khốc liệt mà đáng lẽ đôi tai phải được cảm nhận lại không hề đến.
Đỉnh điểm cho sự tệ hại này đó là các bản nhạc nền, thay vì những khúc nhạc gay cấn tương xứng với bối cảnh, người chơi lại nhận được những giai điệu mang hơi hướng “sci-fi” gần như… chẳng ăn nhập gì với bối cảnh lẫn diễn biến![su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: html5″ icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”http://www.actofaggression-game.com/”][/su_icon_panel][su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: facebook-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”http://www.facebook.com/ActOfAggressionRTS”][/su_icon_panel][su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: twitter-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”http://twitter.com/AoA_RTS”][/su_icon_panel][su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: steam-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”http://store.steampowered.com/app/318020/”][/su_icon_panel][su_divider]