AMD Ryzen 5 3500 – Mặc dù sở hữu những kết quả kinh doanh ấn tượng trước đối thủ “đội xanh” của mình trong phân khúc vi xử lý trung và cao cấp, AMD vẫn “cần mẫn” cho ra mắt nhiều mẫu CPU mới mẻ liên tục với kết cấu đặc biệt nhằm “tận dụng” càng nhiều sản phẩm trong các “mẻ” CPU sản xuất ra.
Đây cũng là động thái nhằm tăng hiệu suất sản xuất vi xử lý và giảm giá thành chế tạo sản phẩm, tăng biên độ lợi nhuận cho hãng, đồng thời cũng đem đến cho người dùng nhiều sự lựa chọn hơn hẳn so với phương thức chỉ một vài dòng sản phẩm đơn lẻ theo “công thức” như một vài năm trước.
Mặc dù vậy, nó cũng để lại một “ma trận” các sản phẩm khiến cho người dùng khó lựa chọn khi các thông số chênh lệch nhau không nhiều. Một trong số những mẫu CPU gây tranh cãi nhiều nhất chính là mẫu AMD Ryzen 5 3500 vừa được ra mắt cách đây không lâu, bởi dù sở hữu “tiền tố” Ryzen 5, nhưng mẫu vi xử lý này lại có mức giá chỉ được xếp vào hàng phổ thông.
Rất nhiều game thủ đã rất thắc mắc về sức mạnh của mẫu CPU này, và đặt ra câu hỏi rằng liệu một mẫu Ryzen 5 “giá bèo” có thực sự xứng đáng làm “trái tim” cho các cỗ máy chơi game hay không?
Hãy cùng Vietgame.asia tìm hiểu các bạn nhé!
[su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]BẠN SẼ THÍCH[/su_heading]
AMD RYZEN 5 3500 – PHIÊN BẢN RYZEN 5 GIÁ…”HẠT DẺ” NHẤT!
Trong một vài năm qua, AMD vẫn luôn duy trì “công thức” tương đối quen thuộc: 4 nhân cho dòng Ryzen 3, 6 nhân cho dòng Ryzen 5 và 8 nhân cho dòng Ryzen 7. Điều này cũng phá vỡ “thế độc quyền” chỉ duy nhất 4 nhân CPU cho các dòng vi xử lý cao cấp do Intel “xác lập” kể từ khi ra mắt dòng sản phẩm “Core i” từ cách đây hơn 10 năm.
Thế nên không lạ gì khi phiên bản AMD Ryzen 5 3500 cũng được “đội đỏ” xếp vào nhóm vi xử lý Ryzen 5 bởi nó sở hữu đến 6 nhân xử lý vật lý, thế nhưng điều kỳ lạ so với “phần còn lại” của dòng sản phẩm chính là các mẫu vi xử lý này không được bật khả năng xử lý đa luồng SMT và sở hữu một mức giá thiệt… bèo, chỉ ngang ngửa các sản phẩm dòng Ryzen 3 mà thôi.
[su_quote]điều kỳ lạ so với “phần còn lại” của dòng sản phẩm chính là các mẫu vi xử lý này không được bật khả năng xử lý đa luồng và sở hữu một mức giá thiệt… bèo[/su_quote]Ngoại trừ vấn đề này, mẫu CPU Ryzen 5 “giá bèo” của chúng ta vẫn sở hữu tất cả những công nghệ tiên tiến nhất của dòng sản phẩm Ryzen 3000 series như hỗ trợ giao tiếp PCI Expres 4.0, hỗ trợ RAM siêu tốc với tốc độ lên đến 3200MHz, hơn hẳn mức chỉ 2400MHz của các CPU Intel hiện hành, hay được chế tạo trên dây chuyền công nghệ 7nm tiên tiến.
Nếu so sánh với “đàn anh” AMD Ryzen 5 3600 mà người viết đã từng giới thiệu đến với bạn đọc thì ngoài tính năng xử lý đa luồng, bộ nhớ đệm cấp 3 (L3 Cache) cũng đã bị “cắt xén” đi một nửa, chỉ còn lại 16MB mà thôi.
Mức xung nhịp cơ bản (Base Clock) vẫn ở mức 3.6GHz, nhưng mức xung nhịp ép xung tự động (Boost Clock) lại yếu hơn 100MHz, chỉ dừng ở mức 4.1GHz. Thông số này hơi “yếu đuối” hơn chút đỉnh so với sản phẩm “đàn em” ở cùng mức giá là AMD Ryzen 3 3300X vừa được giới thiệu gần đây khoảng 200MHz ở cả xung nhịp cơ bản và xung nhịp ép xung tự động.
Ngoài các công nghệ tiên tiến, AMD Ryzen 5 3500 còn sở hữu mức giá rẻ đến giật mình, thậm chí có nơi mẫu vi xử lý này sở hữu mức giá còn rẻ hơn cả phiên bản AMD Ryzen 3 3300X khiến rất nhiều người dùng “lăn tăn” giữa hai mẫu vi xử lý này xem đâu mới là vi xử lý “ngon lành” dùng để chơi game và làm việc cho các bộ máy tầm trung.
Đây là một “câu hỏi khó” bởi nếu chỉ nhìn từ mặt thông số, người dùng cuối, thậm chí kể cả rất nhiều “dân chơi kỹ thuật” cũng rất khó phán định 4 nhân 8 luồng của AMD Ryzen 3 3300X hay 6 nhân thực của AMD Ryzen 5 3500 sẽ có ưu thế tốt hơn khi chơi game. Phần sau của bài viết sẽ trả lời cho bạn bằng những phép thử nghiệm trực quan và thực tế.
AMD RYZEN 5 3500 – KHÔNG NGHẼN CỔ CHAI!
Cấu hình thử nghiệm thực tế:
CPU: AMD Ryzen 5 3500
Mainboard: Gigabyte B450 AORUS Pro
GPU: ASUS TUF RX 5700 8GB
RAM: 2x Geil Luce 8GB 2666MHz
SSD: Gigabyte 240GB
Trong khuôn khổ những thử nghiệm lần này, người viết tập trung vào so sánh hai mẫu CPU có cùng mức giá khá “mềm” và thuộc loại đình đám nhất của AMD hiện nay là AMD Ryzen 3 3300X và AMD Ryzen 5 3500 với các phép thử
Qua hầu hết các phép thử cơ bản hiện nay, có thể dễ dàng thấy được mẫu CPU thuộc dòng Ryzen 5 của chúng ta lại… thua sút ít nhiều so với mẫu CPU tham chiếu chỉ thuộc về dòng Ryzen 3 dù có mức giá tương tự.
Ở phép thử GeekBench Single, dễ dàng thấy được ở mức xung nhịp thấp hơn 200MHz trong khi cả hai sở hữu cùng kiến trúc, cùng công nghệ, cùng mức bộ nhớ đệm thứ cấp khiến cho sức mạnh xử lý đơn nhân của AMD Ryzen 5 3500 là điều hiển nhiên.
Thế nhưng khi đến với các thử nghiệm đòi hỏi xử lý đa nhiệm, thiết kế 4 nhân 8 luồng “khai thác” được tối đa sức mạnh của cả 4 nhân thực trên AMD Ryzen 3 3300X, trong khi mặc dù sở hữu đến 6 nhân thực nhưng mẫu CPU Ryzen 5 của chúng ta lại bị “chèn ép” ở hầu hết các phép thử với mức chênh lệch vào khoảng 10%.
Thế nhưng khi đến phép thử các game nặng ra mắt trong một vài năm gần đây, có thể thấy điều rất lạ là kết quả thu được lại cho thấy “bên tám lạng, người nửa cân” khi kết quả thu được không hoàn toàn nghiêng hẳn về phía mẫu CPU dòng Ryzen 3 như đối với các phép thử nghiệm cơ bản.
Có thể thấy, với nhiều game thông thường, chẳng hạn như Far Cry 5, Shadow of the Tomb Raider hay thậm chí là Gears 5 mới được ra mắt trong thời gian gần đây, dữ liệu trò chơi được phân thành các gói rất nhỏ, điều này “ủng hộ” cho số luồng dữ liệu lớn đến 8 luồng như trên AMD Ryzen 3 3300X.
Thế nhưng với những game đòi hỏi khả năng xử lý dữ liệu gói lớn như Assasin’s Creed Odyssey hay Borderlands 3 với kết cấu thế giới mở rộng lớn, cần dựng nhiều “dàn giáo” cho card đồ họa xử lý hơn hẳn các game có không gian chật hẹp thông thường, kết quả cho thấy các game này sẽ “thoải mái” hơn trên các CPU có nhiều nhân thực như AMD Ryzen 5 3500.
Điều đáng ngạc nhiên hơn cả là ở tất cả các phép thử, mẫu CPU Ryzen 5 của chúng ta cũng không gặp phải bất kỳ tình trạng nghẽn cổ chai nào khi thử nghiệm với mẫu card đồ họa tầm trung – cao cấp hiện nay là ASUS RX 5700 TUF X3 OC 4GB, dù cho trong một vài thử nghiệm thực tế, mẫu CPU này vẫn thua kém ít nhiều khi so sánh với AMD Ryzen 3 3300X.
Kết quả là trong hầu hết các phép thử, người chơi cảm nhận trò chơi diễn ra mượt mà hơn hẳn do không có tình trạng CPU hoạt động trồi sụt thất thường, đặc biệt là ở hai game Assasin’s Creed Odyssey và Borderlands 3 cho thấy hiện tượng nghẽn khá rõ nét khi thử nghiệm với mẫu CPU Ryzen 3 tham chiếu mà người viết có đề cập đến trong bài đánh giá.
Nhìn chung, khi trả lời câu hỏi giữa hai mẫu CPU AMD Ryzen 3 3300X và AMD Ryzen 5 3500 mẫu nào tốt hơn ở mức giá xấp xỉ 3.2 triệu đồng thì câu trả lời là cũng còn tùy vào nhu cầu của bạn. Mẫu Ryzen 3 tỏ ra mạnh hơn ở nhiều phép thử, nhưng lại dễ bị nghẽn cổ chai với các game thế giới mở với kết cấu rộng rãi, đòi hỏi CPU phải “gánh” các gói dữ liệu xử lý lớn hơn.
Theo ý kiến cá nhân của người viết, nếu chỉ dùng hệ thống PC của mình cho các game thể thao điện tử eSports nhẹ nhàng hay các game hành động có không gian chật hẹp, bạn nên chọn mẫu Ryzen 3 3300X, còn nếu có “niềm tin yêu” vào các game thế giới mở rộng lớn, hãy “thử sức” với AMD Ryzen 5 3500.
[su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]BẠN SẼ GHÉT[/su_heading]
MỘT SẢN PHẨM KHÓ CÓ NHÓM KHÁCH HÀNG PHÙ HỢP!
Sở hữu một sức mạnh có thể coi là rất tốt ở mức giá của CPU bậc phổ thông, lại không hề nghẽn cổ chai khi “ghép đôi” với các CPU dòng trung – cao cấp. Thế nhưng AMD Ryzen 5 3500 lại đặt mình vào một vị trí vô cùng khó xử khi rất khó định vị cho mình nhóm người dùng thích hợp, hay nếu không muốn nói là một nhóm người dùng khá “lỡ cỡ”.
Vậy ai sẽ là đối tượng phù hợp nhất với mẫu sản phẩm này?
Đa phần những người dùng bậc phổ thông sẽ không lựa chọn các card đồ họa trung – cao cấp như AMD RX 5700 hay RTX 2060 Super bởi mức giá “chát chúa” hơn 10 triệu đồng của các mẫu sản phẩm này không phù hợp với “túi tiền” người dùng phân khúc này nói chung. Chính vì vậy thông thường lựa chọn lý tưởng nhất dành cho các dàn máy phổ thông và tầm trung là các card đồ họa tầm trung khác như AMD RX 5600XT hay NVIDIA GTX 1660 Super là tối đa.
Với những card đồ họa này, AMD Ryzen 3 3300X hoạt động tốt hơn AMD Ryzen 5 3500 trong hầu hết các phép thử và sẽ không gặp phải các vấn đề nghẽn cổ chai khó chịu.
Trong khi đó, người có “rủng rỉnh” tiền bạc sẽ lên thẳng các phiên bản CPU cao cấp hơn như AMD Ryzen 5 3600 hay thậm chí là AMD Ryzen 3700X để ghép đôi với những mẫu card đồ họa trung – cao cấp đến cao cấp.
Chính vì vậy, đối tượng phù hợp nhất mà AMD Ryzen 5 3500 hướng tới là những người tự ráp máy theo trường phái “cổ điển” mà các kỹ thuật viên lẫn những game thủ giờ đây ít người theo đuổi. Phương pháp này chính là dồn phần lớn “ngân quỹ” ráp máy cho các card đồ họa “xịn sò”, còn lại các kinh phí khác mới phân bổ cho các linh kiện còn lại ở một mức vô cùng hạn chế.
Phương pháp này giúp người dùng có thể tối ưu hóa số tiền eo hẹp của mình để tạo ra những dàn máy “chuyên game” mạnh nhất có thể, nhưng về lâu về dài, cấu hình “lệch pha sẽ rất khó đáp ứng nhu cầu nâng cấp hay các nhu cầu mở rộng khác của người dùng.
[su_quote]đối tượng phù hợp nhất mà AMD Ryzen 5 3500 hướng tới là những người tự ráp máy theo trường phái “cổ điển” mà các kỹ thuật viên lẫn những game thủ giờ đây ít người theo đuổi[/su_quote]GIÁ THAM KHẢO
3,290,000đ
BÀI MỚI NHẤT
- Đạo diễn Dragon Age: The Veilguard rời khỏi BioWare là tự nguyện! – Tin Game
- Krafton công bố chiến lược mở rộng IP mới cho năm 2025 – Tin Game
- Các hãng game “hy vọng” Grand Theft Auto 6 sẽ được bán ở mức 100 USD? – Tin Game
- Palworld bật mí lộ trình ra mắt nội dung cho năm 2025! – Tin Game
- Dragon Age: The Veilguard – Đánh Giá Game
- Shuhei Yoshida: “Remaster và remake giúp Sony tiếp tục đầu tư vào các game mới” – Tin Game