[alert color=”599E42″ icon=”fa-gittip” title=””] BÀI VIẾT SỬ DỤNG THIẾT BỊ ĐƯỢC ASUS VIỆT NAM HỖ TRỢ[/alert][dropcap style=”style1″]K[/dropcap]ể từ khi ra mắt thương hiệu “Thần cú” Strix, ASUS đã tái định nghĩa dòng cạc đồ họa dành cho game thủ của mình khi đưa ra ba tiêu chí lớn: sử dụng tản nhiệt Direct CU hiệu quả nhất, sử dụng các linh kiện nhôm bền bỉ nhất cũng như được tinh chỉnh để có thể đạt hiệu năng hoạt động cao nhất từ khi mới xuất xưởng. Ba yếu tố này làm cho tên tuổi của dòng sản phẩm “Thần cú” Strix “nổi như cồn” trong số các sản phẩm cạc đồ họa có mặt trên thị trường.[su_spoiler title=”HỖ TRỢ THIẾT BỊ” open=”yes” style=”modern-dark” icon=”chevron-circle”]
[/su_spoiler]
[alert color=”4AA1E8″ icon=”fa-align-right” title=”Giá tham khảo”]8,000,000 VNĐ[/alert]
- Tên sản phẩm: ASUS Strix R9 380X OC
- Nhà sản xuất: ASUS
- Xuất xứ: Đài Loan
Cũng chính vì thế mà tên tuổi của “Thần cú” Strix trở thành đại diện cao nhất cho các sản phẩm cạc đồ họacủa ASUS, được nhiều game thủ nồng nhiệt đón nhận, mặc dù hãng vẫn duy trì liên tục và đều đặn các sản phẩm tiêu chuẩn (Standard) của mình.
Sau “cơn sóng dữ” mang tên ASUS Strix GTX 950 OC “đổ bộ” vào thị trường Việt Nam, ASUS lại tiếp tục cho ra mắt ASUS Strix R9 380X OC là thành viên mới nhất trong “đại gia đình nhà cú” Strix cũng như kế thừa được tất cả những ưu điểm kể trên. Với chip xử lý đồ họa R9 380X mới toanh từ “đội đỏ” AMD, đây là một sản phẩm hàng đầu trong những cạc đồ họa tầm trung – cao cấp cả về chất lượng cũng như sức mạnh khó có đối thủ nào có thể so sánh được![su_note note_color=”#FCF8E3″][su_service icon=”icon: arrow-circle-down” size=”40″ title=”XEM THÊM” icon_color=”#000000″]
Sapphire Nitro R9 380X 4GB- Đánh giá Gaming Gear
MSI R9 380 Gaming 2G – Đánh Giá Gaming Gear
Palit GTX 950 StormX Dual – Đánh giá Gaming Gear
ASUS Strix R9 380X OC – Đánh Giá Gaming Gear
[/su_service][/su_note]
[su_divider]
[su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]BẠN SẼ THÍCH[/su_heading]
Chất lượng hoàn thiện cao.
Có thể nói ASUS Strix R9 380X OC là một trong những sản phẩm có độ hoàn thiện cao nhất trên thị trường hiện nay với rất nhiều chi tiết, yếu tố được chăm chút vô cùng tinh xảo. Ở mặt trước, mặt nạ kim loại được chế tạo vô cùng phức tạp với một đường xẻ “nhấn” chính giữa, phân chia hai quạt tản nhiệt thành hai phần khác biệt.
Rãnh dọc này được điểm xuyết bằng những họa tiết, hoa văn theo kiểu “totem” màu đỏ sậm, hòa cùng các “nhát cắt” theo phương ngang chạy dài về phía hai mép bề mặt mặt nạ khiến cho ngoại hình của ASUS Strix R9 380X OC đầy ấn tượng, lại mang nặng “âm hưởng” của các nền văn hóa bản địa thổ dân châu Phi.
Hai “mắt quạt” được trang trí bằng các hình rẽ quạt đồng tâm từ trong ra ngoài gợi hình cặp mắt “dữ tợn” biến tổng thể bề mặt phía trước ASUS Strix R9 380X OC thành một “mặt nạ” của các chiến binh châu Phi khi tham chiến.
Thiết kế cách tân này tuy không làm cho vẻ ngoài của ASUS Strix R9 380X OC có vẻ cứng cáp được như Sapphire Nitro R9 380X 4GB, nhưng nó lại mang ấn tượng về sự chăm chút tỉ mỉ của nhà sản xuất, tạo nên dấu ấn riêng cho sản phẩm khi so sánh với nhiều đối thủ khác trên thị trường.[su_quote]Thiết kế cách tân này tuy không làm cho vẻ ngoài của ASUS Strix R9 380X OC có vẻ cứng cáp được như Sapphire Nitro R9 380X 4GB, nhưng nó lại mang ấn tượng về sự chăm chút tỉ mỉ[/su_quote]
[su_divider]
[su_note note_color=”#F2DEDE”][su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: forward” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″]
ĐIỂM NHẤN
[/su_icon_panel][/su_note]Mặt lưng ASUS Strix R9 380X OC cũng được “khắc họa” bằng nhiều rãnh xương cá dọc theo suốt chiều dài của cạc đồ họa. Những rãnh này vây quanh một lỗ trống duy nhất “khoe” chân GPU theo phong cách hiện đại của các mẫu cạc đồ họa “hầm hố” gần đây trên thị trường, làm cho tấm “áo giáp” này của ASUS Strix R9 380X OC tạo nên “điểm nhấn” cho sản phẩm, khiến cho nó trở nên mỹ quan chứ không đơn điệu như nắp lưng của Sapphire Nitro R9 380X 4GB.
Những chi tiết khác cũng được ASUS “tiêu chuẩn hóa” cho các cạc đồ họa cao cấp của mình như các ống dẫn nhiệt được mạ Nikel sáng bóng và chống rỉ, hệ thống tụ rắn bằng nhôm sắp xếp ngay ngắn, tạo nên một “lưới lọc” thứ cấp đón nhận những luồng gió “thừa” từ quạt tản nhiệt đảm bảo cho việc hoạt động của các tụ này trở nên bền bỉ thay vì việc sắp xếp lộn xộn các tụ điện như trên nhiều sản phẩm khác. Cách làm này cũng cho thấy sự chăm chút của hãng dành cho ASUS Strix R9 380X OC không chỉ ở bên ngoài, mà cả trên cách bố trí bảng mạch.[su_quote]ASUS Strix R9 380X OC sở hữu hệ thống tản nhiệt Direct CU II thế hệ mới với khá nhiều công nghệ tiên tiến[/su_quote]ASUS Strix R9 380X OC sở hữu hệ thống tản nhiệt Direct CU II thế hệ mới với khá nhiều công nghệ tiên tiến như 0dB đảm bảo cho quạt không quay khi chip xử lý hoạt động ở chế độ tiêu thụ ít năng lượng, ba ống tản nhiệt tiếp xúc trực tiếp với vi xử lý giúp cho việc “vớt nhiệt” trở nên hiệu quả hơn so với việc sử dụng các tấm đồng truyền nhiệt theo phương thức truyền thống.
Hệ thống tản nhiệt Direct CU II thế hệ mới này xuất hiện lần đầu trên các sản phẩm ASUS Strix GTX 750Ti OC của ASUS đã chứng minh được hiệu quả của mình so với thiết kế quạt “sấp ngửa” của hệ thống Direct CU II trước đây, khiến cho các cạc đồ họa mới trở nên “nhỏ nhắn” hơn, nhẹ nhàng hơn nhưng cũng… nhựa hơn so với bộ tản nhiệt cũ.
[su_divider]
Sức mạnh được… “buff”!
Là một sản phẩm thuộc nhóm các sản phẩm chất lượng cao thuộc “gia đình cú” Strix, ASUS Strix R9 380X OC sở hữu sức mạnh ấn tượng trong hầu hết các phép thử khi hãng đã “kéo nhẹ” tốc độ nhân xử lý thêm xấp xỉ 6%, từ mức 970MHz lên mức 1030MHz khi hoạt động ở chế độ “tiêu chuẩn” (Standard).
Ở mức hoạt động này, ASUS Strix R9 380X OC vẫn còn khá nhiều không gian cho game thủ ép xung thông qua chương trình GPU Tweak II đi kèm theo đĩa. Ở chế độ Overclock, bạn có thể dễ dàng “kéo” tốc độ của sản phẩm “chạm mức” 1050MHz, đem khả năng xử lý của nhân tăng lên xấp xỉ 10% so với phiên bản tham chiếu của AMD, ngay cả khi bạn là “tay mơ” trong lĩnh vực “đua tốc độ” này.
Các phép thử cho thấy ASUS Strix R9 380X OC không “ngán” bất kỳ game nào trên thị trường hiện nay, khi đạt mức tốc độ trên 30fps ở mức thiết lập cao nhất trong hầu hết các game (trừ “sát thủ phần cứng” The Witcher 3: Wild Hunt chỉ có thể hoạt động tốt ở mức High).[su_quote]ASUS Strix R9 380X OC sở hữu sức mạnh ấn tượng trong hầu hết các phép thử khi hãng đã “kéo nhẹ” tốc độ nhân xử lý thêm xấp xỉ 6%, từ mức 970MHz lên mức 1030MHz khi hoạt động ở chế độ “tiêu chuẩn” [/su_quote]Với 4GB GDDR5 hoạt động ở tốc độ 1425MHz, băng thông 256bit, ASUS Strix R9 380X OC thậm chí có thể “đảm đương” một vài game ở độ phân giải cao hơn FULL HD (1920 x 1080) như 2.5K hay 4K mà không gặp phải hiện tượng nghẽn cổ chai, hay phải “vay mượn” VRAM trên ổ đĩa cứng.
Điều này cho thấy việc “vũ trang” 4GB GDDR5 đã trở thành tiêu chuẩn chung cho các cạc đồ họa tầm trung, cũng như “kéo” độ phân giải 4K đến gần hơn với mọi người.
Đối với game Call of Duty: Black Ops III, ASUS Strix R9 380X OC cho thấy sự “dũng mãnh” của mình khi tốc độ trung bình cả game ở mức cao, lên đến 51fps, cũng như tốc độ tối thiểu vẫn nằm trong khoảng “chơi được” ở mức 30fps trong một số trường đoạn cháy nổ với nhiều vật thể.
Trong khi đối thủ GTX 960 của “đội xanh” NVIDIA lại gặp vấn đề nghiêm trọng khi tốc độ tối thiểu chỉ ở mức 14fps, đây là công lao rất lớn của trình điều khiển AMD Crimson Radeon Software, với tính năng “Shadow Cache” đã giảm tải tương đối cho cạc đồ họa trong những trường đoạn ánh sáng phức tạp.[su_carousel source=”media: 87553,87552,87551,87550,87548,87546,87545,87543,87542″ limit=”15″ link=”image” width=”960″ height=”480″ items=”3″ title=”no” autoplay=”2000″ speed=”400″]
[su_divider]
[su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]BẠN SẼ GHÉT[/su_heading]
Còn “sạn” tồn đọng
Nhìn chung, ASUS Strix R9 380X OC thỏa mãn hầu hết các game thủ, nhưng vẫn còn vài hạt “sạn” khác mà một số game thủ khó tính sẽ cảm thấy khó chịu!
Việc trang bị tản nhiệt Direct CU II thế hệ mới rút ngắn được chiều dài của cạc, nhưng việc trang bị các quạt tản nhiệt loại nhỏ tốc độ cao khiến cho… chiều cao của bộ tản nhiệt bị đẩy lên so với mức thông thường.
Hậu quả là một số cổng cắm như cổng CrossFire để thiết lập chạy với nhiều cạc đồ họa, hay các cổng cấp nguồn đều bị tấm “mặt nạ” tản nhiệt che khuất vào trong. Điều này làm cho việc cắm nguồn hay cắm cầu CrossFire trở nên khó khăn hơn.
Điều này cũng làm cho ASUS Strix R9 380X OC áp khá sát vào nắp vỏ máy tính (case). Chính vì thế mà sản phẩm chắn khá mạnh dòng khí do các quạt tản nhiệt lắp ở hai phía trên – dưới thổi ra, làm cho tốc độ lưu thông gió tổng thể bên trong lòng máy trở nên “yếu” hơn một chút so với việc sử dụng các cạc đồ họa “dài lưng” nhưng “mi nhon” hơn một chút.[su_quote]ASUS Strix R9 380X OC thỏa mãn hầu hết các game thủ, nhưng vẫn còn vài hạt “sạn” khác mà một số game thủ khó tính sẽ cảm thấy khó chịu![/su_quote][su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: html5″ icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”https://www.asus.com/Mini-PCs/VivoPC_VM40B/”][/su_icon_panel][su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: facebook-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”https://www.facebook.com/asus.vn/”][/su_icon_panel][su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: twitter-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”https://twitter.com/asus”][/su_icon_panel]
[su_divider]