Skip to content

Bạn có biết – “Fallout Edition” kỳ 2!

Bạn có biết – “Fallout Edition” kỳ 2!

BÀI VIẾT THAM KHẢO THÔNG TIN TỪ FALLOUT WIKI
[dropcap style=”style1″]K[/dropcap]hông chỉ đơn giản là một sản phẩm giải trí, Fallout còn là một trong những dòng game tổng hợp “văn hoá Mĩ” đa dạng nhất từ trước tới giờ.

Sau đây hãy cùng Vietgame.asia điểm qua một vài điều sẽ gây bất ngờ cho bạn đọc về “văn hoá” trong game nhé.

Phần ẩn của Fallout

[alert color=”4AA1E8″ icon=”fa-align-right” title=”HÌNH TƯỢNG VAULT BOY”]

Ít ai ngờ rằng ý nghĩa của hình tượng “Vault Boy” hoàn toàn không phải như vẻ bề ngoài mà chúng ta thấy. Hành động đưa ngón cái ra của Vault Boy không phải ám chỉ là mọi thứ sẽ tốt đẹp hơn, mà đó là một hành động đo lường.

 

Trong thời kì chiến tranh lạnh với Liên Xô cũ, chính phủ Mĩ đã phát động một chiến dịch dạy cho người dân cách tự bảo vệ mình nếu như chiến tranh hạt nhân nổ ra. Khi một quả bom hạt nhân phát nổ mà bạn thấy được, hãy đưa ngón cái của mình ra và dùng nó “che” vụ nổ. Nếu ngón cái che hoàn toàn vụ nổ thì bạn đang ở trong khoảng cách an toàn. Còn không thì nên di tản ngay lập tức.

[/alert]ban-co-biet-fallout-edition-ky-2-2[alert color=”544D44″ icon=”fa-align-right” title=”NỤ CƯỜI CỦA VAULT BOY”]

Bên cạnh hành động đưa ngón tay cái ra đo vụ nổ, bất kì ai đã chơi qua các tựa game Fallout đều thấy được hình ảnh nụ cười của Vault Boy. Đây là một trong những chủ đích của người thiết kế hình tượng game Fallout đầu tiên, với mục đích châm biếm các hành động của chính phủ Mĩ.

 

Trong những năm 1950, nhằm “xoa dịu” dư luận lúc đó về hậu quả của chiến tranh hạt nhân, chính phủ Mĩ đã yêu cầu xuất bản các cuốn phim hướng dẫn cách sống sót qua vụ nổ hạt nhân. Một trong số đó chiếu cảnh một cậu bé được mẹ “rửa” phóng xạ ra khỏi người và lúc nào cậu ta cũng cười tươi.

[/alert]
Nhân vật chính trong Fallout 3 sinh vào ngày 7/13/2258. Trong kinh thánh có một khổ thơ thuộc Micah 7:13 nói về sự suy tàn của nhân loại trên Trái Đất, bởi hậu quả từ chính các hành động của họ.

[alert color=”EBAB34″ icon=”fa-align-right” title=”NHỮNG BÀI THƠ ĐẦY ẨN Ý TRONG FALLOUT”]

Người chơi sẽ nghe thấy con robot giúp việc trong thế giới Fallout – Mr.Handy đọc một cách ngẫu nhiên các đoạn thơ của bài “There will come soft rain – Cơn mưa nhẹ sẽ tới” do Sara Teasdale sáng tác. Ở thời điểm đó, bài thơ này đã gây sốc cho dư luận, vì nó đưa ra một ý tưởng về sự suy tàn của con người bởi các cuộc chiến mà họ gây ra. 25 năm sau, bom nguyên tử được sáng chế.

 

Vào năm 1950, tác giả Ray Bradbury đã sử dụng bài thơ đó trong một câu truyện ngắn cùng tên. Truyện kể về một con robot giúp việc cho một gia đình đã bị chết cách đó vài chục năm do phóng xạ từ bom nguyên tử.

 

Trong Fallout 3, bạn có thể tìm đến ngôi nhà này ở Georgetown với con robot Mr.Handy đang ngày đêm chăm sóc những… cái xác.

 

Nhân vật chính trong Fallout 3 sinh vào  7/13/2258 (ở Mĩ, tháng và ngày đổi chỗ cho nhau). Trong kinh thánh có một khổ thơ thuộc Micah 7:13 nói về sự suy tàn của nhân loại trên trái đất, bởi hậu quả từ chính các hành động của họ.

[/alert]ban-co-biet-fallout-edition-ky-2-3ban-co-biet-fallout-edition-ky-2-9

TRIVIA – BÊN LỀ

[alert color=”70B920″ icon=”fa-envelope-o” title=”FALLOUT: NEW VEGAS VÀ NHỮNG ĐỊA DANH”]

Hồ cạn Ivanpah trong Fallout: New Vegas là một địa danh có thật ở sa mạc Mojave. Bên cạnh đó các thị trấn như Primm, Boulder City và cảng Calville cũng hoàn toàn được tạo dựng và lấy tên từ các địa danh ở nước Mĩ. Thậm chí cả tiệm tạp hoá mang tên Goodspring ở ngay đầu game Fallout: New Vegas cũng có thật.

[/alert]ban-co-biet-fallout-edition-ky-2-4[alert color=”4AA1E8″ icon=”fa-envelope-o” title=”CUỘC CHIẾN NÔ LỆ”]

Trong Fallout 3, bạn sẽ tìm thấy một toà nhà có tên là Temple of the Union, nơi mà những nô lệ may mắn trốn thoát được tụ họp lại với nhau. Họ có ước mơ là cùng nhau xây dựng lên một tổ chức giúp đỡ những nô lệ ở Washington .

 

Những thành viên trong hội nô lệ này được đặt tên theo ban quản lý của tổng thống Abraham Lincoln – những con người đứng đằng sau chiến thắng của quân đội miền Bắc, chấm dứt nạn nô lệ ở Mĩ.

 

Chưa dừng lại ở đó, bạn sẽ còn bắt gặp một kẻ săn nô lệ trong game có tên là Leroy Walker. Đó chính là tên của một bí thư của quân đội niềm Nam.

[/alert][alert color=”70B920″ icon=”fa-envelope-o” title=”ROBERT EDWIN HOUSE”]

Là tên đầy đủ của Mr. House trong Fallout: New Vegas. Thế nhưng ít ai biết rằng Mr. House được lấy hình tượng từ nhà tư bản Mĩ nổi tiếng vào những năm 1920 có tên là Howard Hughes. Bạn gái của Mr. House, cô Jane cũng được lấy tên từ siêu sao điện ảnh Mĩ những năm 1950, Jane Russell. Trong phiên bản hoàn chỉnh của Fallout: New Vegas, con robot có tên là Marilyn đã bị loại bỏ ra khỏi game.

 

Có thể hiểu vui là Andrew Ryan của Bioshock và Mr. House là một bởi vì cả hai đều dựa trên hình tượng của Howard Hughes.

[/alert][alert color=”544D44″ icon=”fa-envelope-o” title=”LIBERTY PRIME”]

Là con robot khổng lồ trong Fallout 3 do Brotherhood of Steel điều khiển, được lấy cảm hứng từ Optimus Prime trong Transformer.

 

Được chế tạo bởi Mr. House để tấn công quân đội Trung Quốc tại Alaska, bạn có thể nghe thấy những lời xỉ vả của con robot mang đậm tính cách tư bản.

[/alert][alert color=”EBAB34″ icon=”fa-envelope-o” title=”BILL CLINTON”]

Bethesda đã mời tổng thống Bill Clinton về lồng tiếng cho vị tổng thống đứng đầu quân đội Enclave trong Fallout 3. Thế nhưng, Bill cho rằng việc tham gia một sản phẩm game giải trí không mang lại hình tượng gì tốt đẹp cho mình nên đã từ chối.

[/alert]ban-co-biet-fallout-edition-ky-2-5[alert color=”544D44″ icon=”fa-envelope-o” title=”FRANK HORRIGAN”]

Xuất hiện trong Fallout 2 dưới vai trò là kẻ “đồ sát đột biến” thuộc đội mật vụ của quân đội Enclave. Frank Horrigan cũng là tên của một nhân vật do đạo diễn, diễn viên Clint Eastwood thủ vai trong bộ phim In the Line of Fire. Frank Horrigan trong phim cũng là nhân viên mật vụ.

 

Trong Fallout 2, khi chết thì Frank Horrigan sẽ nói “Semper Fi” – chính là chữ La-tin cho “Always Faithful”, khẩu hiệu của lực lượng lính thuỷ đánh bộ Mĩ.

[/alert]ban-co-biet-fallout-edition-ky-2-6
Trong Fallout 3, bạn sẽ tìm thấy một toà nhà có tên là Temple of the Union, nơi mà những nô lệ may mắn trốn thoát được tụ họp lại với nhau

Các diễn viên lồng tiếng

ban-co-biet-fallout-edition-ky-2-7ban-co-biet-fallout-edition-ky-2-8[alert color=”4AA1E8″ icon=”fa-bomb” title=”MATTHEW PERRY”]

Là người lồng tiếng cho ông trùm Benny trong Fallout: New Vegas. Matthew còn được biết đến bởi vai diễn anh chàng thích “đá xoáy” mọi người Chandler Bing trong phim truyền hình Friends nổi tiếng.

 

Mattew Perry rất thích chơi game Fallout 3. Trong một buổi nói chuyện trực tiếp trên truyền hình, anh đã nhắc tới điều đó và ngay lập tức được Bethesda mời về lồng tiếng trong game Fallout: New Vegas.

[/alert][alert color=”EBAB34″ icon=”fa-bomb” title=”NGƯỜI DẪN TRUYỆN”]

Gần 20 năm qua, Ron Perlman đã đảm nhận công việc lồng tiếng người dẫn truyện cho loạt game Fallout. Giọng nói của ông đã trở thành một yếu tố đặc trưng không thể thiếu của dòng game Fallout.

 

Bên cạnh đó, Ron Perlman cũng được biết tới với vai chính trong loạt phim Hellboy và ông trùm chợ đen trong Pacific Rim.

[/alert][alert color=”544D44″ icon=”fa-bomb” title=”VICTOR VÀ JAMES”]

Có thể nói đây là hai nhân vật gây bất ngờ nhất của Fallout: New VegasFallout 3.

 

Victor được lồng tiếng bởi diễn viên cạo gội, William Sadler. Ông được biết đến với các vai diễn trong phim như Iron Man 3, The Green Mile, Die Hard 2 và The Shawshank Redemption.

 

James được lồng tiếng bởi Liam Nesson, nhân vật chính trong loạt phim Taken với câu nói bất hủ ” Tao không biết mày là ai, tao không biết mày muốn gì. Nếu mày muốn tiền chuộc thì tao không có… Nếu mày không thả con gái tao, tao sẽ tìm mày và tao sẽ giết mày”.

[/alert]
Gần 20 năm qua, Ron Perlman đã đảm nhận công việc lồng tiếng người dẫn truyện cho loạt game Fallout. Giọng nói của ông đã trở thành một yếu tố đặc trưng không thể thiếu của dòng game Fallout

Tác giả

trungtoto

Lambda team

Thảo luận