Kỳ đặc biệt của loạt bài Bạn Có Biết lần này sẽ được dành tặng cho người hâm mộ Mass Effect với những thông tin bên lề thú vị về loạt game này. Nguồn gốc cái tên Shepard/Ryder, cuộc nối chiến Mỹ lần 2 xảy ra trong vũ trụ Mass Effect, mối liên hệ giữa Mordin Solus và một bài nhạc kịch nổi tiếng.
Còn rất nhiều điều thú vị nữa còn ở phía dưới, hãy cùng tìm hiểu trong phiên bản đặc biệt – “Mass Effect Edition” của Bạn Có Biết![su_heading style=”line-blue” size=”35″]XEM THÊM[/su_heading][timeline post=”119991, 119603″]
[su_divider]
FACTS – BẠN CÓ BIẾT?
[alert color=”EBAB34″ icon=”fa-envelope-o” title=”SHEPARD VÀ RYDER”]
Nhân vật chính của cả dòng game – chỉ huy Shepard, được đặt tên theo Alan Bartlett Shepard Jr., người thứ hai và công dân Mỹ đầu tiên bay vào vũ trụ vào ngày 5/5/1961. Sau này, ông là người lãnh đầu đoàn thám hiểm trên con tàu Apollo 14 và trở thành người thứ 5 trong lịch sử đặt chân lên mặt trăng. Ngày sinh của Shepard – 11/4, cũng là ngày mà chuyến tàu Apollo 13 khởi hành vào năm 1970.
Tiếp nối truyền thống trên, Alec Rider cùng cặp sinh đôi Sara và Scott Rider – các nhân vật chính của Mass Effect: Andromeda, được đặt tên theo Sally Ride, nữ phi hành gia người Mỹ đầu tiên thám hiểm vũ trụ vào năm 1983.
[/alert][alert color=”544D44″ icon=”fa-envelope-o” title=”BLOOD RAGE”]
“Blood rage” là cụm từ ám chỉ trạng thái điên loạn của Krogan, khiến chúng hoàn toàn không thể cảm thấy đau đớn và trở nên bất khả chiến bại. Các chiến binh Krogan đang trong tình trạng “blood-enraged” có thể chiến đấu cho đến chết, kể cả khi tứ chi hoàn toàn bị cắt rời và chỉ dừng lại khi não ngừng hoạt động.
Tuy nhiên, trái với quan niệm thông thường, giống loài Krogan cổ đại không hề có “blood rage” bẩm sinh, các Krogan sở hữu “blood rage” đều được chuẩn đoán mắc phải bệnh lý rối loạn thần kinh liên quan đến chất dẫn truyền serotonin và bị cách ly khỏi xã hội. Sau khi Tuchanka trải qua cuộc địa chấn hạt nhân tàn phá môi trường sống của hành tinh này, toàn bộ Krogan buộc phải tiến hóa bằng cách phát triển “blood rage” để có thể tồn tại dưới bầu không khí của Tuchanka.
[/alert][alert color=”4AA1E8″ icon=”fa-envelope-o” title=”NỘI CHIẾN MỸ LẦN 2″]
Vào năm 2096, các quốc gia Canada, Mexico và Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ sát nhập và hình thành khu vực liên bang Bắc Mỹ Hoa Kỳ (“United North American States”). Hành động này đã làm dấy lên sự phản đối mạnh mẽ từ các phe ly khai, bao gồm nhóm cực đoan mang tên Freedoms First. Vào buổi sáng ngày 1/11/2096, một bộ phận của Freedoms First hoạt động tại New York tấn công đảo Liberty và phá hủy tượng Nữ Thần Tự Do, châm ngòi cho cuộc nội chiến giữa UNAS đối đầu với thế lực ly khai.
[/alert][alert color=”4AA1E8″ icon=”fa-align-right” title=”NHỮNG TÊN SALARIAN NGOẠI ĐẠO”]
Bộ tiểu thuyết Mass Effect: Ascension có nhắc đến một số phần tử Salarian ngoại đạo và coi chúng ngang hàng với Batarian, lính đánh thuê, sát thủ, chủ nô và tội phạm từ bất cứ chủng tộc nào. Các phần tử này không hề được nhắc lại trong các phương tiện thông tin đại chúng nào khác của Mass Effect, song rất có thể Tazzik – tên sát thủ được thuê bởi Shadow Broker để đánh cắp xác Shepard trong Mass Effect: Redemption, là một trong số chúng.
[/alert]
[su_divider]
TRIVIA – BÊN LỀ
[alert color=”70B920″ icon=”fa-envelope-o” title=”GÃ TIẾN SỸ SALARIAN”]
Bài hát nói về “tiến sỹ Salarian” của Mordin Solus nhại lại giai điệu và lời của bài nhạc “The Major-General’s Song” của nhạc sỹ Arthur Sullivan và Sir William Schwenck Gilbert trong vở nhạc kịch “Những Tên Cướp Biển Xứ Penzance” (The Pirates of Penzance). Diễn viên lồng tiếng cho Mordin Solus – Michael Beattie, từng đảm nhận vai hát phần điệp khúc trong phiên bản điện ảnh của The Pirates of Penzance năm 1985.
[/alert][alert color=”544D44″ icon=”fa-align-right” title=”FORNAX”]
Fornax là tên của tập chí người lớn xoay quanh đề tài “xenophillia” (ý nghĩa của từ này, người viết xin mời bạn đọc… tự tìm hiểu). Đa phần các người mẫu của Fornax là Asari vì lý do quá… hiển nhiên, song tạp chí này cũng từng đăng tải nội dung xoay quanh Quarian, Drell, Batarian, Volus hay thậm chí là Hanar ở mọi giới tính.
[/alert][alert color=”544D44″ icon=”fa-align-right” title=”TIPTREE”]
Tiptree là một thuộc địa của con người bị Reaper tấn công vào năm 2186, một toán quân Asari được cử tới đây với nhiệm vụ di tản người dân khỏi sự càn quét của Reaper song thất bại. Aeian T’Goni, một trong những người còn sót lại tìm cách đào thoát cùng một cô bé mang tên Hilary. Hilary tìm cách giải cứu những người bị Reaper giam giữ trong một trang trại nhưng không hề biết rằng họ đã bị tẩy não. Trong lúc đào thoát, Hilary bị gãy chân và kêu la thất thanh, buộc Aeian phải “bịt miệng” cô bé để không bị phát hiện. Tiptree chính là quê nhà của Jeff “Joker” Moreau và Hilary được xác nhận là em gái của Joker.
[/alert][alert color=”EBAB34″ icon=”fa-align-right” title=”BLASTO”]
Blasto – Spectre đầu tiên của chủng tộc Hanar, là một nhân vật giả tưởng xuất hiện lần đầu trong bộ phim “Blasto the Jellyfish Stings” lấy cảm hứng từ nhân vật Harold Francis Callahan trong loạt phim “Dirty Harry” với cung cách thi hành luật pháp bằng bạo lực. Bộ phim tuy thành công về mặt thương mại song lại vấp phải sự chỉ trích từ cộng đồng chống phỉ báng khi sử dụng từ “sứa” để mô tả Hanar, cho rằng từ đó mang ý nghĩa phân biệt chủng tộc.
Blasto nhanh chóng trở nên “nổi như cồn” và bắt đầu cho ra đời hàng loạt các tác phẩm để đời như: Blasto Saves Christmas – một bộ phim lấy đề tài kỳ nghỉ đông thu về 1.9 tỷ credit; Blasto 6: Partner In Crime – một tác phẩm trinh thám xoay quanh cuộc tìm kiếm đại sứ vorcha của Blasto và cộng sự elcor mang tên Bubin; Blasto 7: Blasto Goes to War mô tả lại cuộc đấu tranh chống lại Reaper của Blasto với sự xuất hiện của hai khách mời đặc biệt là Shepard và Javik. Xui xẻo thay là chúng ta không hề nghe đến tin tức gì về phần tiếp theo mang tên Blasto 8: Blasto Cures the Genophage nữa.
[/alert][alert color=”70B920″ icon=”fa-align-right” title=”ĐẰNG SAU NHỮNG CÁI TÊN”]
Tên của các chủng tộc ngoài hành tinh đều tuân theo một số quy luật nhất định.
- Tên của Asari luôn bắt đầu hoặc kết thúc bằng nguyên âm, trong đó “a” là phổ biến nhất. Ví dụ như Aria, Liara, Falere, Irissa, Tela… một số trường hợp ngoại lệ như Morinth hay Nyxeris.
- Tên của Volus không có họ, sở hữu âm vần 1-2 hay 2-1. Ví dụ như Barla Von, Din Korlack, Han Olar, Pitne For.
- Tên của Quarian dùng dấu nháy thay cho khoảng cách để phân biệt tên và họ, dùng “nar” để chỉ tên con tàu nơi mà họ sinh ra và “vas” để chỉ tên con tàu nơi họ sinh sống sau khi hoàn thành Pilgrimage (một dạng sự kiện “trưởng thành” của người Quarian, na ná như Bar Mitzvah của người do thái). Ví dụ như Tali’Zorah nar Rayya trở thành Tali’Zorah vas Neema.
- Tên của Turian nói chung dựa trên Centurion và đế chế La Mã, đặc biệt là họ. Ví dụ như Arterius, Vakarian, Victus…
- Tên của Krogan chỉ có một hoặc hai âm tiết, dùng tên của bộ tộc thay cho họ. Ngoài ra, tên của Krogan được gán bằng tiếng… ợ. Ví dụ như Urdnot Wrex, Urdnot Wreav, Urdnot Dagg, Gatatog Uvenk…
- Tên của Salarian rất dài, tập hợp bao gồm hành tinh quê nhà, quốc gia, thành phố, quận, tên tộc và tên chính thức. Ví dụ như Gorot II Heranon Mal Dinest Got Inoste Ledra.
- Tên của Batarian thường ngắn gọn, nghe rất “sắc bén” và có ít phụ âm cứng. Ví dụ như Forvan, Ghorek, Tarak, Grothan Pazness…
[/alert]
[su_divider]
FIGURE – SỐ LIỆU
[alert color=”4AA1E8″ icon=”fa-bomb” title=”9″]
Cho đến mốc thời gian năm 2186, có tổng cộng 9 đặc vụ Spectre được chỉ định bởi hội đồng ngân hà. Trong đó bao gồm 3 đặc vụ loài người, 2 đặc vụ Turian, 2 đặc vụ Salarian, 1 đặc vụ Asari và 1 chưa rõ giống loài.
[/alert][alert color=”EBAB34″ icon=”fa-bomb” title=”283,821,914,177,424,000″]
Hay cho dễ hình dung hơn là 30 triệu năm ánh sáng là tốc độ mà Reaper di chuyển trong vòng 24 giờ đồng hồ.
[/alert][alert color=”544D44″ icon=”fa-bomb” title=”2000″]
Nếu không tính Leviathan, Reaper các chủng tộc cổ đại, thì Krogan là chủng tộc có tuổi thọ lâu đời nhất trong vũ trụ Mass Effect khi có thể sống đến cả ngàn năm. Nhân vật lãnh chúa Okeer trong Mass Effect 3 được cho biết là đã sống qua 2 thiên niên kỷ.
[/alert]
[su_divider]