[alert color=”599E42″ icon=”fa-gittip” title=””]BÀI VIẾT SỬ DỤNG GAME ĐƯỢC DOUBLE FINE PRODUCTIONS HỖ TRỢ[/alert][alert color=”26BDF0″ icon=”fa-gamepad” title=””]GAME ĐƯỢC CHƠI TRÊN HỆ PC[/alert][dropcap style=”style1″]V[/dropcap]ào hai thập kỷ trước, cụ thể là năm 1993, đó là thời điểm mà sự hài hước được đặc tả trên các phương tiện truyền thông vẫn đang mở to hai con mắt đáng yêu để thể hiện sự “trong sáng” của mình. Đó là năm mà Groundhog Day và Mrs. Doubtfire ra mắt, và dĩ nhiên cùng thời điểm đó, chả có ai cười thầm một cách… thô bỉ khi nghe đến một tựa game có cụm từ “tentacle” trong cái tên của mình.
- Sản xuất: Double Fine Productions
- Phát hành: Double Fine Productions
- Thể loại: Phiêu lưu
- Ngày ra mắt: 22/03/2016
- Hệ máy: PC | PS4 | PS Vita
- Giá tham khảo: 14.99$
- OS: Windows 7
- Processor: 1.7 GHz Dual Core
- Memory: 2 GB RAM
- Graphics: NVIDIA GeForce GTX 260, ATI Radeon 4870 HD, Intel HD 3000
- DirectX: 9.0
- Storage: 2500 MB
[su_spoiler title=”MUA GAME Ở ĐÂU?” open=”no” style=”modern-dark” icon=”chevron-circle”]
- Chưa có thông tin[/su_spoiler]
Hậu bản của tựa game Maniac Mansion mang tên Day of the Tentacle ra mắt trong “kỷ nguyên vàng” của thể loại game phiêu lưu do LucasArts lẫy lừng một thuở nắm giữ thế độc tôn, và cuối cùng, trò chơi đã gặt hái được thành công vang dội và cho đến nay vẫn được coi như là một trong những tựa game phiêu lưu xuất sắc nhất mọi thời đại.
Thế nên cũng chả lạ lẫm gì khi mà Day of the Tentacle tiếp tục tiếp bước Grim Fandango và khoát lên trên mình bộ “cánh” mới, tân thời hơn, hiện đại hơn, rồi “tái sinh” sau hai thập kỷ, tất nhiên vẫn dưới bàn tay của huyền thoại Tim Schafer, một trong hai người khai sinh ra chính nó.[su_note note_color=”#FCF8E3″ text_color=”#ffffff”][su_service icon=”icon: arrow-circle-down” size=”40″ title=”XEM THÊM” icon_color=”#000000″]
Day of the Tentacle Remastered – Đánh Giá Game
Cities: Skylines – Snowfall – Đánh Giá Game
Hyperdimension Neptunia U: Action Unleashed – Đánh Giá Game
[/su_service][/su_note][su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]BẠN SẼ THÍCH[/su_heading]
Những biến cố của quá khứ, hiện tại và tương lai
Câu chuyện của Day of the Tentacle Remastered vẫn không có gì thay đổi. Một con Xúc Tu Tím (Purple Tentacle) sinh sống ở ngôi biệt thự Edison và uống nước từ một dòng sông bị nhiễm độc, rồi sau đó nó nhận ra được sức mạnh siêu phàm khi… mọc thêm hai cánh tay, khiến nó bắt đầu công cuộc… thống trị thế giới bằng những chiếc xúc tu và biến loài người thành nô lệ.
Biết được âm mưu khủng khiếp này, Xúc Tu Xanh (Green Tentacle) liên lạc Bernard Bernoulli cùng hai người bạn Laverne và Hoagie – những đứa trẻ đã du hành tới biệt thự Edison 5 năm về trước, và nhờ họ chặn đứng Xúc Tu Tím với sự giúp sức của tiến sỹ Fred Edison bằng cách du hành vượt thời gian.
Không may, cả ba người bị tách khỏi nhau do sự cố của những chiếc máy thời gian. Bernard vẫn ở thời điểm hiện tại và phải tìm một viên kim cương để khiến cho máy thời gian hoạt động, Hoagie đi lùi 200 năm và gặp gỡ… George Washington đang trong quá trình viết bộ Hiến pháp Hoa Kỳ, trong khi Laverne bay đến tương lai 200 năm sau khi mà binh đoàn xúc tu đã hoàn toàn nô dịch hóa con người.
Đề tài dịch chuyển thời gian ắt hẳn không còn quá xa lạ đối với thể loại game phiêu lưu (chả cần nhìn đâu xa, chúng ta vừa mới có một tựa game như vậy đấy thôi!), nhưng Day of the Tentacle Remastered không chỉ vận dụng khái niệm này trong cung cách dẫn chuyện, mà nó được dung hòa khéo léo vào gốc rễ của lối chơi.
Bạn có thể chuyển đổi giữa ba nhân vật chính ở ba bối cảnh khác nhau vào bất kỳ lúc nào, rất nhiều câu đố trong game buộc bạn phải “ném” các đồ vật qua những mốc thời gian khác nhau thông qua chiếc… bồn cầu trong những máy thời gian, hay thậm chí là kết quả của những hành động mà bạn thực hiện ở quá khứ sẽ tạo nên nhiều thay đổi trong tương lai. Ví dụ như khi Laverne bị mắc kẹt trên cây quất, bạn sẽ phải làm gì để cho cô nàng tiếp đất? Gợi ý nhé: George Washington từng đốn ngã cây cherry của cha ông hồi nhỏ đấy![su_quote]Đề tài dịch chuyển thời gian ắt hẳn không còn quá xa lạ đối với thể loại game phiêu lưu, nhưng Day of the Tentacle Remastered dung hòa khéo léo yếu tố này vào gốc rễ của lối chơi[/su_quote]Điểm chung của Day of the Tentacle Remastered cùng với những tựa game của LucasArt thời đó, chính là sự hài hước trực quan được thể hiện không chỉ trong đối thoại và hình ảnh, mà còn được lồng ghép khéo léo vào trong lối chơi, trong mỗi câu đố có phần vô lý và nực cười đến mức khó tin.
Đây là tựa game mà trong đó, bạn sẽ phải qua mắt lũ xúc tu bằng cách đội lên mình một bộ đồ xúc tu có “camouflage” cờ Hoa Kỳ thay vì lá cờ thông thường; bạn sẽ tạo nên một con rối để tham gia cuộc thi sắc đẹp từ một… xác ướp, mỳ Ý, răng giả lấy từ một con ngựa (sau khi đọc sách để nó… chìm vào giấc mộng) và giày trượt băng; muốn có một lọ giấm ư? Đặt một chai rượu vào chiếc lọ dùng để lưu trữ, mở nó ra trong tương lai và ném nó vào… toilet xuyên thời gian. Tất cả những điều này nghe thật kỳ quặc, nhưng cũng thật hài hước, tinh tế và khéo léo một cách khó tin!
Và điều đó thật bất ngờ. Nét hài hước của hai thập kỷ trước vẫn khiến cho người ta phải nở nụ cười một cách sảng khoái mà không bao giờ có cảm giác “cũ kỹ” và nửa mùa. Nó không trở nên nghiêm túc, song những trò cười không bao giờ tạo nên cảm giác mệt mỏi. Day of the Tentacle Remastered không bao giờ ngừng coi chính mình là một tựa game hài hước thuần túy, khiến cho người viết thỉnh thoảng tự hỏi rằng “Ngoài những khoảnh khắc chọc cười ra, thì nó còn có gì?”.
Câu trả lời đó là Day of the Tentacle Remastered không cần bất kỳ thứ gì khác. Grim Fandango trở nên đáng nhớ bởi vì trò chơi xen lẫn tiếng cười bên trong những đề tài tăm tối trong một giọng điệu cực kỳ mỉa mai. Day of the Tentacle Remastered đáng nhớ bởi vì nó mang đến những tiếng cười thuần túy từ những thứ… vô lý nhất có thể, chỉ vậy thôi. Mục đích của Day of the Tentacle Remastered không phải là mang đến một câu chuyện đầy phức tạp cùng nhiều tầng nghĩa vì cốt truyện của game cực kỳ đơn giản, không có những nhân vật có nội tâm phức tạp hay các câu cửa miệng đáng nhớ, không ẩn chứa những bí ẩn khiến người chơi tò mò, vì game… chả có bí ẩn cái vẹo gì cả.
Đối với nhiều người, có thể đó là những rào cản lớn khi thưởng thức trò chơi, bởi vì đến phân nửa niềm vui khi trải nghiệm game phiêu lưu là thưởng thức câu chuyện và dõi theo bước chân của những nhân vật mà mình yêu quý. Người viết cũng có cảm giác tương tự khi chơi Day of the Tentacle Remastered, nó có khá ít khoảnh khắc đáng nhớ, không khiến mình bồi hồi da diết như Grim Fandango đã làm được, nhưng trò chơi lại thực hiện điều mà nhà phát triển hướng đến không thể tuyệt vời hơn: Day of the Tentacle Remastered là một tựa game hài hước và nó muốn bạn cười cho tới khi “té ghế” thì thôi, chấm hết.
“Để cứu thế giới này, thì bạn phải đẩy một vài bà lão xuống cầu thang”, thế đó, đây là phim hoạt hình mà, cứ thoải mái đi![su_divider]
Một phiên bản Remaster cực kỳ chất lượng!
Điểm vàng thật sự của Day of the Tentacle Remastered nằm ở bộ “cánh” mới của trò chơi. Nếu như đa số các phiên bản “Remaster” thời nay chỉ được tút lại ở độ phân giải, một vài hiệu ứng không đáng để bàn đến, thì Double Fine Productions lại đi xa đến mức… vẽ lại toàn bộ các khung cảnh trong game.
Vâng, toàn bộ đồ họa 2D của trò chơi được vẽ lại hoàn toàn, bỏ đi những mảng “pixel” của phiên bản gốc và tạo nên những khung hình rõ nét, đầy màu sắc hơn và hỗ trợ độ phân giải hiện đại nhưng không quên giữ lại phong cách hoạt họa gốc. Một bước nhảy vọt lớn từ Grim Fandango Remastered!
Giao diện người dùng cũng được thiết kế lại. Không còn trình đơn chiếm 1/3 màn hình bên dưới nữa, người chơi có thể nhấn chuột phải vào đồ vật và trò chơi sẽ hiển thị các hành động cụ thể khi tương tác với nó. Túi đồ được kích hoạt chỉ bằng một nút bấm duy nhất. Ngoài ra, những ai không thích lối thiết kế mới này vẫn có thể chuyển đổi sang phiên bản gốc năm 1993 chỉ bằng một phím bấm duy nhất. Thuận cả đôi đường!
Điểm duy nhất khiến người chơi chưa được ưng ý lắm là mặc dù phần lồng tiếng của Day of the Tentacle Remastered được thực hiện rất tốt, nhưng âm nhạc của game lại không thật sự đáng nhớ cho lắm. Phần bình luận (commentary) của đội ngũ phát triển thỉnh thoảng có vài lỗi chính tả trong phụ đề, và game còn vấp phải vài lỗi kỹ thuật như nhân vật nói quá nhanh khiến phụ đề không bắt kịp.[su_quote]Nếu như đa số các phiên bản Remaster thời nay chỉ được tút lại ở độ phân giải, một vài hiệu ứng không đáng để bàn đến, thì Double Fine Productions lại đi xa đến mức… vẽ lại toàn bộ các khung cảnh trong game[/su_quote][su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: html5″ icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”http://dott.doublefine.com/”][/su_icon_panel][su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: facebook-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”https://www.facebook.com/doublefineproductions”][/su_icon_panel][su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: twitter-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”https://www.twitter.com/doublefine”][/su_icon_panel][su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: steam-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”http://store.steampowered.com/app/316790″][/su_icon_panel] [su_divider]