Skip to content

Don’t Starve – Đánh Giá Game

Don't Starve

Don’t Starve – Cách đây gần 2 năm, MineCraft ra đời đã tạo nên một “làn sóng mới” trong thế giới game indie, đó là dạng chơi “Sandbox Survival” (Sinh tồn trong thế giới mở).

Người chơi được thả trong một thế giới rộng lớn và phải học cách để sống sót càng lâu càng tốt.

Có khá nhiều trò chơi theo phong cách này từ đó đến nay, mang đến cho người chơi nhiều trải nghiệm khác nhau; nhưng chưa tựa game nào mang đến cho các game thủ một cảm giác “sinh tồn” thực sự cho đến khi Don’t Starve ra đời.

Điều gì làm nên sự khác biệt giữa Don’t Starve so với các game cùng loại?

Hãy cùng Vietgame.asia tìm hiểu qua bài viết sau đây.

BẠN SẼ THÍCH

Sinh tồn thực sự!

Trong Don’t Starve, bạn tỉnh dậy trên một hòn đảo vô định không có bất kỳ ai, có chăng cũng chỉ là vài bộ xương khô.

Bạn phải học cách để sống sót trên hòn đảo này, cái ăn, cái mặc và cả việc phòng chống thú dữ nữa.

Klei Entertainment đã đưa vào trò chơi hệ thống sinh thái khá rộng lớn, bạn sẽ bắt gặp nhiều khu sinh thái khác nhau, mỗi nơi sẽ có những thực vật và động vật đặc trưng; nhờ vào những “món quà” từ thiên nhiên này mà bạn sẽ có nhiều phương tiện để sống sót, miễn là biết cách dùng chúng.

Nhưng “có qua thì phải có lại”, hòn đảo tràn ngập những mối đe dọa với bạn: thú dữ, quái vật đôi khi là cả thần thánh nữa… Bạn phải học cách tự trang bị vũ khí để đối phó các thế lực này.

Hãng phát triển cũng đem một số yếu tố sinh lý cơ bản của con người vào nhân vật trong trò chơi như: chỉ số đói, sức khỏe và sự tỉnh táo.

Các chỉ số này đều đóng một vai trò quan trọng trong “sự sống” của bạn, và người viết đặc biệt đánh giá rất cao chỉ số “Tỉnh táo”.

hòn đảo tràn ngập những mối đe dọa với bạn: thú dữ, quái vật đôi khi là cả thần thánh nữa

Khi chỉ số này giảm đi sẽ xuất hiện một số hiện tượng như ảo giác, nặng hơn nữa thì thấy ma… Vì sao chỉ số này giảm thì có thể là do ở trong bóng tối quá lâu làm nhân vật sợ hãi hay ăn phải những loại thực phẩm độc hại chưa qua “chế biến”!

Đây thực sự là một điểm rất độc đáo mà Klei mang lại cho game thủ.


Lối chơi đa dạng

Don’t Starve mang đến cho bạn một thế giới rộng lớn và rất “mở”, bạn có thể điều chỉnh các tài nguyên, thú vật trên hòn đảo này theo ý muốn của mình trước khi chơi.

Nếu bạn muốn trải nghiệm cảm giác sinh tồn thật sự có thể chỉnh mọi thứ khan hiếm đi để tăng độ thử thách.

Nhà sản xuất rất biết cách “lấy lòng” game thủ khi đưa tính năng tự hiệu chỉnh vào trò chơi, làm hài lòng cả những người khó tính, cũng như những người muốn chơi để giải trí.

Ngoài phần chơi thường gọi là “Sandbox Mode” (Chế độ tự do), trên hòn đảo có những cánh cửa gọi là “Maxwell’s Door” (Cánh cửa của Maxwell), khi bước qua cánh cửa này bạn sẽ chuyển sang chế độ chơi khác gọi là “Adventure Mode” (Chế độ phiêu lưu).

Trong chế độ chơi này, bạn phải chỉ được đem theo bốn món đồ, vừa phải sống sót và vừa phải hoàn thành nhiệm vụ mà trò chơi đưa ra để chuyển sang màn kế tiếp.

Chế độ này nhằm giúp người chơi “đổi gió” sau nhiều ngày liền sống sót trên hoang đảo.

Nhà sản xuất rất biết cách “lấy lòng” game thủ khi đưa tính năng tự hiệu chỉnh vào trò chơi, làm hài lòng cả những người khó tính, cũng như những người muốn chơi để giải trí.


Nội dung đổi mới liên tục

Kể từ khi còn trong giai đoạn beta, Don’t Starve đã cho các game thủ mua trước chơi và góp ý. Klei luôn nhiệt tình ghi nhận các ý tưởng đóng góp từ game thủ và cố gắng biến nó thành sự thật.

Klei cũng hứa trong vòng 6 tháng kể từ khi tựa game phát hành, họ sẽ tung các bản cập nhật nội dung mới, nhân vật mới, môi trường, đồ vật…

Điều này sẽ khiến game thủ luôn có hứng thú với Don’t Starve, vì bạn luôn có những thứ mới để khám phá.

Ngoài ra, Don’t Starve cũng vừa hỗ trợ hệ thống Steam Workshop, điều này đồng nghĩa với việc cộng đồng có thể thoải mái tạo ra những bản mod cho trò chơi, làm game trở nên đa dạng hơn.

Ắt hẳn chúng ta đều biết, những trò chơi hỗ trợ các bản mod đều sống rất “dai” cho dù có nhận được sự hỗ trợ từ nhà phát triển hay không.

Don’t Starve cũng vừa hỗ trợ hệ thống Steam Workshop, điều này


Đồ họa có chất riêng, âm thanh tạm ổn

Đồ họa trong Don’t Starve có thể nói là khá lạ, không sặc sỡ nhưng mang một dáng dấp rất riêng, không hề lẫn vào đâu được và tạo được một ấn tượng rất tốt đối với người chơi.

Đặc biệt, tạo hình của các nhân vật trong trò chơi rất ngộ nghĩnh và hài hước.

Các tiếng động trong trò chơi được xử lý tương đối khá, bạn sẽ không hề cô đơn vì xung quanh là âm thanh từ thiên nhiên hoang dã: tiếng kêu của bò Beefalo, tiếng quạ, tiếng gió, mưa…

Đồ họa trong Don’t Starve có thể nói là khá lạ, không sặc sỡ nhưng mang một dáng dấp rất riêng, không hề lẫn vào đâu được và tạo được một ấn tượng rất tốt đối với người chơi

Bản nhạc nền xuyên suốt trò chơi khá hay và phù hợp. Khi đi đến các khu vực đặc biệt hoặc trong tình huống nhất định thì âm nhạc sẽ thay đổi và tạo nên không khí phù hợp với hoàn cảnh.

BẠN SẼ GHÉT

Don't Starve

Không có chế độ chơi mạng

Với một trò chơi như Don’t Starve, phần chơi mạng sẽ đóng một vai trò khá lớn (ví dụ điển hình là MineCraftTerraria).

Tuy nhiên, nhà phát triển đã nhất quyết không đưa chế độ mạng vào game, vì họ muốn tập trung đưa đến những trải nghiệm chơi đơn thật hoàn hảo cho game thủ.

Mặc dù họ đã làm rất tốt, nhưng dù sao nếu có chế độ chơi mạng, Don’t Starve thật sự sẽ tuyệt vời hơn.

nhà phát triển đã nhất quyết không đưa chế độ mạng vào game, vì họ muốn tập trung đưa đến những trải nghiệm chơi đơn thật hoàn hảo cho game thủ


Don't Starve

Không có hướng dẫn dành cho người mới

Có vẻ Klei muốn trò chơi trở thành một thử thách thật sự khi mới bắt đầu trò chơi chẳng có một hướng dẫn cụ thể nào ngoài câu nói của Maxwell: “Nhìn mặt anh bạn nhợt nhạt quá, kiếm gì ăn trước khi trời tối đi nhé”.

Việc này sẽ làm những người mới chơi dạng game “sandbox survival” bỡ ngỡ, vì họ không biết phải làm gì, bắt đầu từ đâu.

Và những lúc như thế này thì trang Wikia của Don’t Starve là một điểm đến lý tưởng để bạn học cách sinh tồn trong những ngày đầu tiên.

Có vẻ Klei muốn trò chơi trở thành một thử thách thật sự khi mới bắt đầu trò chơi chẳng có một hướng dẫn cụ thể nào ngoài câu nói của Maxwell


Don't Starve

Âm nhạc thiếu đầu tư

Như đã đề cập bên trên, về mặt âm thanh thì Klei làm khá tốt khi mọi vật đều có tiếng động, các nhân vật cũng có “giọng nói” riêng, nhưng về phần âm nhạc thì không biết là có chủ đích hay không mà nó khá nghèo nàn.

Chỉ có duy nhất một bản nhạc nền xuyên suốt trò chơi như vậy thì thật sự làm người chơi nghe phát “ngán” và muốn thoát khỏi game…

Chỉ có duy nhất một bản nhạc nền xuyên suốt trò chơi như vậy thì thật sự làm người chơi nghe phát “ngán” và muốn thoát khỏi game

Vàng 9.0

Rõ ràng Don’t Starve đã mang đến một trải nghiệm sinh tồn thực sự dành cho các game thủ ưa thích thể loại "Sandbox Survival". Việc học hỏi ý tưởng thì ai cũng có nhưng quan trọng là Klei Entertainment đã làm việc này theo cách rất riêng của họ.

Don’t Starve là một tựa game rất tuyệt vời, nếu bạn đã yêu thích MineCraft hay Terraria thì Don’t Starve sẽ mang đến cho bạn một trải nghiệm khác, sẽ khiến bạn phải “dính chặt” vào máy tính hàng giờ liền.

Thông tin

  • Don't Starve
  • Nhà phát triển
    Klei Entertainment
  • Nhà phát hành
    Klei Entertainment
  • Thể loại
    Hành động, Mô phỏng
  • Ngày ra mắt
    23/04/2013
  • Nền tảng
    Windows, Xbox One, PlayStation 4, Android

Cấu hình tối thiểu

  • Hệ điều hành
    Windows XP/Vista/Windows 7/Windows 8
  • CPU
    1.7+ GHz
  • RAM
    1GB
  • GPU
    Radeon HD5450
  • Lưu trữ
    500MB
  • Thiết bị
    N/A

Cấu hình thử nghiệm

  • Hệ điều hành
    N/A
  • CPU
    N/A
  • RAM
    N/A
  • GPU
    N/A
  • Lưu trữ
    N/A
  • Thiết bị
    N/A
Game được hỗ trợ bởi KLEI ENTERTAINMENT. Chơi trên PC.

Tác giả

Thảo luận