[dropcap style=”style1″]T[/dropcap]hiếu vắng đi ngài Iwata Satoru, người hâm mộ đều biết rằng hội thảo năm nay của Nintendo tại E3 2016 sẽ không bao giờ giống với những kỳ hội thảo lý thú và vui nhộn của những năm trước nữa. Nhưng không ai ngờ tới, trên thực tế, hội thảo của Nintendo lại có thể đơn giản và qua loa đến không thể tưởng tượng nổi như vậy.
Trong suốt hơn 1 tiếng 40 phút thời lượng, tất cả những gì Nintendo có thể đưa ra là… 2 tựa game, Pokémon mặt trăng và mặt trời (Moon và Sun) của hệ 3DS, cùng The Legend of Zelda: Breath of the Wild mới cho hệ Wii U, không khỏi làm người hâm mộ có nhiều hụt hẫng.
Tuy nhiên, cũng vì thời lượng dài của chương trình mà chúng ta có được những cái nhìn cận cảnh và chi tiết hơn về hai sản phẩm nổi đình nổi đám của Nintendo này, bù đắp đi phần nào mất mát vì sự vắng bóng của các thương hiệu Monster Hunter, Mighty No. 9, hay những thế hệ Console mới…[su_service title=”XEM THÊM” icon=”icon: arrow-circle-down”]
E3 2016: Nintendo – Mình Link “chấp” cả thế giới… nhưng không thành
E3 2016: Microsoft Xbox – Giải trí mọi nơi
E3 2016: Ubisoft – Đơn giản là “tuyệt vời”!
E3 2016: Lịch phát sóng chính thức
E3 2016: Team 17 – Chú “sâu già”… mà còn gân
E3 2016: Toàn cảnh và lịch sử phát triển của E3
E3 2016: Đội hình hùng hậu của Focus Home Interactive
E3 2016: Ubisoft – 30 năm và hơn thế nữa
E3 2016: EA – Bữa tiệc chưa đủ “vui”!
E3 2016: Sony Playstation – Bùng nổ và hấp dẫn
[/su_service][su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]THE LEGEND OF ZELDA: BREATH OF THE WILD[/su_heading]Bản quyền video thuộc kênh Nintendo Italia[su_heading style=”line-orange” size=”36″ align=”left” margin=”30″]Phút 06:06[/su_heading]Link xuất hiện không mấy bất ngờ cùng một đoạn trailer về The Legend of Zelda: Breath of the Wild, game độc quyền cho Wii U mà người hâm mộ đã chờ đợi nhiều năm, từ thời điểm chiếc Wii U được công bố cho tới E3 2016 để được nhìn tận mắt đồ họa, cũng như lối chơi của siêu phẩm này.
Nếu ở E3 2015, The Legend of Zelda: Breath of the Wild vẫn chỉ nằm nhiều trong sự mường tượng của người hâm mộ, vì tất cả những gì Nintendo trình chiếu chỉ là một đoạn chơi thử ngắn, cảnh Link chạy xuống từ núi dốc và bị một con quái đuổi đánh. Thì ở E3 2016, The Legend of Zelda: Breath of the Wild gần như đã hiện rõ trước mắt người tham dự, về một The Legend of Zelda rộng lớn hơn bao giờ hết, đẹp đẽ hơn bao giờ hết, sinh động hơn bao giờ hết.
Thật vậy, nếu chỉ nói riêng dòng game The Legend of Zelda, thì Breath of the Wild là phiên bản có đồ họa tân tiến nhất do được phát triển dành riêng cho Wii U, hiệu ứng vật lý sinh động chẳng thua gì game trên các hệ Console khác. Còn thế giới trong trò chơi thì rộng lớn đúng nghĩa với một thế giới mở, cùng vô vàn dạng địa hình để người chơi phiêu lưu, vô vàn bí mật và những điều lý thú để bạn khám phá.
Tuy nhiên, khác với nền tảng đồ họa ấn tượng được phô diễn ở E3 2015, trò chơi đã bị hạ cấp về mặt hình ảnh, khiến người hâm mộ “choáng váng” và cảm thấy bị “lừa tình” vì nền tảng đồ họa thực sự chỉ mang lại cảm giác của những năm 2008/2009. Chưa hết, việc khựng game liên tục cùng tốc độ game thiếu ổn định sẽ làm người xem ngán ngẩm không thôi.
Về lối chơi, tuy thế giới trong game đạt tới độ hùng vĩ đáng nể cùng nhiều bí mật để người chơi khám phá, nhiều tình tiết thú vị để bạn mò mẫm, song về mặt tổng quan, The Legend of Zelda: Breath of the Wild mang lại cảm giác “toàn cỏ là cỏ”, “đi mãi chẳng thấy ma nào”, cùng những vật thể bị phóng đại quá lố. Cơ chế chiến đấu của game được cho là hơi nhàm chán quá mức, mặc dù từ trước tới nay, đây vốn không phải là thế mạnh của dòng game này.
Bỏ qua các khía cạnh về chất lượng của game, cung cách tổ chức chương trình của Nintendo cũng gây thất vọng không nhỏ, vì trong suốt 1 tiếng 40 phút thời lượng chương trình chính cùng 2 tiếng thời lượng chương trình phụ, hãng chẳng thể nghĩ ra được một hoạt động nào thú vị hơn việc trình chiếu trailer, rồi cho đại diện của mình ngồi chơi bản chơi thử của The Legend of Zelda suốt… 4 tiếng đồng hồ còn lại.
Cứ phải xem người ta chơi đi chơi lại, chơi tới chơi lui, thì ngay cả những người hâm mộ gạo cội nhất của Nintendo cũng không thể trụ lại nổi gần 4 tiếng thời lượng chương trình. Họ chán nản với việc cứ phải xem đi xem lại chàng Link chu du trong vô định, nghịch đi nghịch lại những món đồ chơi của game, hay cứ tìm cách quấy phá lũ quái vật mà chẳng vì lý do nào cả… Một số người chơi cam đoan rằng họ cảm thấy không còn hứng thú với The Legend of Zelda sau khi có được cảm giác trải nghiệm game bằng cách xem E3 với chiếc tay cầm Wii U, xem nhiều quá tới độ… học thuộc luôn hướng dẫn của trò chơi từ lúc nào mà chẳng hay biết![su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]POKÉMON SUN AND MOON[/su_heading]Bản quyền video thuộc kênh Nintendo[su_heading style=”line-orange” size=”36″ align=”left” margin=”30″]Phút 19:30 [/su_heading]Hai phiên bản mới của Pokémon – Pokémon Sun và Pokémon Moon là đại diện duy nhất của hệ 3DS xuất hiện tại E3 2016. Như thường lệ, các Pokémon mới được công bố, gồm Yungoos – có đặc tính giống con lười trong thế giới động vật, nếu nó không đi kiếm ăn thì chỉ có thể là nó đang ngủ. Loài Pokémon thứ hai là Pikipek, một loài chim nhỏ chỉ có trọng lượng khoảng 1,2 kg.
Tiếp đến, Nintendo công bố game sẽ xuất hiện một thể thức đấu mới hỗ trợ tới 4 trainer (người điều khiển Pokémon), gấp đôi lượng người chơi với hình thức song đấu như trước, cũng đồng nghĩa với niềm vui nhân đôi!
Phần mới của Pokémon được lấy bối cảnh tại vùng Alola (lấy ý tưởng từ đảo Hawaii). Người chơi đã có thể tạo nhân vật dựa trên các tộc người khác nhau, màn hình tùy chỉnh (setting screen) của game cũng sẽ được giản lược lại cho thuận tiện hơn đối với người mới chơi. Pokémon Sun và Pokémon Moon sẽ được hỗ trợ tới 9 thứ tiếng khác nhau, được phát hành vào ngày 18/11 năm nay trên toàn cầu (trừ phiên bản Châu Âu phát hành sau đó 5 ngày).[su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]THẤY GÌ QUA HỌP BÁO?[/su_heading]Qua buổi họp báo dài lê thê, nhưng lan man, thừa lượng mà nhiều chất này, người tham dự dễ dàng thấy được Nintendo vẫn chưa tìm ra nhân tài có thể bù đắp hay thay thế được khoảng trống bởi sự mất mát của ngài Satoru Iwata, khiến cho quy cách tổ chức chương trình của hãng thiếu sự đầu tư và trôi nổi trong vô định.
Sự thiếu đầu tư này vô tình làm lộ ra những thiếu sót về đồ họa và lối chơi của The Legend of Zelda: Breath of the Wild, làm người ta nghi ngờ về chất lượng của siêu phẩm từng tiêu tốn nhiều giấy mực của báo chí, mà không thể làm nổi bật lên được những điểm mạnh có thể giúp Nintendo cạnh tranh lại với Microsoft, hay Sony là một đối thủ cực mạnh “tỏa sáng chói lóa” trong kỳ E3 2016. Tại đại hội lần này, Nintendo không phải đã thua trắng, mà đơn giản là họ chưa bao giờ có ý chí chiến đấu, thể hiện ở cách làm chương trình qua loa, cùng đầu game nghèo nàn không mấy ấn tượng!