[dropcap style=”style1″]N[/dropcap]ếu bạn là một người quan tâm đến game thì người viết dám cá là cuối tuần này, bạn sẽ không được rảnh rỗi chút nào đâu. Tất nhiên rồi, sao mà có thể ngó lơ E3 2016 cho được chứ? Để giúp bạn có được sự chuẩn bị tốt nhất cho E3 2016, trong bài viết này, Vietgame.asia sẽ đề cập đến những thông tin cơ bản về E3 nói chung và E3 2016 nói riêng, mong rằng chúng sẽ có ích cho bạn để có một kỳ E3 hoàn hảo nhất cho cá nhân mình.[su_service title=”XEM THÊM” icon=”icon: arrow-circle-down”]
E3 2016: Team 17 – Chú “sâu già”… mà còn gân
E3 2016: Toàn cảnh và lịch sử phát triển của E3
E3 2016: Đội hình hùng hậu của Focus Home Interactive
E3 2016: Ubisoft – 30 năm và hơn thế nữa
E3 2016: EA – Gã “khổng lồ” không bao giờ ngủ
[/su_service][su_divider]
1. E3 LÀ GÌ?
Được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1995 khi các nhà làm game Mỹ quyết định tách mình ra khỏi CES, một sự kiện về đồ điện tử đến nay vẫn được tổ chức vào tháng 1 hàng năm ở Las Vegas, E3 (Electronic Entertainment Expo) đã trải qua không ít thăng trầm trong suốt hơn 20 năm lịch sử của mình, nhưng vẫn không ngừng chứng minh được bản thân với tư cách là một trong những sự kiện về game lớn nhất và đáng chú ý nhất trong năm, nơi xứng đáng bậc nhất để các nhà làm game công bố những tựa game mới nhất, để các hãng phần cứng ra mắt những chiếc máy chơi game tân tiến nhất.
Trải qua tổng cộng 21 lần tổ chức, hầu như năm nào E3 cũng mang đến những tin tức lớn nhất, quan trọng nhất trong năm, thậm chí là trong nhiều năm sau đó, của làng game. Có thể nói, không có sự kiện về game nào trong năm đáng để bạn quan tâm bằng E3.[su_divider]
2. E3 2016 CÓ GÌ?
Năm nay, E3 2016 sẽ được tổ chức tại Trung tâm Hội nghị Los Angeles tại thành phố Los Angeles, bang California, Mỹ từ ngày 14/06 đến ngày 16/06. Tuy nhiên, ngay từ ngày 12/06 (theo giờ đia phương), buổi họp báo của nhiều nhà làm game tên tuổi sẽ “lên sóng” sớm.
Song song với E3 2016, ESA – tổ chức điều hành E3 – lần đầu tiên sẽ tổ chức E3 Live!, sự kiện mở cửa tự do tạo điều kiện cho người chơi có cơ hội trải nghiệm các tựa game mới, gặp gỡ các nhà làm game cũng như tham gia các hoạt động có liên quan đến E3 khác (E3 là sự kiện chỉ dành cho giới làm game và báo giới, không mở cửa rộng rãi cho cộng đồng).
Cũng như mọi năm, các buổi họp báo của các nhà làm game sẽ là tâm điểm chú ý của E3 2016, nơi hứa hẹn mang đến những thông tin mới nhất, nóng hổi nhất về các dự án mới lẫn cũ của họ. Đáng chú ý nhất phải nói đến là khả năng Sony và Microsoft công bố những chiếc console kế vị PlayStation 4 và Xbox One.
Ngoài các kênh trực tiếp chính thức của riêng mỗi nhà làm game (Youtube hoặc Twitch), bạn cũng thể theo dõi mọi diễn biến nóng nhất của E3 trên kênh thông tin chính thức về sự kiện của Youtube tại địa chỉ: https://gaming.youtube.com/e3[su_divider]
3. NHỮNG KHOẢNH KHẮC ĐÁNG NHỚ CỦA E3
Để khép lại bài viết này, Vietgame.asia xin được điểm lại những khoảng khắc đáng nhớ tại các kỳ E3 đã diễn ra.
E3 1995: Kỳ E3 đầu tiên được tổ chức. Tại đây, Sony đã trình làng PlayStation trong khi Sega công bố Sega Saturn còn Nintendo ra mắt Virtual Boy. Năm đó, E3 đã thu hút được 50.000 người tham gia.
E3 1996: Nintendo 64 và Super Mario 64 được Nintendo cho ra mắt. Những cái tên lớn nổi danh như Resident Evil, Tekken 2, Crash Bandicoot, Tomb Raider, StarCraft, Final Fantasy VII, Unreal Engine, cũng được trình làng tại đây.
E3 1997: HalfLife, Unreal, Prey, Quake 2… đã biến E3 1997 thành ngày hội của FPS. Tại đây, giải đấu Quake 2 cũng đã được tổ chức và được xem là giải đấu eSports đầu tiên trong lịch sử. Ngoài ra, E3 1997 còn đánh dấu sự chào đời của Metal Gear Solid.
E3 1998: 70.000 người có mặt tại E3 1998 (tăng 75% so với E3 1997) đã được thỏa mãn bởi những Half-Life, Duke Nukem Forever, Frey hay The Legend of Zelda: Ocarina of Time.
E3 1999: Sega Dreamcast và Nintendo Gamecube – hai chiếc console thế hệ thứ sáu là tâm điểm của E3 1999. Cũng từ đây, Los Angeles, California luôn là nơi được chọn để tổ chức E3.
E3 2000: Thu hút được 45.000 người đến với mình, E3 2000 hé lộ PlayStation 2, Xbox bên cạnh những Metal Gear Solid 2: Sons of Liberty hay Halo: Combat Evolved. Epic Games cũng trình làng Unreal Engine 2 lần đầu tại đây.
E3 2001: E3 2001 là màn trình diễn riêng của Microsoft và Nintendo với Xbox và Gamecube cùng hàng loạt những tựa game dành cho hai hệ máy này. So với E3 2000, E3 2001 đạt lượng người tham gia lên đến 62.000 người (tăng gần 37%).
E3 2002: Microsoft (Xbox) và Nintendo (Gamecube) tiếp tục nhận được nhiều sự quan tâm tại sự kiện lần này với thêm nhiều hơn nữa những tựa game đáng chú ý. Tuy vậy, PlayStation 2 cũng có cho mình không ít sức kháng cự. Ngoài ra, E3 2002 còn đánh dấu sự chào đời của những tựa game PC tên tuổi như Doom 3, Age of Mythology hay Warcraft 3.
E3 2003: Half-Life 2, Call of Duty, The Sim 2 đã chiếm trọn cảm tình của 60.000 người tham dự E3 2003. Cũng tại đây, PlayStation Portable (PSP) đã được đề cập bên cạnh mối quan tâm về sự trỗi dậy của game nhập vai trực tuyến (MMORPG).E3 2004: Halo 2, F.E.A.R, The Legend of Zelda: Twilight Princess là những điểm nhấn của E3 2004 bên cạnh hai hệ máy console mới là PSP và Nintendo DS hay màn ra mắt của Unreal Engine 3. Sony cũng thông báo PlayStation 3 sẽ trình làng ở E3 năm sau tại sự kiện thu hút 65.000 người tham dự này.
E3 2005: PlayStation 3, Wii và Xbox 360 đồng thời được trình làng đã khiến 70.000 có mặt ở E3 2005 không khỏi lo lắng cho… ví tiền của mình. Đây cũng là kỳ E3 đầu tiên được phát sóng trên truyền hình.
E3 2006: Tuy chỉ thu hút được 60.000 người đến với mình (giảm hơn 14% so với E3 2005) nhưng E3 2006 lại chính là một trong những kỳ E3 đáng nhớ nhất khi Sony, Nintendo cũng như Microsoft đã toàn lực “oanh tạc” sự kiện này với lượng đầu game khổng lồ và chất lượng dành cho các hệ máy của mình – PlayStation 3, Wii, Nintendo DS, Xbox 360, PSP.
E3 2007: Vì nhiều lý do khách quan mà ESA buộc phải tái cơ cấu E3 theo hướng thu nhỏ quy mô của sự kiện này. Kết quả là E3 2007 chỉ thu hút được vỏn vẹn 10.000 người đến với mình. Dù vậy, năm đó, E3 vẫn có cho mình những cái tên đáng chú ý như Fallout 3, BioShock, Call of Duty 4: Modern Warfare, Assassin’s Creed, Metal Gear Solid 4: Guns of the Patriots, Resident Evil 5…
E3 2008: . Fallout 3, Gears of War 2, Fable II, Resident Evil 5, Saints Row 2, God of War 3 là những gì đáng để bạn nhớ về kỳ E3 “đen tối” nhất lịch sử với chỉ 5.000 người tham dự
E3 2009: Trở lại với lối tổ chức truyền thống trước đợt tái cơ cấu vào năm 2007, E3 2009 đã thu hút được 41.000 người tham dự, gấp hơn tám lần so với E3 2008. Bên cạnh hai thiết bị cảm ứng chuyển động PlayStation Move và Kinect dành cho PlayStation 3 và Xbox 360, sự kiện này còn chứng kiến màn ra mắt của những cái tên như Crysis 2, Final Fantasy XIV, Metal Gear Solid: Peace Walker, Assassin’s Creed 2, Alan Wake, Left 4 Dead 2…E3 2010: E3 tiếp tục lấy lại “phong độ” với hơn 45.000 người tham dự. Những điểm sáng có thể kể đến là Mafia 2, XCOM, Sid Meier’s Civilization V, Call of Duty: Black Ops, The Witcher 2: Assassins of Kings, Fallout: New Vegas, Deus Ex: Human Revolution, Portal 2… chưa kể Nintendo 3DS, Kinect, PlayStation Move.
E3 2011: Nintendo ra mắt Wii U cùng những Halo 4, BioShock Infinite, Mass Effect 3, Far Cry 3, Gears of War 3, Tomb Raider, The Elder Scrolls V: Skyrim… đủ khiến bất cứ ai cũng phải tiếc hùi hụi nếu không là một trong gần 47.000 người tham dự e3 2011.
E3 2012: Nintendo công bố tổng cộng 23 tựa game cho Wii U, tuy nhiên E3 2012 không chỉ là của riêng hãng game Nhật khi những cái tên đến từ phương Tây như Halo 4, Call of Duty: Black Ops II, Crysis 3, Dead Space 3, Assassin’s Creed III, Far Cry 3, Tom Clancy’s Splinter Cell: Blacklist, Watch Dogs… đã tỏa sáng rực rỡ.
E3 2013: Kì E3 lần thứ 19 này đánh dấu màn ra mắt của PlayStation 4 và Xbox One cùng những cái tên đình đám như Metal Gear Solid V: The Phantom Pain, Halo 5: Guardians, Battlefield 4, Titanfall, Assassin’s Creed IV: Black Flag, The Crew, The Division.
E3 2014: Lại một kỳ E3 bùng nổ với đầy rẫy những cái tên ấn tượng như Rise of the Tomb Raider, Dragon Age: Inquisition, Mass Effect: Andromeda, Ori and the Blind Forest, Halo 5: Guardians, Assassin’s Creed Unity, The Witcher 3: Wild Hunt, Tom Clancy’s The Division, Far Cry 4, Tom Clancy’s Rainbow Six: Siege, Bloodborne, Uncharted 4: A Thief’s End, Batman: Arkham Knight…
E3 2015: Kỳ E3 gần đây nhất khiến chúng ta nhớ đến bởi những Fallout 4, DOOM, Dishonored 2, Dark Souls 3, Mirror’s Edge Catalyst, For Honor, Tom Clancy’s Ghost Recon Wildlands, Assassin’s Creed Syndicate, Horizon Zero Dawn, Hitman, Final Fantasy VII Remake, No Man’s Sky…[su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″]LỜI KẾT[/su_heading]Liên tục những ngày qua, các nhà làm game khắp nơi trên thế giới đều đã rục rịch với những động thái hướng đến E3 2016 đầu tiên của mình với những danh sách dày đặc những tựa game hấp dẫn sẽ góp mặt tại ngày hội có thể xem như là World Cup hay Olympic của làng game này, những đoạn trailer, gameplay, những thông tin ban đầu đủ khiến bất kỳ ai quan tâm cũng phải xốn xang và sốt ruột.
Tất cả, tất cả đều đang hướng về E3, đều đang hứa hẹn những ngày không ngủ cho bất kỳ người yêu game nào.[su_divider]