Skip to content

eGPU – Giải pháp nào nâng cấp đồ họa laptop?

Nếu là một game thủ đam mê thưởng thức những game “hạng nặng” nhưng lại phải di chuyển quá nhiều thì trước đây, bạn chỉ có thể “cắn răng” vác theo một… “cục gạch” mang tên “gaming laptop” nặng đến 5-6kg (kể cả adapter). Ấy là còn chưa kể đến những phiên bản “hạng nặng” sử dụng đến hai adapter điện, bàn phím cơ gắn ngoài và chuột chơi game “cộng dồn” có thể “ép xác” người chơi với xấp xỉ 10kg trên lưng. Đã vậy, chỉ một vài năm sau bạn chỉ có thể nhìn chiếc laptop “thân yêu” của mình trị giá “cả một gia tài” trở thành … đống bèo nhèo khi sức mạnh đồ họa ngày càng được cải thiện trong khi bạn chỉ có thể “chết dí” với “bữa ăn sẵn” mà nhà sản xuất dành riêng cho bạn.

Chính vì thế mà các giải pháp eGPU (external Graphic Processing Unit – Bộ xử lý đồ họa gắn rời) lần lượt được ra mắt mang đến giải pháp nâng cấp đồ họa cho laptop, tận dụng tối đa các CPU vẫn còn đang “sung sức” và thay thế chip xử lý đồ họa “gắn liền” đã lỗi thời để người chơi có thể tiếp tục “dấn thân” vào con đường game thủ “hạng nặng” mà không phải phí tiền mua mới toàn bộ hệ thống. Thế nhưng với một giải pháp “tự phát” như thế này, các dòng sản phẩm eGPU đều bộc lộ ra những ưu, khuyết điểm của mình. Vậy đâu là công nghệ phù hợp cho bạn?

Hãy cùng Vietgame.asia “điểm qua” các công nghệ hiện có trên thị trường bạn nhé![su_heading style=”line-blue” size=”35″]XEM THÊM[/su_heading][timeline post=”123554, 123392″][su_divider]

eGPU và công nghệ “thô sơ”

Thực ra công nghệ của eGPU không thể gọi là mới mẻ mà nó có nguồn gốc khá lâu đời, thậm chí còn “xưa” hơn cả “lịch trình” ra mắt của sản phẩm có thể gọi là latop chơi game theo kiểu hiện đại. Sản phẩm bắt nguồn từ một nghịch lý là khi các cạc đồ họa dành cho laptop (sử dụng giao thức MXM) bị lỗi thời, người dùng không thể nào nâng cấp lên phiên bản mới được do hạn chế của BIOS trong khi các CPU dòng Core 2 Duo và sau đó nữa là các dòng Core 2 Quad tỏ ra khá mạnh mẽ, đủ sức “kéo” cả các cạc màn hình dành cho máy để bàn trong thời gian khá dài so với các thế hệ Centrino trước đó.

Kết quả là một số “vọc sĩ” đã cho ra mắt các sản phẩm eGPU vô cùng “thô sơ”, thường chỉ là các bảng mạch điện tử “trần trụi” và một ổ cắm adapter “nặng túi” với một đống dây nhợ linh tinh. Sản phẩm này thường lợi dụng kết nối PCI Express 1X “chuyên trị” dành riêng cho các cạc wifi, bluetooth hay qua khe Express Card trên các laptop dòng business. Cách làm này vừa đơn giản, vừa phức tạp nhưng cũng không kém phần hiệu quả khi tăng cường đáng kể sức mạnh đồ họa cho máy tính xách tay và vẫn được “lưu truyền” cho đến tận ngày nay.eGPU - Giải pháp nào nâng cấp đồ họa laptop?eGPU - Giải pháp nào nâng cấp đồ họa laptop?[su_quote]Kết quả là một số “vọc sĩ” đã cho ra mắt các sản phẩm eGPU vô cùng “thô sơ”, thường chỉ là các bảng mạch điện tử “trần trụi” và một ổ cắm adapter “nặng túi” với một đống dây nhợ linh tinh.[/su_quote]Phương pháp eGPU này có ưu điểm là rất rẻ, thậm chí bạn có thể mua một bộ kit với giá chưa đến 1 triệu đồng (chưa kèm adapter), có thể hoạt động với bất kỳ laptop “thượng vàng hạ cám” nào (kể cả với các máy netbook “nhỏ xinh”) vì nó chỉ cần sử dụng duy nhất cổng kết nối của cạc wifi. Dĩ nhiên, hạn chế lớn nhất chính là bạn phải “hi sinh” tính năng này và “phơi trần đồ lòng” của chiếc laptop khi sử dụng bộ sản phẩm. Chưa kể đến băng thông PCI Express 1X thật sự khá nhỏ, kể cả với các phiên bản PCI Express 3.0 “xịn” ngày nay cũng khiến cho eGPU chỉ phù hợp với các cạc đồ họa tầm trung, đến trung cao cấp nếu không muốn gặp phải tình trạng “nghẽn cổ chai” (bottleneck) nghiêm trọng. Chưa kể là bạn còn có thể gặp đủ thứ vấn đề về trình điều khiển, phần mềm và độ tương thích đi kèm do không có bất kỳ nhà sản xuất nào hỗ trợ lâu dài cho sản phẩm.

Điểm “le lói” duy nhất đến từ ASUS, một nhà sản xuất luôn tìm kiếm các giải pháp mới lạ cho sản phẩm của mình. Hãng đã cho ra mắt sản phẩm ASUS XG Station với kết nối qua cổng Express card, cho phép game thủ có thể kết nối một cạc đồ họa tầm trung (cụ thể là NVIDIA GTX 8600GT – dòng cạc đồ họa tầm trung “hàng đỉnh” thời bấy giờ của “đội xanh”) vào các laptop của mình theo phương thức eGPU vào năm 2008. Đây là một sản phẩm được trau chuốt kỹ với thiết kế để bàn gọn nhẹ, màn hinh LCD theo dõi thông số và các nút điều chỉnh âm lượng ngoài. Thế nhưng mức giá lên đến gần 400USD cùng với số lượng cung ứng hạn chế ở thị trường Úc và Châu Âu đã làm cho sản phẩm trở nên kém phổ biến đối với người dùng cuối.

ALIENWARE GRAPHIC AMPLIFIER

“Danh tác” thứ hai đến từ “nhà khổng lồ” của làng game laptop Alienware với mẫu Alienware Graphic Amplifier. Đây là một thiết kế eGPU khá đặc biệt được hãng cho ra mắt vào cuối năm 2014. Đến với sản phẩm này, Alienware đã phải thiết kế lại bo mạch chủ để tạo đường kết nối riêng với băng thông PCI Express 3.0 4X, cho băng thông cao gấp 4 lần các mẫu eGPU “thủ công” hiện đại. Sản phẩm cũng sở hữu lớp vỏ nhựa khá “ngầu” với nguồn cấp điện 400W, đủ sức “cân” những cạc đồ họa rời có công suất lớn. Những thử nghiệm cho thấy cổng kết nối riêng của hãng hoạt động tương đối ổn định với hầu hết các cạc đồ họa trên thị trường, có chút nghẽn cổ chai nhẹ với một số “quái vật” tầm cao nhưng nhìn chung sản phẩm hoạt động vẫn rất ổn định. Đây cũng là phương thức eGPU rẻ thứ hai trên thị trường hiện nay với mức giá chỉ vào khoảng 170 USD. Điểm yếu duy nhất của sản phẩm là cổng thiết kế này chỉ sử dụng được cho các laptop của Alienware mà không thể dùng được với bất kỳ laptop của hãng nào khác.

MSI GAMING DOCK

Sau Alienware, MSI là hãng thứ hai cung cấp thiết kế eGPU của riêng mình với một khái niệm hoàn toàn mới. Hãng đã thiết kế và chế tạo một mẫu laptop “siêu mini” MSI GS30 với kích cỡ “hạt tiêu” kèm với bộ vi xử lý Core i7 4870HQ “trải đường” cho bộ sản phẩm Gaming Dock hỗ trợ cạc đồ họa gắn ngoài. Triết lý của MSI khá thú vị, bạn chẳng cần phải lúc nào cũng “kè kè” một cỗ laptop chơi game nặng gần chục ký trên lưng khi đi ra ngoài đường (bởi những giới hạn của pin laptop) mà thường đặt nó ở yên một chỗ và chơi với nguồn được cắm đầy đủ. Ở vị trí này thì ưu thế của một sản phẩm eGPU phát huy hoàn toàn đầy đủ, “bùng phát” toàn bộ sức mạnh cho bạn sử dụng. Còn khi đi ra ngoài đường hay đến công ty, bạn chỉ cần mang theo một chiếc ultra portable laptop là đủ dùng.

Để thực hiện ý tưởng này, hãng đã thiết kế cho MSI GS30 một cổng kết nối riêng, liên kết với MSI Gaming Dock bằng khe cắm băng thông PCI Express 3.0 16X, lớn nhất trong các dòng eGPU hiện nay. Những thử nghiệm thực tế cho thấy ở các dòng cạc màn hình cao cấp, giải pháp của MSI thậm chí còn vượt trội hơn cả giải pháp eGPU của Alienware trong một vài phép thử đòi hỏi băng thông rộng. Có thể nói, về mặt kỹ thuật, biện pháp sử dụng MSI Gaming Dock của MSI có thể xem như hoàn mỹ nhất trong tất cả các biện pháp eGPU được tung ra thị trường hiện nay. Điểm “thiếu hụt” duy nhất nằm ở giải pháp này chỉ sử dụng được riêng cho mẫu máy MSI GS30 mà thôi. Mặc dù hãng từng “bắn tiếng” tung ra thế hệ thứ hai của MSI Gaming Dock, nhưng cho đến nay sản phẩm vẫn “im hơi bặt tiếng”. Hiện hãng vẫn bỏ ngỏ khả năng phát triển tiếp dòng sản phẩm này, nhưng với ưu việt về mặt kỹ thuật của nó thì đây vẫn là một sản phẩm vô cùng tiềm năng.

eGPU và Thunderbolt 3

Thật không ngoa khi nói rằng, sự “nhúng tay” của Intel đã “đập bãi” kế hoạch MSI Gaming Dock của hãng sản xuất laptop chơi game đến từ Đài Loan khi đem đến một chuẩn kết nối chung, thống nhất mang tên Thunderbolt 3 dưới chuẩn kết nối USB Type C. Gây ấn tượng mạnh nhất cho rất nhiều game thủ chính là màn “nã pháo” của ASUS trong COMPUTEX 2016 với sản phẩm ASUS XG Station 2 khi hãng trình diễn chơi game hạng nặng trên… một chiếc tablet. Tất nhiên chiếc tablet mà ASUS chuẩn bị cũng chẳng phải bình thường. Mẫu tablet ASUS Transformer 3 Pro là một trong những tablet mạnh nhất trên thị trường thời điểm bấy giờ với chip xử lý Core i7 6500U cùng cổng kết nối Thunderbolt 3 tiên tiến cho băng thông lên đến 40Gbps.

Màn trình diễn “hoa lệ” của ASUS đã khởi đầu cho một loạt những giải pháp eGPU khác “trình làng”. Có thể kể đến nổi đình nổi đám như Razer Core với mức giá cao “ngất ngưởng” lên đến 500USD (chưa tính cạc màn hình), hay”bình dân” và ít tiếng tăm hơn chỉ với 270USD như Akitio Node. Mới đây nhất, kể cả Zotac cũng tuyên bố tham gia sản xuất thiết bị eGPU sử dụng cổng Thunderbolt 3 và Gigabyte cũng tung ra mẫu thiết bị Gigabyte Aorus GTX 1070 Gaming Box ở COMPUTEX 2017 vừa qua. Dưới sự hỗ trợ nhiệt tình của Intel, giải pháp eGPU này có khả năng mở rộng phổ biến hơn nữa trong tương lai khi các thế hệ chip điều khiển Thunderbolt 3 mới sẽ được tích hợp thẳng vào trong vi xử lý.

Về mặt kỹ thuật, cổng Thunderbolt 3 cho băng thông 40Gbps thông qua một kết nối PCI Express 3.0 4X, điều này có nghĩa là băng thông trên lý thuyết của eGPU dựa trên Thunderbolt 3 có thể “ngang cơ” với Alienware Graphic Amplifier như đã đề cập ở trên, nhưng “oái oăm” là kết nối này lại… chung đụng với một số thiết bị ngoại vi khác. Vì vậy nếu như bạn chơi game qua một ổ cứng gắn ngoài thì vô hình trung, băng thông của thiết bị eGPU sử dụng Thunderbolt 3 lại bị “bóp nghẹt” hơn nữa. Ở tình trạng này, khả năng thể hiện của các cạc màn hình cao cấp sẽ suy giảm đôi chút nếu so sánh với giải pháp của Alienware.[su_quote]sự “nhúng tay” của Intel đã “đập bãi” kế hoạch MSI Gaming Dock của hãng sản xuất laptop chơi game đến từ Đài Loan khi đem đến một chuẩn kết nối chung, thống nhất mang tên Thunderbolt 3 dưới chuẩn kết nối USB Type C[/su_quote]

AMD XGP – Chưa sinh đã “chết non”

Ít ai biết rằng bản thân “đội đỏ” AMD cũng từng phát triển chuẩn eGPU cho mình với tên gọi AMD XGP (External Graphic Platform) với bản mẫu thử do Fujitsu sản xuất với tên gọi Amilo GraphicBooster. Đây là tham vọng của AMD khi xây dựng một kết nối đầy đủ PCI Express 2.0 16X gắn ngoài, được xem như giải pháp eGPU mạnh nhất vào năm 2008 nhưng kế hoạch này nhanh chóng rơi vào kết cục …”hẩm hiu”. Những khó khăn về mặt kỹ thuật khiến cho rất ít các nhà sản xuất laptop “chịu khó” tích hợp kết nối của AMD. Kết quả là chỉ có hai mẫu laptop của FujitsuAcer được trang bị để… trình diễn là chính mà không có bất kỳ “tiếng gió” nào phát hành đại trà.[su_divider]Giải pháp eGPU sử dụng cổng kết nối Thunderbolt 3 cho phép hàng loạt các tablet và ultra portable laptop chơi game, thậm chí là các game VR với chất lượng cao mà không cần quá bận tâm vấn đề nhiệt độ và sức mạnh chỉ với một kết nối duy nhất!

Tác giả