Skip to content

Final Fantasy Explorers – Đánh Giá Game

Final Fantasy Explorers - Đánh Giá Game

BÀI VIẾT SỬ DỤNG GAME ĐƯỢC SQUARE ENIX HỖ TRỢGAME ĐƯỢC CHƠI TRÊN HỆ 3DS[dropcap style=”style1″]Đ[/dropcap]ối với rất nhiều game thủ trên thế giới, cái tên Square Enix chắc hẳn đã không còn là điều gì xa lạ nữa – khi công ty game khổng lồ này đã mở rộng phạm vi ảnh hưởng của mình đến mọi phân khúc “khách hàng” trên thế giới, từ thể loại JRPG kinh điển với dòng Final FantasyDragon Quest, cho đến thể loại hành độngphiêu lưu như Tomb Raider.

Sản phẩm mới nhất thuộc thương hiệu Final Fantasy của Square Enix, chính là Final Fantasy Explorers – một tựa game nhập vaihành động ra mắt trên hệ máy Nintendo 3DS. Với dòng máy cầm tay này, thật sự dạng game như Final Fantasy Explorers là tương đối hiếm gặp, khi từ năm 2012 đến nay chỉ có lơ thơ vài sản phẩm như Heroes of RuinFantasy Life.

Vậy, mang trên mình một “thương hiệu” nổi tiếng, lại có vị thế cạnh tranh khá “độc tôn”, liệu Final Fantasy Explorers có phải là một sản phẩm tốt như mọi người vẫn mong đợi hay không? Mời bạn đọc tìm hiểu đáp án qua bài đánh giá sau đây của Vietgame.asia.

  • Sản xuất: Square Enix
  • Phát hành: Square Enix
  • Thể loại: Hành động | Nhập vai
  • Ngày ra mắt: 26/01/2016
  • Hệ máy: 3DS
  • Giá tham khảo: 39.99 USD

[su_spoiler title=”HỖ TRỢ THIẾT BỊ” open=”no” style=”modern-dark” icon=”chevron-circle”]

  • Graphics: N/A
  • Mouse: N/A
  • Keyboard: N/A
  • Headphone: N/A

[/su_spoiler][su_spoiler title=”MUA GAME Ở ĐÂU?” open=”no” style=”modern-dark” icon=”chevron-circle”]

  • Chưa có thông tin[/su_spoiler]

[su_note note_color=”#FCF8E3″][su_service icon=”icon: arrow-circle-down” size=”40″ title=”XEM THÊM” icon_color=”#000000″]

Final Fantasy Explorers – Đánh Giá Game

Grandia II Anniversary Edition – Đánh Giá Game

Swordbreaker The Game – Đánh Giá Game

The Witness – Đánh Giá Game

[/su_service][/su_note][su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]BẠN SẼ THÍCH[/su_heading]

Lối chơi “săn quái vật” hấp dẫn!

Kể từ khi ra mắt hồi năm 1999, tựa game Monster Hunter của Capcom đã kiến tạo nên một thể loại game hoàn toàn mới, đặc biệt “không giống ai” – đó là game “săn quái vật”. Đúng như cái tên cho biết, ngoài một cốt truyện mờ nhạt làm “cho có”, thì 90% thời gian trong các game dạng này, việc người chơi làm chỉ là đối đầu và tìm cách hạ gục những con quái vật khổng lồ. Nếu với các game khác, công thức là diệt một đám lâu la trên đường đi rồi mới tới con trùm – thì với game “săn quái vật”, người chơi chỉ toàn phải đánh với… trùm.

Tuy cực kỳ khó khăn và đầy rẫy những thử thách phi lý, dạng game kỳ lạ này nhanh chóng trở thành “hit”, và rất nhiều sản phẩm khác cũng bắt đầu đi theo con đường này, ngõ hầu tìm kiếm những cơ hội mới. Có thể kể ngay đến những cái tên kinh điển khác ngoài Monster Hunter như God Eaters, Toukiden, Freedom Wars…Đi theo con đường này, Final Fantasy Explorers của Square Enix có vẻ như cũng muốn chứng tỏ rằng mình có thể nối tiếp “huyền thoại” của Monster Hunter, để làm giàu thêm kho chủ đề phong phú của thương hiệu Final Fantasy. Và vì thế, người chơi cũng có thể đoán được rằng phần lớn thời gian trong Final Fantasy Explorers, công việc của mình sẽ là một chuỗi công thức tuần hoàn vô tận: giết quái – cày nguyên liệu – chế đồ/ học kỹ năng – giết quái…

Để nhắm đến nhiều đối tượng người chơi hơn, Final Fantasy Explorers đã có những điều chỉnh thích hợp để khiến game vừa có cái tinh túy “săn quái vật”, nhưng vừa không “hành xác” người chơi quá đáng như Monster Hunter. Chẳng hạn, thay vì với những trận đấu nhịp độ nhanh, độ kịch tính cao và hệ thống trừng phạt nặng nề – thì Final Fantasy Explorers lại có lối chơi hơi thiên về hướng “theo lượt”, bằng cách làm cho những con trùm có thời gian “nghỉ thở” giữa các lần ra chiêu, khiến nhân vật có khoảng trống để tránh né thoải mái hơn.final-fantasy-explorers-danh-gia-game (1)[su_quote]Để nhắm đến nhiều đối tượng người chơi hơn, Final Fantasy Explorers đã có những điều chỉnh thích hợp để khiến game vừa có cái tinh túy “săn quái vật”, nhưng vừa không “hành xác” người chơi quá đáng như Monster Hunter[/su_quote]final-fantasy-explorers-danh-gia-game (10)final-fantasy-explorers-danh-gia-game (8)final-fantasy-explorers-danh-gia-game (11)Đồng thời, để khiến game có chất “Final Fantasy” hơn, Final Fantasy Explorers cũng đặt nặng vấn đề “cày cuốc” hơn khá nhiều. Nếu như trong Monster Hunter, những trang bị cao cấp với chỉ số tốt hơn vẫn không nghĩa lý gì nếu trình độ người chơi “gà”, thì trong Final Fantasy Explorers việc chỉ số cao hơn và nhiều kỹ năng hỗ trợ hơn lại có một ý nghĩa rất lớn. Do đó, có thể nói rằng tầm ảnh hưởng và độ “phủ sóng” của Final Fantasy Explorers có vẻ cao hơn nhờ vào những điều chỉnh hợp lý.[su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]BẠN SẼ GHÉT[/su_heading]final-fantasy-explorers-danh-gia-game (2)final-fantasy-explorers-danh-gia-game (4)

Đồ họa chất lượng kém

Khi nhắc đến Square Enix, dường như mặc định ấn tượng đầu tiên của mọi người luôn là ba chữ “đồ họa đẹp”. Thật vậy, khó mà hình dung được Square Enix – một hãng game luôn mang đến cho người chơi những sản phẩm nặng nề về chất lượng đồ họa, những đoạn phim cắt cảnh công phu thuộc đẳng cấp “điện ảnh” – lại có thể sơ sót với khâu đồ họa được. Tuy vậy, đây lại là vấn đề to lớn mà Final Fantasy Explorers, một sản phẩm mang nhiều kỳ vọng của hãng, không may mắn mắc phải.

Vẫn biết rằng Nintendo 3DS là một hệ máy có chất lượng đồ họa tồi, mà nguyên nhân chính do sự đánh đổi “quái gở” bỏ độ phân giải cao để lấy tính năng 3D mà ra – thế nhưng thật sự người viết đã bị một “cú sốc” lớn khi lần đầu “chiêm ngưỡng” Final Fantasy Explorers. Thật sự khó mà tin được rằng “ông vua đồ họa” như Square Enix lại có thể “đẻ” ra một sản phẩm với đồ họa kém cỏi đến mức này![su_quote]Độ chi tiết kém, mô hình thô thiển thiếu chăm chút, vân bề mặt mờ nhòe, hiệu ứng nghèo nàn… là những khuyết điểm lồ lộ “đập” thẳng vào mắt người chơi từ cái nhìn đầu tiên[/su_quote]Những mô hình trong Final Fantasy Explorers vẫn được thiết kế kiểu chibi tương tự như Bravely Default: Flying Fairy hoặc Granblue Fantasy, nhưng chất lượng của chúng đem ra so thì có thể nói là xa cách như đất với trời. Độ chi tiết kém, mô hình thô thiển thiếu chăm chút, vân bề mặt mờ nhòe, hiệu ứng nghèo nàn… là những khuyết điểm lồ lộ “đập” thẳng vào mắt người chơi từ cái nhìn đầu tiên.

Phần cảnh trí môi trường và các vật thể cũng không khá hơn là mấy – đặc biệt là nếu như đặt Final Fantasy Explorers lên bàn cân để so sánh với hai tựa game khác cùng thể loại là Monster Hunter 4 UltimateFantasy Life. Nếu Monster Hunter 4 Ultimate là “chung cực” của đồ họa 3D thực tế, thì Fantasy Life chính là điển hình của game vẽ dạng cel-shade 3D. Và rõ ràng, không cần phải tinh mắt lắm mới nhìn ra sự kém cỏi của Final Fantasy Explorers so với hai cái tên kể trên.[su_divider]

Lạm dụng thương hiệu “Final Fantasy”

Những năm gần đây, nhiều người nhận định rằng Square Enix đang đi vào ngõ cụt, khi có những hướng phát triển khá “khó hiểu”, chẳng hạn như đầu tư mạnh vào mảng di động, hoặc chỉ biết “làm lại” các tựa game cũ… chứ không dám làm ra một cái gì to lớn, hoành tráng, chất lượng. Bằng chứng rõ rệt nhất, là sự trì trệ “phi lý” của Final Fantasy XV cùng viễn cảnh không mấy hấp dẫn của nó.

Tình trạng này cũng phản ảnh khá rõ trong việc Square Enix liên tục “vắt sữa” thương hiệu Final Fantasy bằng nhiều phương pháp khác nhau, từ chuyển thể hết bản này đến bản kia lên các hệ PC – di động, cho đến việc kiến tạo ra hằng hà sa số các ngoại bản khác. Final Fantasy Explorers cũng nằm trong trường hợp này, bởi vì ngoài cái tựa có chữ “Final Fantasy” ra, người viết hầu như không cảm thấy game có liên quan gì đến dòng game huyền thoại này.final-fantasy-explorers-danh-gia-game (15)Khi nhắc đến Final Fantasy, người ta hầu như nghĩ ngay đến một dòng game JRPG kinh điển với mỗi phần là một cốt truyện hoành tráng, hấp dẫn, đầy các nút thắt – mở lôi cuốn. Thế nhưng, khi chọn con đường “săn quái vật”, Final Fantasy Explorers đã tự tay hủy đi ưu thế về cốt truyện của thương hiệu Final Fantasy một cách triệt để.

Ngoài những con trùm quen thuộc của dòng game Final Fantasy như Ifrit, Shiva, Bahamut… thật sự Final Fantasy Explorers không tạo ra được cảm giác gì để người chơi cảm thấy là mình đang chơi một tựa game Final Fantasy cả. Đến ngay cả dòng Bravely – vốn chọn một cái tên rất khác, vẫn gợi lên cảm giác thân thuộc khi chơi Final Fantasy – mà Final Fantasy Explorers lại không làm được điều này.

Vậy, thử hỏi ngoài việc dùng cái tên “Final Fantasy” để câu khách, thì Square Enix còn làm được gì khác với cái tên Final Fantasy Explorers?[su_quote]Ngoài những con trùm quen thuộc của dòng game Final Fantasy như Ifrit, Shiva, Bahamut… thật sự Final Fantasy Explorers không tạo ra được cảm giác gì để người chơi cảm thấy là mình đang chơi một tựa game Final Fantasy cả[/su_quote]final-fantasy-explorers-danh-gia-game (14)[su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: html5″ icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”http://na.square-enix.com/us/games/final-fantasy-explorers”][/su_icon_panel][su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: facebook-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”https://www.facebook.com/FinalFantasy/”][/su_icon_panel][su_divider]

Tác giả