Skip to content

Furi – Đánh Giá Game

Furi - Đánh Giá Game

[alert color=”599E42″ icon=”fa-gittip” title=””] BÀI VIẾT SỬ DỤNG GAME ĐƯỢC THE GAME BAKERS HỖ TRỢ[/alert][alert color=”26BDF0″ icon=”fa-gamepad” title=””] GAME ĐƯỢC CHƠI TRÊN HỆ PC[/alert][dropcap style=”style1″]Đ[/dropcap]ã bao lâu rồi bạn chưa được chơi game trong sự hứng thú với những màn chiến đấu thần sầu, đòi hỏi những pha di chuyển nhanh gọn và kỹ thuật tung đòn điêu luyện? Có vẻ cũng đã khá lâu rồi khi giờ đây, không nhiều tự game gắn mác “hack n’ slash” đủ chất lượng cập bến thị trường, thay vào đó chỉ là những sản phẩm mì ăn liền thiếu chiều sâu và có lối chơi có thể nói là rất nhạt nhẽo.

Ấy vậy mà một cái tên mới xuất hiện trong thể loại chặt chém kết hợp cùng phong cách “bullet hell” hoài cổ, một sản phẩm đầu tay của The Game Bakers mang tên Furi lại đang khiến cộng đồng game thủ yêu thích thể loại hành động trên PC và PS4 phải ngước nhìn bởi những dấu ấn đặc sắc rất riêng mà nó mang lại. Được biết đến lầu đầu tiên vào năm 2012 với loạt game Squids, những sản phẩm của The Game Bakers luôn thu hút được sự quan tâm của giới mộ điệu bởi những yếu tố sáng tạo đột phá rất riêng.

Sinh sau đẻ muộn, nhưng lại đánh trúng thị hiếu thèm khát những tựa game hành động chất lượng từ giới mộ điệu, Furi có thực sự đáng giá như lời đồn đại? Hãy cùng Vietgame.asia đi tìm câu trả lời trong bài đánh giá chi tiết ngay sau đây.[su_spoiler title=”CẤU HÌNH THỬ NGHIỆM” open=”yes” style=”modern-dark” icon=”chevron-circle”]

  • CPU: Intel Core i5-2500K
  • RAM: 8 GB DDR3
  • Graphics: NVIDIA GTX 970
  • HDD: 1TB Blue

RazerLogo

[/su_spoiler][su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]BẠN SẼ THÍCH[/su_heading]Furi - Đánh Giá Game

NHỮNG CUỘC ĐỐI ĐẦU KHÔNG KHOAN NHƯỢNG

Ngay từ khi khởi động dự án, Furi đã được xác định sẽ tập trung vào lối chơi nhanh mạnh, những trận chiến nãy lửa, đôi khi là điên cuồng đúng với những mong muốn của game thủ yêu thích thể loại chặt chém. Không màu mè hoa lá, những cuộc “thanh trừng” trong game sẽ chỉ có chính bạn – một kiếm sĩ lạnh lùng và hơn chục con trùm đang chờ người chơi vượt qua. Đúng vậy, Furi hoàn toàn không có hệ thống màn chơi phức tạp, hằng xa số những tên lính tốt tép để bạn có thể tập tành kỹ năng, mà những đối thủ người chơi phải đối đầu là những con trùm mạnh mẽ và khó nhằn.

Tỉnh dậy trong tình trạng bị giam cầm trong xiềng xích, để rồi được giải thoát bởi một gã “thầy tu Thỏ” lắm mồm, cuộc hành trình vượt qua Cửu Thần Môn nhằm cứu lấy một thế giới sắp tận diệt bắt đầu. Câu hỏi đặt ra rằng, chàng kiếm sĩ này là ai, tại sao lại bị giam giữ, thế giới này đang gặp phải biến cố gì, và chín cửa ải kia đang che giấu bí ẩn gì? Câu trả lời sẽ được giải đáp trong suốt hành trình của người chơi.[su_note note_color=”#FCF8E3″ text_color=”#ffffff”][su_service icon=”icon: arrow-circle-down” size=”40″ title=”XEM THÊM” icon_color=”#000000″]

Furi – Đánh Giá Game
Blues and Bullets Episode 2: Shaking the Hive – Đánh Giá Game
Goetia – Đánh Giá Game

[/su_service][/su_note]Furi - Đánh Giá GameNhư đã nói ở trên, lối chơi của Furi sẽ chỉ tập trung vào các trận đấu trùm. Mỗi cửa ải người chơi vượt qua sẽ đều ngự trị bởi một con trùm duy nhất. Với thân thế là những hộ pháp trấn cửa, vượt qua chúng là điều không hề dễ dàng. Mỗi con trùm trong game không chỉ có một thanh máu mà có đến tận năm hoặc sáu thanh máu khác nhau, tương ứng với năm hoặc sáu mạng. Mỗi thanh máu sẽ tương ứng với một ván đấu, người chơi phải ra sức tấn công để vượt qua từng ván đó. Với mỗi ván đánh, con trùm sẽ có những chiến thuật tấn công khác nhau và dĩ nhiên, càng về sau sẽ càng khó nhai.

Đổi lại, người chơi cũng sở hữu cho mình ba thanh máu, tương ứng với ba “mạng” để dùng dần trong trận chiến, mỗi mạng này lại hoàn toàn độc lập với nhau. Chẳng hạn, mỗi khi người chơi rút cạn một thanh máu (một mạng) của của con trùm, thanh máu của người chơi lập tức được hồi phục và chuyển sang ván đấu tiếp theo. Ngược lại, nếu người chơi mất một mạng, đồng nghĩa với con trùm cũng sẽ được hồi phục hoàn toàn thanh máu của chặn đánh đó. Do đó, để vượt qua một ván đấu, người chơi phải tuyệt đối không mất mạng nào, “mạng đổi mạng”.

Không chỉ thua thiệt về số “mạng”, độ khó của Furi còn khiến người chơi phải chau mày bởi để vượt qua một ván đánh cũng không hề dễ dàng. Mỗi khi thanh máu của con trùm bị rút sạch, người chơi buộc phải bước tiếp vào giai đoạn so găng trực tiếp, quy mô sàn đấu sẽ bị thu hẹp hơn rất nhiều và phong cách chiến đấu cũng không cho phép game thủ chọn cách “bỏ chạy” mà buộc phải đối đầu trực tiếp với con trùm. Khi bước vào giai đoạn này, những con trùm tỏ ra cực kỳ hung bạo và ra đòn rất hiểm hóc, rút máu người chơi cực kỳ nhanh chóng. Với hơn mười con trùm, sẽ có gần 50 ván đánh khác nhau đang chờ đợi người chơi vượt qua đấy.[su_quote]Mỗi còn trùm trong game không chỉ có một thanh máu mà có đến tận năm hoặc sáu thanh máu khác nhau, tương ứng với năm hoặc sáu mạng. Mỗi thanh máu sẽ tương ứng với một ván đấu, người chơi phải ra sức tân công để vượt qua từng ván đó.[/su_quote]Trong mỗi ván đấu như đã nói, con trùm sẽ thay đổi các chiến thuật chiến đấu khác nhau, khiến độ khó liên tục tăng. Nhất là ở ván cuối, lúc này con trùm bắt đầu trở nên điên cuồng và tung ra hàng tá chiêu tất sát và đấu trường sẽ biến thành… địa ngục đạn (bullet hell). Trước khi bước vào giai đoạn này, hãy hít một hơi thật sâu, đặt niềm tin mãnh liệt vào kỹ năng né đạn của mình và hy vọng may mắn sẽ mỉm cười đi nhé!

Dù người viết chỉ mới hoàn thành game ở độ khó tầm trung, nhưng những thử thách mà game đặt ra hoàn toàn có thể khiến bất cứ tay chơi nào từ “lính mới” cho đến “pro” không khỏi nản lòng. Một khi hoàn thành game, chế độ khó nhất của game mới được mở khóa. Bên cạnh đó còn có mục chơi Speedrun – hoàn thành game trong một lượt chạy.

Nếu bạn cho rằng Dark Souls 3 ra mắt hồi tháng 4 vừa qua quá dễ, hay muốn tìm lại cảm giác “cay cú” đến độ phải ném phăng cái tay cầm, thì Furi chắc chắn sẽ không phụ lòng bạn bởi độ khó phải nói là “man rợ” của mình. À chưa hết, nếu bạn vẫn thấy những thử thách trên vẫn quá dễ, hãy nhìn qua danh sách thành tựu mà game đưa ra nhé, nó sẽ nâng độ khó của game lên một mức độ cao hơn nữa đấy!Furi - Đánh Giá Game[su_divider]

LỐI CHƠI ĐƠN GIẢN NHƯNG GÂY NGHIỆN

Không chỉ lôi cuốn ở những thử thách khó nhằn, lối chơi của game cũng được tinh giản gần như tối đa để game thủ có thể tập trung vào những màn so găng đỉnh cao với những con trùm. Tinh giản, đơn giản nhưng không đồng nghĩa với đơn điệu, ngược lại, lối chơi của Furi có tính gây nghiện cực cao bởi để đạt được độ linh hoạt tối đa, game thủ phải bỏ mạng không ít lần.

Furi mang đến cho người một hệ thống chiến đấu chỉ bao gồm một nút đánh duy nhất, người chơi sẽ chỉ tập trung vào nhấp X (trên tay cầm Xbox) để rút máu những con trùm nhanh nhất và nhiều nhất có thể mỗi khi chúng sơ hở. Ngược lại, để chống trả những món đòn hiểm hóc của của đối thủ, người chơi cũng được cung cấp khả năng “tốc biến” vô hạn cùng hai hình thức đỡ đòn khác nhau.

Khác với nhiều tựa game thiên về tạo combo như Devil May Cry hay Bayonetta, Furi hướng người chơi nắm vững kỹ năng đỡ đòn (parry) nhiều hơn bởi đây là cách duy nhất có thể cứu lấy nhân vật chính. Nếu đỡ đòn tốt, chàng kiếm khách sẽ kích hoạt được trạng thái màu xanh có thể tấn công chớp nhoáng và phá thế thượng phong của con trùm. Tuy nhiên ở trạng thái này, phản xạ của người chơi phải cực kỳ nhanh nhạy bởi game sẽ không có hiệu ứng làm chậm để chờ người chơi phát lệnh tấn công (X) khi “đang xanh”. Nếu bỏ lỡ trạng thái này, lẽ dĩ nhiên là… ăn thẹo.[su_quote]Khác với nhiều tựa game thiên về tạo combo như Devil May Cry hay Bayonetta, Furi hướng người chơi nắm vững kỹ năng đỡ đòn (parry) nhiều hơn bởi đây là cách duy nhất có thể cứu lấy nhân vật chính[/su_quote]Tiếp đến, ở kỹ năng phản đòn còn lại, nó mang đến nhiều lợi thế hơn, rút được nhiều máu hơn hẳn trạng thái phản đòn thứ nhất. Tuy nhiên, chiêu đỡ đòn cấp cao này lại rất khó thành thục, phản xạ của người chơi phải cực kỳ chính xác, phải nằm lòng được các đòn thế và thời gian ra đòn của con trùm. Đặc biệt là ở giai đoạn kết thúc các ván đấu, con trùm hoàn toàn có thể lật ngược tình thế nếu game thủ không làm chủ được khả năng phản đòn của mình.

Ngoài ra, Furi còn cung cấp cho người chơi thêm hai hình thức “gồng” để tăng lượng sát thương gây ra, hoặc phá thế tấn công của đối thủ. Tuy nhiên, về sau thì các kỹ năng gồng này không có nhiều đất diễn cho lắm.

Bên cạnh những đòn cận chiến nhanh mạnh, game cũng cung cấp cho người chơi thêm một khẩu súng ngắn với hai chế độ bắn. Nếu biết cách tận dụng khẩu súng này cũng sẽ mang lại cho người chơi rất nhiều lợi thế trên đấu trường.[su_divider]Furi - Đánh Giá Game

ĐẬM ĐÀ PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT Á ĐÔNG

Với lối chơi tối giản, bối cảnh tập trung hoàn toàn vào những trận đấu trùm, không một thế giới bao la cho người chơi khám phá, không có những bí mật phải vắt óc suy luận từ những gợi ý của game, cũng không có những câu đố/tìm đường… thế nên khó có thể nói Furi là một tựa game đồ sộ. Tuy nhiên nhà phát triển The Game Bakers lại không vì thế mà thiếu đi những ý tưởng mới để mang đến cho game thủ những phút thư giãn nhẹ nhàng, đôi khi là suy ngẫm và chiêm nghiệm sau khi vượt qua một cửa ải như một tác phẩm nghệ thuật đồ sộ.

Câu chuyện trong game được truyền tải theo một cách rất đặc trưng, thấm nhuần phong cách nghệ thuật tâm linh, nặng về tính giáo huấn và triết lý của văn hóa Á Đông. Mỗi lời dẫn, mỗi lời kể của nhân vật thầy tu Thỏ như được tăng dần tính chất mãnh liệt, xoáy mạnh vào rất nhiều vấn đề mà thế giới của Furi đang gặp phải. Những sự sắp đặt này có sự phản thần, đúng ra là vạch mặt kẻ đứng đằng sau, thao túng tất trên danh nghĩa của một vị thánh. Nhân vật chính – hay chính bạn sẽ dần bị lôi cuốn, thuyết phục bởi “kỹ năng mềm” của lão và dần bắt đầu có những phân hóa trong suy nghĩ theo những hướng khác nhau.Furi - Đánh Giá Game[su_quote]Câu chuyện trong game được truyền tải theo một cách rất đặc trưng, thấm nhuần phong cách nghệ thuật tâm linh, nặng về tính giáo huấn và triết lý của văn hóa Á Đông[/su_quote]Chưa dừng lại ở những màn “tụng kinh” dài dòng như đang giằng xéo một kiếm khách lạnh lùng, Cửu Thần Môn mà bạn vượt qua với chín vị hộ pháp cũng đều có những liên hệ mật thiết với nhân vật chính. Tầm ảnh hưởng nào từ bạn – một tên vượt ngục trầm tính, lại là lý do chiến đấu của chín vị hộ pháp. Mỗi nhân vật cũng đều được khắc họa theo chín phong thái khác nhau: sự thù hận, giận dữ, vô tâm, đố kỵ, mềm yếu, hèn nhát… để rồi mỗi cánh cửa người chơi bước qua đều để lại những dòng tâm sự kín đáo đáng phải suy ngẫm.

Lối truyền tải cốt truyện này dù khiến người chơi bị động hoàn toàn, nhưng lại thu hút một cách khá kỳ lạ. Một phần là nhờ những góc đặt camera tuyệt đẹp trong khung cảnh nên thơ trong thế giới của Furi. Bẻ cong đi những quy luật sắp đặt thường tình, chất nghệ thuật trong đồ họa của Furi không nằm ở hiệu ứng đắt tiền hay thiết kế, mà nằm ở những hiệu ứng thị giác độc đáo, nó buộc game thủ phải chú tâm hơn vào câu chuyện, cuốn theo dòng suy ngẫm với các góc camera tĩnh một cách khéo léo.

Chưa dừng lại ở đó, những sắp đặt nghệ thuật cổ điển Á Đông này lại được truyền tải trong một bối cảnh tương lai, sự giao thoa giữa cổ điển và tương lai vô cùng ấn tượng. Nếu bạn từng kinh qua Afro Samurai thì hẳn sẽ nhanh chóng nhận ra thủ pháp nghệ thuật trong nền đồ họa của game, bởi Takashi Okazaki – chỉ đạo nghệ thuật của Afro Samurai cũng chính là người đứng sau quá trình thiết kế và phát triển Furi.[su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]BẠN SẼ GHÉT[/su_heading]Furi - Đánh Giá Game

ÂM NHẠC THIẾU LỬA, LỐI CHƠI CHƯA CÂN BẰNG

Trong suốt thời gian trải nghiệm game, Furi tỏ ra gần như hoàn hảo ở mọi mặt. Tuy nhiên dần về nửa sau thì game bắt đầu bộc lộ một số điểm trừ nhỏ ngay trong chính lối chơi gây nghiện của mình.

Đầu tiên, hệ thống chiến đấu của game cho người chơi bốn hình thức tấn công, hai cho kiếm và hai cho súng. Tuy nhiên game thủ lại chỉ tập trung “spam” (nhấp liên hồi) nút “bắn” hoặc “chém” mà bỏ quên luôn các đòn thế “gồng” để tăng sức sát thương. Sự bất cẩn trong cách thiết kế các con trùm khiến chúng quá mạnh, quá hoàn hảo để dễ dàng né tránh được những chiêu “gồng” nói trên. Do đó, game thủ chỉ biết phụ thuộc hoàn toàn vào động tác “spam” nhanh-gọn-lẹ mà thôi, chưa kể những tác dụng từ việc nhấp phím liên hồi này còn tỏ ra có tác dụng hơn hẳn so với việc gồng chiêu.

Tương tự với kỹ năng né tránh, game thủ cũng có thể gồng để có bước nhảy xa hơn, nhưng thời gian gồng quá lâu, tác dụng không rõ rệt nên gần như việc spam nút “tốc biến”. Với sự mất cân bằng trong lối chơi trên, hầu như hơn một nửa game trở về sau dù không gây nhàm chán nhưng lại tỏ ra kém sáng tạo và khá đơn điệu.[su_quote]Với sự mất cân bằng trong lối chơi trên, hầu như hơn một nửa game trở về sau dù không gây nhàm chán nhưng lại tỏ ra kém sáng tạo và khá đơn điệu.[/su_quote]Âm nhạc đáng ra là phần mà Furi đầu tư nhiều nhất nhưng lại không thực sự ấn tượng. Theo cảm nhận của người viết, bộ nhạc nền với các giai điệu điện tử “tương lai” mang âm hưởng của thập niên 80 khá hay. Tuy nhiên trong những trận cân tài nãy lửa giữa người chơi và những con trùm, chúng tỏ ra khá êm dịu, không tạo được động lực cũng như kích thích ý chí chiến đấu cho người chơi. Sự không ăn nhập này vô tình tạo một điểm trừ tương đối lớn cho Furi. Âm thanh mô phỏng trong game cũng khá tệ, các nhát chém nghe không đã, không sắc gọn mà hơi bẹt, kém máu lửa.[su_divider]

  • OS: Windows 7 | 8 | 10
  • CPU: Intel Core i3 hoặc AMD Phenom II x4 nhân trở lên
  • RAM: 4 GB RAM
  • VGA: nVidia GeForce 650 hoặc AMD R7 250 (1GB VRAM trở lên)
  • Thiết bị hỗ trợ: tay cầm chơi game
  • HDD: 5 GB

[su_note note_color=”#00ccff”]

[su_service icon=”icon: arrow-circle-down” size=”40″ title=”GIÁ THAM KHẢO” icon_color=”#ffffff”]

24.99 USD

[/su_service][/su_note][su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: html5″ icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”http://www.furigame.com/”][/su_icon_panel][su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: facebook-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”http://www.facebook.com/TheGameBakers”][/su_icon_panel][su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: twitter-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”https://twitter.com/TheGameBakers”][/su_icon_panel][su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: steam-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”http://store.steampowered.com/app/423230/”][/su_icon_panel]

Tác giả

WINE

Life (is) so "short"? - Let's "Play" more! ^^