Skip to content

Game nhập vai: Cuộc hành trình “nhập vai” kỳ ảo (kỳ I)

game-nhap-vai-cuoc-hanh-trinh-nhap-vai-ky-ao-ky-i

Game nhập vai – Nội dung đặc sắc, những nhân vật đầy cá tính, lối chơi quyến rũ mê hoặc và trên hết là cảm giác đắm chìm trong những thế giới kì ảo theo cách mà ít có thể loại nào làm được… Rõ ràng có rất nhiều lí do để chúng ta yêu thích game nhập vai (RPG)!

Vậy bạn đã biết gì về dòng game này?

Sự khác biệt giữa RPG Nhật Bản và phương Tây là gì?

Hôm nay, Vietgame.asia mời bạn làm một chuyến hành trình nho nhỏ tìm hiểu về lịch sử của thể loại trò chơi, có lẽ là vĩ đại bậc nhất của thế giới game này.

Xin lưu ý: Khái niệm “game nhập vai” thật sự rất rộng lớn và có lịch sử lâu đời (những hình thức sơ khai đã xuất hiện cách đây cả… vài trăm năm).

Từ kiểu chơi trên giấy (pen-and-paper), dạng “bàn cờ” (tabletop) cho đến cả “đánh trận giả” (wargame – bạn đóng vai tướng lĩnh trên bàn cờ trận địa) đều có thể xếp vào các dạng nhập vai.

Vì vậy, trong khuôn khổ bài viết này, dĩ nhiên chúng ta chỉ nói đến các trò chơi điện tử nhập vai (video game RPG)

ĐÔI NÉT LỊCH SỬ

Nhìn chung, thời điểm chính xác và cách thức ra đời của game nhập vai vẫn còn là vấn đề gây tranh cãi.

Người ta cho rằng game nhập vai đã xuất hiện từ nhiều nguồn cảm hứng như: dạng game đánh trận (wargame), game thể thao, game phiêu lưu như Colossal Cave Adventure, tiểu thuyết kì ảo như Chúa Nhẫn của Tolkien hay cả những thư tịch cổ như Sử thi Gilgamesh vùng Lưỡng Hà.

Tuy vậy, một sự kiện quan trọng nhất không thể không nhắc tới trong lịch sử game nhập vai là sự xuất hiện của thương hiệu cờ bàn Dungeons & Dragons năm 1974.

Cờ bàn (tabletop), có thể hiểu đơn giản là tất cả những trò chơi có thể chơi trên một… mặt bàn (table) như boad game (cờ Tỷ phú, cờ cá ngựa…), card game (các loại bài), xúc xắc, domino cho đến chơi bằng… giấy và bút. Dungeons & Dragons là một dạng game như vậy.game-nhap-vai-cuoc-hanh-trinh-nhap-vai-ky-ao-ky-i (2)Nhưng nó khác biệt ở chỗ: lần đầu tiên có một trò chơi giới thiệu đến người tham gia một thế giới được xây dựng công phu, phức tạp.

Để chơi Dungeons & Dragons bạn cần một tờ giấy để ghi lại những chỉ số, những quyển sách để tra cứu các luật lệ, quái vật và kịch bản, xúc xắc bảy mặt và cả một… trí tưởng tượng phong phú.

Khi giải quyết một nhiệm vụ có trong kịch bản, người chơi phải quyết định cách đối mặt với các tình huống phát sinh, gieo xúc xắc để xác định những hành động như chiến đấu, né bẫy hay mở khóa.

Dungeons & Dragons đã “phát minh” ra rất nhiều khái niệm vẫn còn được dùng đến ngày nay: lớp (class) và kĩ năng (skill) nhân vật, chủng tộc, HP (máu), XP (kinh nghiệm), lên cấp và chiến đấu theo lượt… cũng như ảnh hưởng đến gần như tất cả game nhập vai “hậu bối” dù là Đông hay Tây.

Vì thế nếu nói Dungeons & Dragons là “ông tổ” của các game nhập vai cũng không ngoa.

Cùng với sự phát triển của máy tính nửa sau thế kỉ hai mươi, những trò chơi như Dungeons & Dragons cũng rời xa giấy và mặt bàn để bước lên “miền đất mới” như một việc tất yếu.

Cho đến thời điểm hiện tại, các game nhập vai có lẽ đã đạt đến độ “chín” với sự kết hợp hoàn chỉnh của đồ họa đỉnh cao, lối chơi biến hóa đa dạng và trải nghiệm điện ảnh khiến người chơi choáng ngợp
Từ giữa những năm 70, ban đầu trên các máy mainframe cồng kềnh, rồi tiến lên những chiếc PC nhỏ gọn, game nhập vai đã có những bước phát triển mạnh mẽ không ngừng.

Sự khác biệt văn hóa đã cho chúng ta game nhập vai phương Tây và Nhật Bản. Khác biệt về nền tảng lại chia ra thêm hai thể loại PC RPG và Console RPG.

Những thể loại mới như game hành độngnhập vai hay MMORPG (game nhập vai trực tuyến) – bùng nổ cùng với sự phát triển của Internet.

Cho đến thời điểm hiện tại, các game nhập vai có lẽ đã đạt đến độ “chín” với sự kết hợp hoàn chỉnh của đồ họa đỉnh cao, lối chơi biến hóa đa dạng và trải nghiệm điện ảnh khiến người chơi choáng ngợp. Quả là một hình trình vĩ đại!game-nhap-vai-cuoc-hanh-trinh-nhap-vai-ky-ao-ky-i (3)

GAME NHẬP VAI TRÊN PC
game-nhap-vai-cuoc-hanh-trinh-nhap-vai-ky-ao-ky-i (5)Dungeons & Dragons, Temple of Apshai, Odyssey: The Compleat Apventure, Akalabeth: World of Doom nằm trong số những tựa game nhập vai “cổ đại” nhất từng xuất hiện trên PC. Chúng ra đời vào đầu những năm 80 và dĩ nhiên, là còn rất nhiều hạn chế, cả về đồ họa lẫn lối chơi.

Cho đến khi UltimaWizardry – hai trong số những “ông tổ” lừng lẫy nhất của thể loại game nhập vai PC xuất hiện, lịch sử thật sự đã sang trang!

Ultima, với một lịch sử kéo dài gần 20 năm và Wizardry, dù chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ Dungeons & Dragons, những tựa game này vẫn định hình nên những tiêu chuẩn của một game nhập vai mà chúng ta có ngày nay.

Một trong những sáng tạo đáng nhớ nhất là vào năm 1985 với Ultima IV: Quest of the Avatar. Thông thường khi “build” (xây dựng) nhân vật, bạn sẽ cộng điểm vào các chỉ số và kĩ năng.

Nhưng với Ultima 4, trò chơi hỏi bạn một loạt câu hỏi và sau đó định hình nên nhân vật dựa vào những lựa chọn theo khuynh hướng “thiện ác” của bạn. Thật sự là một đột phá!

Không chỉ có đồ họa động với màu sắc, mà trải nghiệm của người chơi cũng được nâng cao nhiều khi game cho bạn một thế giới và những thị trấn để khám phá, thay vì chỉ đóng vai trò một nơi để mua vũ khí trang bị
Một bước tiến khác đến cùng với sự xuất hiện của The Bard’s Tale, một game nhập vai cực kì nổi tiếng thời đó (và cũng kéo theo kha khá hậu bản).

Không chỉ có đồ họa động với màu sắc, mà trải nghiệm của người chơi cũng được nâng cao nhiều khi game cho bạn một thế giới và những thị trấn để khám phá, thay vì chỉ đóng vai trò một nơi để mua vũ khí trang bị.

Trong thập kỉ tiếp theo, những game nhập vai theo nhóm như Phantasie, QuestronRings of Zilfin đã đưa vào những ý tưởng mới mẻ như bản đồ phụ (minimap), phim cắt cảnh, mini-game và gia tăng số lượng các lệnh chiến đấu. Đến lúc này thì game nhập vai bắt đầu có sự nhảy vọt về mặt trình diễn.

Đầu tiên phải nói đến Dungeon Master năm 1987. Sự kết hợp giữa đồ họa 3D, góc nhìn người thứ nhất và cả chiến đấu theo thời gian thực thật sự là một cuộc cách mạnh lúc bấy giờ.

Ảnh hưởng của nó rõ ràng vẫn có thể thấy qua Eye of the Beholder, The Elder Scrolls hay gần đây là cả Fallout.Đây là giai đoạn mà những tựa game hành động nhập vai với đồ họa “sprite” rất phổ biến: các dòng game Fallout, Icewind Dale cùng hai tên tuổi kể trên.game-nhap-vai-cuoc-hanh-trinh-nhap-vai-ky-ao-ky-i (1)Những engine 3D cũng bắt đầu được sử dụng trong Might and Magic VI: The Mandate of HeavenThe Elder Scrolls: Arena. Đến những năm 2000, đồ họa 3D đã trở thành xu hướng thống trị.

Hai “ngôi sao” của những năm 90 chắc chắn là DiabloBaldur’s Gate, những tên tuổi không chỉ góp phần hồi sinh một thể loại đang gặp nhiều trì trệ, mà còn thổi một “luồng gió mới” với sự hình thành nên thể loại game nhập vai “chặt chém”.

Diablo đặc biệt đáng nhớ với việc hỗ trợ chơi nhiều người (multi), cả trên LAN hay Internet, một yếu tố đã giúp dòng game này “trường tồn”.

GAME NHẬP VAI TRÊN CONSOLE
game-nhap-vai-cuoc-hanh-trinh-nhap-vai-ky-ao-ky-i (6)Đừng nghĩ rằng người Nhật chỉ toàn làm ra những game nhập vai “ẻo lả” với trai xinh gái đẹp, đã có thời họ cũng đen tối, u ám và “hardcore” chẳng kém gì phương Tây. Một “di sản” vẫn còn đến ngày nay với From Software (King’s Field, Souls game).

Tuy vậy, ở một đất nước đã phát minh ra và “phát cuồng” vì những chiếc console, game nhập vai cũng không thể nằm ngoài quy luật, chúng phải hỗ trợ những nền tảng này và từ đó, một thể loại game nhập vai hoàn toàn mới đã ra đời: game nhập vai trên console – gần như được thống trị bởi người Nhật.

Một trong những tựa game quan trọng xuất hiện sớm nhất là Bokosuka Wars, vốn được “port” từ các máy tính Sharp X1, MSX lên NES năm 1985.

Đừng nghĩ rằng người Nhật chỉ toàn làm ra những game nhập vai “ẻo lả” với trai xinh gái đẹp, đã có thời họ cũng đen tối, u ám và “hardcore” chẳng kém gì phương Tây
Trò chơi đặt ra nền tảng cho cái gọi là “game nhập vai – chiến thuật” (SRPG) ngày nay, đồng thời cũng có thể xem là một ví dụ sơ khai cho lối chơi hành động nhập vai thời gian thực.

Năm 1986, Chunsoft tạo ra Dragon Quest (được gọi là Dragon Warrior ở Bắc Mỹ cho đến phiên bản thứ tám), được coi là chuẩn mực cho nhiều tựa game nhập vai trên console về sau.

Năm 1987, thể loại này đã tự định hình với sự xuất hiện của nhiều tên tuổi có sức ảnh hưởng lớn, đồng thời cũng trở nên khác biệt so với người anh em trên PC.

Zelda II: The Adventure of Link của huyền thoại Shigeru Miyamoto là một trong những game hành động nhập vai đầu tiên, kết hợp yếu tố hành động phiêu lưu từ tựa game Zelda tiền bối với tính chiến thuật của RPG theo lượt.

Faxanadu là một game hành động nhập vai khác sớm xuất hiện trên NES, được phát hành như một phụ bản của Dragon Slayer II: Xanadu. Huyền thoại Final Fantasy của Squaresoft đã giới thiệu phong cách chiến đấu theo chiều ngang: nhân vật bên phải và quái bên trái, nhanh chóng trở thành chuẩn mực của game nhập vai trên console.

Năm 1988, Dragon Warrior 3 đưa ra hệ thống cho phép người chơi thay đổi lớp nhân vật (class) trong quá trình chơi. Những đột phá khác bao gồm chuyển cảnh ngày đêm, những món đồ, nhân vật và nhiệm vụ chỉ có thể “đụng đến” vào một thời điểm nhất định.

Phantasy Star II năm 1989 thì mang đến thứ mà ngày nay chúng ta đang được hưởng lợi rất lớn: một cốt truyện sử thi hoành tráng, xoay quanh những nhân vật và chủ đề “nghiêm túc” (mature theme).game-nhap-vai-cuoc-hanh-trinh-nhap-vai-ky-ao-ky-i (4)Game nhập vai console ngày càng trở nên khác biệt so với PC vào đầu những năm 90, khi chúng ngày một dựa nhiều vào cốt truyện.

Một trong những khác biệt lớn nhất trong thời kì này là việc khắc họa nhân vật. Game nhập vai console thường có các nhân vật phức tạp, với những cá tính và đặc điểm rất riêng. Bạn sẽ có nhiều cảm xúc và những mối quan hệ hơn: tình yêu, tình bạn hay thậm chí có thể lập gia đình với nhau.

“Tình củm” là một chủ đề rất phổ biến trong các game nhập vai console khi đó, nhưng lại vắng bóng trong hầu hết những game nhập vai PC. Trong những năm 90, chúng thậm chí còn lấn át và gây ảnh hưởng lên cả game nhập vai trên PC.

Những fan của game nhập vai trên PC đã phải chịu cảnh “núp bóng” console suốt một thời gian dài (đặc biệt với sự “lãnh đạo” của “đầu tàu” Final Fantasy) cho đến cuối thập kỉ này tình hình mới khả quan hơn vì sự xuất hiện của những cuộc phiêu lưu mới, có nhiều lựa chọn tương tác hơn.

Cuộc cách mạng tiếp theo đến cùng với sự ra đời của đĩa quang và thế hệ console thứ năm. Những game nhập vai lúc này đã trở nên “khổng lồ”: nhiệm vụ dài và phức tạp hơn, âm thanh tốt hơn và cả những đoạn phim CG tuyệt đẹp. Không có ví dụ nào xác đáng hơn thành công choáng váng của Final Fantasy VII – được coi như một trong những trò chơi giàu sức ảnh hưởng nhất mọi thời đại.

Thật ra để gặt hái “quả ngọt”, Square Enix cũng phải trả giá không nhỏ: kinh phí sản xuất 45 triệu USD (cho đến bây giờ vẫn là một trong những trò chơi đắt đỏ nhất) thật sự là một “canh bạc” với hãng game Nhật Bản.

Những fan của game nhập vai trên PC đã phải chịu cảnh “núp bóng” console suốt một thời gian dài cho đến cuối thập kỉ này tình hình mới khả quan hơn
Tuy vậy, tham vọng (và cả sự liều lĩnh) của Final Fantasy VII đã mở ra một chân trời mới với thể loại game nhập vai trên console: thế giới rộng lớn hơn, nhiệm vụ chính/phụ phong phú cùng hàng tá các trò chơi nhỏ làm cho giá trị của game tăng lên rất cao.

Đó là chưa kể những phát kiến “độc” như: nhân vật 3D trên cảnh nền dựng sẵn, trận chiến có đa góc nhìn thay vì chỉ một, và lần đầu tiên phim CG có thể kết hợp trơn tru với lối chơi theo thời gian thực.

Final Fantasy VII sau đó đã đổ bộ lên PC và đạt được nhiều thành công hơn nữa, cũng như một số game nhập vai trên console khác, bắt đầu xóa nhòa ranh giới giữa console và PC.