Skip to content

Game Và Những “Nghịch Lý” | Tập 1

[dropcap style=”style1″]N[/dropcap]gao du trong thế giới siêu thực đầy rẫy những hiện tượng lạ lùng, những khả năng đặc biệt, chắc chắn sẽ có đôi lúc người chơi cảm thấy trầm trồ trước cảnh Người Khổng Lồ Xanh Hulk dễ dàng nâng cả một chiếc xe tăng rồi ném đi, hay Freeza có sức mạnh có thể hủy diệt cả một tinh cầu trong Dragon Ball Z

Nhưng trò chơi điện từ còn một khía cạnh khác cũng “ấn tượng” không kém những sức mạnh siêu nhiên được liệt kê bên trên, mà có lẽ chỉ dành cho những game thủ tinh ý. Đó là sự “phi thực tế”, trái với quy luật tự nhiên mà tất cả các dòng game từ hành động, nhập vai, chiến thuật,… đều có.

Vietgame.Asia khai trương loạt bài “Thế Giới game và những “nghịch lý”” để đem đến cho bạn đọc những tiếng cười khoái trá từ những tình tiết “vô duyên” đầy tính hài hước mà các tựa game đem lại.

+ The Phantom Bow trong “Battlefield 4″

Từ trước tới nay, Battlefield luôn gắn liền với những chiến trường tả thực vô cùng chân thật, với nền đồ họa cũng “thực” không kém. Thế nhưng, ngay cả với một tựa game lấy sự thực tế làm “tôn chỉ” như vậy, thì vẫn tồn tại những nội dung thiếu “lô-gíc”, mà ở đây chính là chiếc Phantom Bow, một thứ vũ khí không hoạt động theo một quy luật tự nhiên nào!

Cung tên, loạt vũ khí thường được dùng trong chiến tranh thượng cổ, lại có thể dễ dàng phá hủy bức tường bê tông rắn chắc, bắn cụt cả một thân cây to, cột điện, hàng rào thép đều “nhũn” ra như bún ngay ở những giây đầu tiên khi chúng tiếp xúc với đầu tên của Phantom Bow!

Với một tay chơi thích mò mẫm và khai thác tối đa sức mạnh của vũ khí như ở đoạn video trên, thì sự phá hoại mà cây cung này mang lại càng trở nên khủng khiếp, có phần còn ngang ngửa cả một cây Bazooka hiện đại.

Nếu ở ngoài đời thực, một chiếc cung tên mà có sức mạnh như vậy, thì còn ai muốn vác theo một khẩu súng vừa nặng vừa khó sử dụng để làm gì?

+ Những bộ tóc “hoàn hảo” của dàn “hot boy” Capcom:

Nếu là một fan lớn của hãng Capcom, ưa thích hình tượng những anh chàng điển trai và “ngầu hết xẩy”, thì những cái tên như Dante (Devil May Cry), Leon (Resident Evil) hẳn đã không còn xa lạ gì với bạn.

Và điểm quan trọng nhất để làm nên một hình tượng đẹp đẽ trong lòng người chơi chỉ sau khuôn mặt đẹp trai, chính là kiểu tóc phải luôn luôn “nghệ thuật” và hoàn hảo ở mọi góc độ.

Thế nhưng, sự không hợp lý của các game Capcom lại ở ngay cái sự “nghệ thuật” và “hoàn hảo” đó, kiểu tóc của các nhân vật chính sẽ không có bất cứ một thay đổi nào kể từ khi bắt đầu đến lúc kết thúc game.

Thật vậy, dù Leon có trải qua mưa bom biển đạn, đối mặt với hàng ngàn thây ma, thì vẫn không có con nào trong số chúng thực sự chạm được vào cái lông… “đầu” của anh. Bay qua bay lại trên không trung như “xiếc” để combo, nhưng từ đầu đến cuối hành trình từ Devil May Cry đến Devil May Cry 4, kiểu tóc của Dante vẫn không vì “làn gió vô tình” nào mà lay động đi chỉ một mili-mét!FEAT_RELAX_GAME LOGIC 1_1

Kiểu tóc của các nhân vật chính sẽ không có bất cứ một thay đổi nào kể từ khi bắt đầu đến lúc kết thúc game.
FEAT_OFF_GAMESLOGIC_6

+ Những cánh cửa và chiếc chìa khóa “lộ thiên”:

Khi chơi các tựa game giải đố, hay hành động nhập vai có yếu tố giải đố như Resident Evil, YS…, bạn sẽ thường bắt gặp những những cánh cửa bị khóa kín. Nếu trường hợp này xảy ra ở ngoài đời thật, thì người ta sẽ chẳng còn cách nào khác là ngậm ngùi bỏ về.

Nhưng khi đã bắt gặp một cánh cửa bị chốt ở trong game, thì đừng lo, hãy tin chắc rằng chiếc chìa khóa bạn đang tìm kiếm sẽ nằm đâu đó xung quanh góc phòng, ven tường, dưới gầm bàn, trong một chiếc hòm, hay thậm chí là… nằm ngay dưới chân nhân vật của bạn.

Tuy nhiên thì, một chi tiết nhỏ nhặt tưởng như rất buồn cười này lại tượng trưng cho một sự “lười nhác thú vị” của nhà phát triển game, khi mà họ đã không chịu động não suy nghĩ ra một câu đố tử tế mà lại cho phép một tình tiết gượng ép và vô duyên như thế này tồn tại.

FEAT_OFF_GAME LOGIC 1_1

+ “Sức mạnh thực sự” của Kratos:

Trong dòng game chặt chém trứ danh God of War, sẽ có không ít những trường đoạn kinh điển khi Kratos – một người trần mắt thịt, có thể “xử đẹp” các vị thần khổng lồ, với sức mạnh thiên nhiên “bá đạo”, cùng cơ thể bất diệt, sinh mạng vĩnh hằng.

Nhưng đôi khi, chiến binh Sparta này lại tỏ ra rất “đau đầu” trước các cánh cửa, đặc biệt là cửa gỗ. Để mở một chiếc cửa, nhiều khi người chơi sẽ phải điều khiển Kratos chạy đôn chạy đáo khắp nơi để đi tìm lời giải.

Bỏ qua một sự thật rất đơn giản là thay vì nhức óc với những câu đố một phen, Kratos có thể phá luôn cửa và bước vào dễ dàng, nhưng anh ta không làm được, cái điều mà bất cứ một người trưởng thành khỏe mạnh nào cũng có thể.

Nhưng đôi khi, chiến binh Sparta này lại tỏ ra rất “đau đầu” trước các cánh cửa, đặc biệt là cửa gỗ. Để mở một chiếc cửa, nhiều khi người chơi sẽ phải điều khiển Kratos chạy đôn chạy đáo khắp nơi để đi tìm lời giải.
FEAT_OFF_GAMESLOGIC_4

+ Trẻ em và những “đồ chơi” nguy hiểm trong “Pokémon”:

Pokémon là dòng game có đối tượng tiêu thụ chính là những em nhỏ, những thiếu niên mới lớn. Trò chơi được ESRB đánh giá là nằm trong độ tuổi Teen trở lên.

Nhưng theo một chiều hướng nào đó mà nói, việc giáo sư Oak đưa cho người chơi – nhân vật chính – một đứa trẻ 10 tuổi những Pokémon có thể tạo ra một trận hỏa hoạn như Charmander, Cyndaquill hay Fennekin,… cũng không khác gì một hình thức khuyến khích trẻ em sử dụng các loại đồ chơi có tính công phá nguy hiểm.FEAT_OFF_GAMESLOGIC_5

+ Bệnh dị ứng “chết người” của Mario:

Tuy được sinh ra với hình tượng thân thiện và nhí nhố, nhưng khi đã “tiếp xúc” với Mario trong một thời gian dài, thì bạn sẽ biết được “idol” này có một sức khỏe phi thường, không thua kém gì Dante hay Kratos.

Để cứu được Peach, Mario đã phải lặn lội qua nhiều thế giới, không gian khác nhau với môi trường trọng lực đảo nghịch, một chiếc đồng hồ đếm giờ luôn luôn chạy, nhưng chưa bao giờ người chơi thấy được Mario tỏ ra mỏi mệt, chóng mặt hay vội vã.

Mario còn từng đối mặt và chiến thắng những quái thú khổng lồ, “đập nát” cả một chiếc xe tải, sử dụng chiếc đầu trần và “võ thuật Trung Hoa” để phá gạch, cùng những điều kinh thiên động địa khác…

Thế nhưng, khi chơi game Mario, những pha tử nạn của game thủ hầu hết đều đến từ những con vật “dễ thương” và “hiền lành”, suốt ngày chỉ biết chạy qua chạy lại để làm cảnh vật, hệ sinh thái của trò chơi thêm sức sống.

Ấy vậy mà, cứ mỗi lần chạm nhẹ vào chúng, thì bệnh dị ứng (hay một loại bệnh nào đó tương tự do Nintendo nghĩ ra) lại phát tác, làm những con vật đáng lý ra vô hại lại có vẻ như rất nguy hiểm. Đây có lẽ chính là một thông điệp mà nhà phát triển muốn gửi tới người chơi: “Bệnh dị ứng có thể gây chết người!”FEAT_OFF_GAMESLOGIC_3

Khi chơi Mario, những pha tử nạn của game thủ hầu hết đều đến từ những con vật “dễ thương” và “hiền lành”

Tác giả

Thảo luận