[alert color=”599E42″ icon=”fa-gittip” title=””]BÀI VIẾT SỬ DỤNG GAME ĐƯỢC GEARS FOR BREAKFAST HỖ TRỢ[/alert][alert color=”26BDF0″ icon=”fa-gamepad” title=””]GAME ĐƯỢC CHƠI TRÊN HỆ PC[/alert]Hiện tại, khi mà game đã được thừa nhận rộng rãi như một môn nghệ thuật thì nghiễm nhiên, các nhà làm game cũng đã có cho mình địa vị của những người nghệ sĩ. Và cũng giống như những nghệ sĩ hoạt động trong các môn nghệ thuật khác, cảm hứng để các nhà làm game sáng tạo nên các tựa game – các tác phẩm – của mình đến từ nhiều nguồn khác nhau, một trong số đó là từ các nhà “nghệ sĩ” – nhà làm game – khác những các tựa game của họ.
Điều này là hoàn toàn dễ hiểu, bởi phần đông các nhà làm game đều đã từng (và rất nhiều trong số họ cho đến bây giờ vẫn) là những người chơi từng ăn ngủ cùng game, những cô cậu bé từng ngẩn ngơ trước những “phép màu” được các nhà làm game đi trước thể hiện trước mắt họ. Những tựa game mà các nhà làm game đã trải nghiệm, đặc biệt là những cái tên gắn bó với tuổi thơ của họ, đều sẽ có tác động ít nhiều đến những suy nghĩ và hành động của họ khi theo đuổi các dự án game của họ.
Nhiều lúc, các tựa game khác đơn giản là nguồn động lực để các nhà làm game theo đuổi công việc của mình, nhưng có khi, thật ra là rất thường xuyên, các tựa game khác chính là hình mẫu để các nhà làm game “học tập”, là nền tảng để họ xây dựng nên những sản phẩm của riêng mình.[su_spoiler title=”CẤU HÌNH THỬ NGHIỆM” open=”yes” style=”modern-dark” icon=”chevron-circle”]
- OS: Windows 10 Pro 64-bit
- CPU: Intel Xeon E3-1225 v3
- RAM: 8 GB DDR3 1600 Mhz
- VGA : NVIDIA GeForce GTX 1060 3 GB
- HDD: Seagate Barracuda 1 TB
- Mouse: Razer DeathAdder 2013
- Keyboard: Razer DeathStalker Essential 2014
- Headphone: Razer Carcharias for Xbox/PC
[/su_spoiler]Với A Hat in Time, các nhà làm game tại Gears for Breakfast đã trở thành một ví dụ sinh động (và thành công) của trường hợp thứ hai trong hai trường hợp vừa nêu trên. Là “hậu duệ” của những tựa game phiêu lưu thuộc thể loại platformer môi trường ba chiều (3D) như Banjo-Kazooie hay Super Mario 64, A Hat in Time đã cho thấy mình biết cách kế thừa các giá trị “cổ điển” của thể loại game này đến thế nào cũng như chứng minh những giá trị đó vẫn có… giá trị ra sao trong lòng người chơi hiện tại.[su_heading style=”line-blue” size=”35″]XEM THÊM[/su_heading][timeline post=”134896, 134604″][su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]BẠN SẼ THÍCH[/su_heading]
THIÊN ĐƯỜNG CỦA ÓC TÒ MÒ, LÒNG KIÊN NHẪN VÀ SỰ CHÍNH XÁC
Không phải ai cũng có “máu” phiêu lưu. Rất nhiều người chỉ thích gắn bó với ngôi nhà của mình cùng vài địa điểm quan thuộc như nơi họ làm việc, quán ăn yêu thích của họ, tiệm cắt tóc quen thân của họ… và sống một cuộc đời bình lặng. Lý giải cho lối sống “nhàm chán” này, không ít những người như thế tìm đến lý do biện hộ rằng họ không muốn đối mặt với những rủi ro mà những chuyến đi xa có thể mang lại cho họ. Và câu chuyện của Hat Kid, cô bé nhân vật chính trong A Hat in Time, có thể được xem là một ví dụ cho thấy họ… có lý!
Đang yên lành trong chuyến du hành xuyên vũ trụ của mình, bỗng dưng tai ương lại ập xuống đầu Hat Kid và con tàu của cô. Từ một lỗ hổng trên thân tàu, các mảnh Time Piece – nguyên liệu mà Hat Kid cần để vận hành con tàu của mình – đã ào ạt tuôn ra ngoài bởi sự chênh lệch áp suất, trước khi rơi xuống những hành tinh xa lạ gần đó. Không còn cách nào khác, Hat Kid buộc phải đặt chân đến những thế giới mà mình chưa từng biết đó để thu thập lại các Time Piece trước khi có thể lại lên đường.
Từ thị trấn miền biển xinh đẹp do… mafia làm chủ, đến trường quay nơi… chim cú và chim cánh cụt đối đầu với nhau, Hat Kid sẽ phải đối mặt với đủ những thử thách, đủ những nhân vật kì lạ (và không kém phần hài hước) để hoàn thành nhiệm vụ mà cô tự đặt ra cho mình (và cho người chơi!).[su_quote]Từ thị trấn miền biển xinh đẹp do… mafia làm chủ, đến trường quay nơi… chim cú và chim cánh cụt đối đầu với nhau, Hat Kid sẽ phải đối mặt với đủ những thử thách, đủ những nhân vật kì lạ để hoàn thành nhiệm vụ mà cô tự đặt ra cho mình[/su_quote]Nhìn vào thế giới của A Hat in Time, chúng ta không chỉ có thể thấy ở đó, không những có hình bóng của tâm hồn trẻ thơ thuộc về những nhà làm game chưa vội để trái tim của mình cho tuổi tác chiếm giữ, mà còn là sự quan tâm chân thành của những “người cha” dành cho đứa con tinh thần của họ. Mỗi phần trong thế giới đó đều có cho mình “cá tính” riêng để lại dấu ấn trong lòng người chơi và hơn hết, chúng được thiết kế bằng óc sáng tạo cũng như sự tận tâm, không ngừng mang đến những bất ngờ cho người chơi cũng như “giữ lửa” cho nhịp độ của game.
Trong thế giới đó, kĩ năng di chuyển, chiến đấu cũng như máu phiêu lưu của bạn sẽ không ngừng được thử thách với phần thưởng cho những người đủ kiên nhẫn và tỉ mỉ, không chỉ là những mảnh Time Piece, mà còn là nguyên liệu để bạn tạo nên những chiếc mũ mới với những năng lực mới mà bạn có thể trang bị – “đội” trên đầu – cũng như nhiều vật phẩm giá trị khác.Với một tựa game phiêu lưu thuộc thể loại flatformer, đặc biệt là với một cái tên có thế giới được thiết kế trong không gian ba chiều như A Hat in Time, cơ chế điều khiển cần thiết, thậm chí có thể khẳng định là nhất thiết. phải được thiết kế thật tốt, và đội ngũ các nhà làm game tại Gears for Breakfast đã cho thấy họ biết chính xác mình nên làm và cần làm những gì.
Xuyên suốt cuộc hành trình trong A Hat in Time, bất kỳ lúc nào, bạn cũng sẽ cảm nhận được sự thỏa mãn khi điều khiển cô bé Hat Kid bởi tính chính xác, sự liền mạch mà cơ chế di chuyển, chiến đấu của game sở hữu. Bên cạnh các động tác chạy, nhảy, chiến đấu thông thường, bạn còn có thể sử dụng các động tác nhảy đôi (double jump) hay thậm chí là nhảy qua lại giữa các vách tường để tiếp cận bất kỳ vị trí nào trong bất kỳ màn chơi nào của game. Và dù bạn có kết hợp các động tác ra sao, miễn là bạn đã bỏ ra chút thời gian làm quen với cơ chế điều khiển game, điều bạn nhận được cũng sẽ là những chuỗi động tác mượt mà, mang đến cho bạn cái “sướng” khi thực hiện thành công và giúp Hat Kid hoàn thành mục tiêu của mình.[su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]BẠN SẼ GHÉT[/su_heading]
CHÚT KHIẾM KHUYẾT VỀ ĐỒ HỌA VÀ LỒNG TIẾNG
Sau khoảng một giờ đắm mình trong thế giới của A Hat in Time, chỉ cần để ý một chút với sự tinh ý mà bất cứ ai cũng có thể có, bạn sẽ nhanh chóng nhận ra nền đồ họa của game có phần thiếu đồng nhất với những đường nét, những mảng màu tương đối “thô”, “lạc nhịp” ít nhiều so với tổng thể. Nhưng bạn đừng lo, những khiếm khuyết đó không ảnh hưởng quá nhiều đến chất lượng của nền đồ họa mà A Hat in Time sở hữu đâu! Chỉ là, chúng là những “hạt sạn” mà chúng ta không thể làm lơ mà thôi!Lý giải về khuyết điểm đáng tiếc này của A Hat in Time, nguyên nhân mà chúng ta có thể chỉ ra đó chính là việc quá trình phát triển game của Gears for Breakfast đã gặp phải không ít những khó khăn với khoảng thời gian trì hoãn phát hành khá dài (A Hat in Time bắt đầu được phát triển vào tháng 08/2012 và dự kiến ra mắt trong quý Ba năm 2013 nhưng như bạn thấy đấy, game đã “trễ hẹn” đến hơn bốn năm!).
Đội ngũ tại Gears for Breakfast rõ là đã nỗ lực không ít để cải thiện chất lượng đồ họa của A Hat in Time sao cho xứng tầm với một tựa game ra mắt vào năm 2017. Dẫu vậy, tiếc thay, những “dấu vết” của nền tảng đồ họa cũ mà A Hat in Time từng nhắm đến – thứ nên thuộc về một tựa game ra mắt cách đây vài năm – vẫn hiện diện ít nhiều.Vì nguồn tài chính hạn hẹp hoặc vì thiếu thốn nhân lực, không ít những tựa game indie không có cho mình phần lồng tiếng được thực hiện một cách chỉn chu. A Hat in Time, đáng mừng rằng, không phải là một cái tên như thế. Những câu thoại đậm chất hài hước của game đã được thổi hồn thành công bởi phần lồng tiếng chất lượng mà các diễn viên hài có thể sử dụng để làm ví dụ cho những “đàn em” tập sự của mình. Duy chỉ có chút vấn đề rằng, đôi lúc, chẳng hạn như đối với một nhân vật sẽ đồng hành với bạn, phần lồng tiếng của A Hat in Time có chút hơi quá đà với cao độ khiến bạn phải băn khoăn không rõ diễn viên lồng tiếng phụ trách những câu thoại đó trong game đã phải hít bao nhiêu khí heli để có thể làm được thế![su_quote]những “dấu vết” của nền tảng đồ họa cũ mà A Hat in Time từng nhắm đến – thứ nên thuộc về một tựa game ra mắt cách đây vài năm – vẫn hiện diện ít nhiều[/su_quote][su_divider]
- Sản xuất: Gears for Breakfast
- Phát hành: Gears for Breakfast
- Thể loại: Phiêu lưu
- Ngày ra mắt: 06/10/2017
- Hệ máy: PC | PlayStation 4 | Xbox One
- OS: Windows XP SP3 / Windows Vista / Windows 7 / Windows 8 / Windows 10
- CPU: 3.0 Ghz
- RAM: 4 GB
- HDD: 5 GB
- DirectX: 9.0c
[su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: html5″ icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”http://hatintime.com”][/su_icon_panel][su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: facebook-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”https://www.facebook.com/HatInTime”][/su_icon_panel][su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: twitter-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”https://twitter.com/HatInTime”][/su_icon_panel][su_divider]