HyperParasite – Giữa một rừng các lối chơi được lồng ghép trong những tựa game chúng ta trải nghiệm thường ngày, nào là bắn súng, đi cảnh hay đối kháng, vẫn có một thể loại đến thời điểm hiện tại vẫn đang tích cực chuyển mình và được cộng đồng người chơi đón nhận khá nồng nhiệt, đó chính là “Rogue-Like”.
Hiện tại, thể loại này vẫn chưa có, hay đúng hơn là không hề tồn tại bất kì khái niệm cụ thể nào nhằm định nghĩa một cách rõ ràng về nó, người ta chỉ biết rằng thể loại này lấy cảm hứng từ tựa game Rogue phát triển năm 1980.
Nhưng cũng chính việc không bị giới hạn trong khuôn khổ, người chơi mới có thể chứng kiến sự ra đời của hàng loạt những tựa game mang danh “Rogue-Like” hấp dẫn như Dead Cells, Darkest Dungeon, Enter The Gungeon…
Và cũng qua sức nóng cùng sự phát triển vững mạnh của những tựa game trên, chúng lại tiếp tục được sử dụng làm nền tảng để những nhà phát triển “thổi hồn” vào các tựa game mới, cụ thể đây là HyperParasite.
Sở hữu lối chơi trên không đồng nghĩa với một tựa game hay, vậy liệu HyperParasite còn đem đến những bất ngờ nào cho người chơi?
Hãy cùng Vietgame.asia tìm hiểu qua bài viết sau.
[su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]BẠN SẼ THÍCH[/su_heading]
KHÓ CHƠI, DỄ GHIỀN
Có lẽ, HyperParasite sẽ không thể gọi là mang lối chơi “Rogue-Like” nếu thiếu đi một số yếu như mò hầm hay độ khó như “muốn tát thẳng vào mặt” người chơi.
Bắt đầu game, bạn sẽ vào vai một con “siêu” ký sinh trùng trong cuộc chiến tiêu diệt nhân loại.
Người chơi sẽ bắt đầu với “Down Town”, một khu ổ chuột tràn ngập hình bóng của những tên vô gia cư, giang hồ, trùm băng cướp và cả… cảnh sát.
Tất nhiên là họ sẽ không đối đầu với nhau, thay vào đó, bạn chính là kẻ thù chung của đôi bên, dẫn đến người chơi sẽ bị bám đuôi không ngừng cho đến khi bị tiêu diệt hoàn toàn.
Và còn gì thử thách hơn khi chỉ với một đòn đánh trúng là bạn sẽ kết thúc cuộc hành trình mà chẳng kịp phản kháng.
Nhưng cũng trong cái khó là lúc năng lực của bạn tỏa sáng, người chơi có thể nhập vào một kẻ địch để sử dụng kỹ năng, sức chịu đựng của họ và sẽ không phải ngắm “Game Over” chỉ sau một phát đấm.
Qua đó, đây là năng lực mấu chốt giúp bạn chiến thắng trong HyperParasite.
Người chơi có thể nhập vào hầu hết bất kì nhân vật nào (trừ trùm cuối sau mỗi màn chơi), nhưng trước đó, bạn sẽ phải thu thập não của họ và cày tiền để “mở khóa” khả năng nhập vào kẻ địch đó.
Bản đồ trong HyperParasite không thực sự rộng, dẫn đến việc đụng độ với trùm và bị tiêu diệt sẽ diễn ra từ khá sớm do những kẻ địch chưa “mở khóa” sẽ xuất hiện ngày một nhiều, khiến bạn luôn bị biến trở lại hình dạng ký sinh trùng yếu đuối nếu không cẩn thận.
Và cứ thế, bạn sẽ chơi và bị tiêu diệt không dưới chục lần, nhưng mỗi lần như thế, bạn sẽ có thời gian cày tiền nâng cấp kỹ năng đu bám kẻ địch, giúp bạn tự tin đối mặt với những con trùm khó nhằn phía trước.
[su_quote]người chơi có thể nhập vào một kẻ địch để sử dụng kỹ năng, sức chịu đựng của họ và sẽ không phải ngắm “Game Over” chỉ sau một phát đấm.[/su_quote]CHẠY TRONG “THẬP NIÊN 80”
HyperParasite sở hữu cho mình đoạn nhạc Synthwave khá phổ biến trong những năm thập niên 80, kèm theo đó là những nút trầm được lồng ghép trong từng nhịp của bản nhạc như muốn thôi thúc người chơi chạy liên tục không ngừng.
Trên hết, hầu như mọi thứ từ cảnh quan đến những nhân vật đều được lấy bối cảnh tương tự, như những bóng đèn neon sáng rực trong bóng đêm của con hẻm, đường phố, hay cả năm phân cảnh mà người chơi sẽ phải vượt qua, đều lấy cảm hứng từ hàng loạt những tựa game thập niên 80.
Những hình ảnh ở “Down Town” dễ dàng khiến người chơi liên tưởng đến những game đình đám thời bấy giờ như Double Dragon, Street Fighter, hay những phân đoạn cống ngầm lại đưa bạn về tựa phim hoạt hình Teenage Mutant Ninja Turtles (Ninja Rùa) năm 1987 và game ăn theo phát hành vào 1989.
Không chỉ thế, người chơi sẽ bắt gặp hàng loạt những nhân vật nổi tiếng thời đó vào vai những con trùm phụ như John McClane, tướng quân Shredder trong Teenage Mutant Ninja Turtles hay ông thần đội nón lá và bắn ra điện nào đó.
Qua đó, HyperParasite được nhà phát triển chăm chút khá kỹ lưỡng, từ âm nhạc, hình ảnh cho đến lối chơi đều gợi người chơi nhớ về những năm còn “vọc vạch” trên chiếc máy NES cổ điển.
[su_quote]HyperParasite được nhà phát triển chăm chút khá kỹ lưỡng, từ âm nhạc, hình ảnh cho đến lối chơi đều gợi người chơi nhớ về những năm còn “vọc vạch” trên chiếc máy NES cổ điển.[/su_quote][su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]BẠN SẼ GHÉT[/su_heading]
NGẪU NHIÊN
Không lạ lẫm gì khi để “đổi gió” cho người chơi, mọi thứ xuất hiện trong HyperParasite được làm cho ngẫu nhiên nhất có thể, từ những màn chơi được thay đổi liên tục, hay các vật phẩm rơi ra từ kẻ địch cũng… tùy hứng nốt.
Mục đích của việc game yêu cầu bạn chơi lại sau mỗi pha “nằm xuống” là để tích trữ cho mình những vật phẩm hay tiền để “mở khóa” nhân vật, đặc biệt hơn, những bộ não có thể nhặt được thông qua việc tiêu diệt những kẻ địch đặc biệt.
Nhưng tần suất xuất hiện của chúng là khá thấp và không cố định, nhiều lần bạn “càn quét” hết cả bản đồ cũng chẳng nhận được vật phẩm nào.
Mọi thứ sẽ trở nên tồi tệ hơn nếu khu vực cuối cùng có thể bước vào là… đấu trùm, cộng thêm việc bạn chẳng thể nhập vào bất kì nhân vật nào trong những màn chơi về sau, dẫn đến viễn cảnh “một mạng” đối mặt với cả một đội quân hùng hậu xuất hiện hết đợt này sang đợt khác và chỉ dừng lại khi bạn tiêu diệt được trùm cuối.
Qua đó, người viết đã tốn hơn hai giờ đồng hồ trải nghiệm để khám phá lại “Down Town”, hay nỗ lực trong vô vọng chống lại con trùm ở màn thứ ba, chỉ với hình dạng ký sinh trùng.
Về sau, HyperParasite dần làm khó người chơi một cách quá đáng qua việc nâng sức mạnh và kỹ năng của kẻ địch, nhưng nhân vật của bạn vẫn chẳng khá được hơn bao nhiêu với tần suất rơi đồ thấp và ngẫu nhiên, khiến việc trải nghiệm game trong thời gian dài trở nên khá “ngán” và kém thú vị hơn.
[su_quote]HyperParasite dần làm khó người chơi một cách quá đáng qua việc nâng sức mạnh và kỹ năng của kẻ địch, nhưng nhân vật của bạn vẫn chẳng khá được hơn bao nhiêu với tần suất rơi đồ thấp và ngẫu nhiên[/su_quote]THÔNG TIN
- Sản xuất: Troglobytes Games
- Phát hành: Troglobytes Games
- Thể loại: Phiêu lưu, hành động
- Ngày ra mắt: 03/04/2020
- Hệ máy: PC, Xbox One, PlayStation 4, Switch
CẤU HÌNH TỐI THIỂU
- OS: Windows 7, 8.1, 10 64-bit
- CPU: Intel Core i5-760 hoặc AMD Athlon II X4 645 AM3
- RAM: 4 GB
- VGA: GeForce GTX 460 (1024 MB) hoặc Radeon HD 6850 (1024 MB)
- HDD: 3 GB
CẤU HÌNH THỬ NGHIỆM
- OS: Windows 10 Home 64-bit
- CPU: Intel Core i5-9300h 2.4GHz
- RAM: 16 GB
- VGA: Nvidia Geforce GTX 1660ti 6 GB
- SSD: 512 GB SSD NVMe M.2 PCle Gen 3×2
GAME ĐƯỢC HỖ TRỢ BỞI TROGLOBYTES
GAME ĐƯỢC CHƠI TRÊN HỆ PC
BÀI MỚI NHẤT
- Sonic the Hedgehog 3 “vượt mặt” Mufasa: The Lion King ở phòng vé Bắc Mỹ! – Tin Game
- Marvel Rivals bị lộ thông tin về cơ chế… “loot box”! – Tin Game
- S.T.A.L.K.E.R. 2: Heart of Chornobyl – Đánh Giá Game
- Game “nhái” Black Myth: Wukong xuất hiện trên cửa hàng Nintendo! – Tin Game
- The Elder Scrolls 4: Oblivion Remake sẽ được công bố trong tháng sau? – Tin Game
- Palworld ra mắt bản cập nhật Feybreak! – Tin Game