Skip to content

Master of Orion – Đánh Giá Game

Master of Orion - Đánh Giá Game

[alert color=”599E42″ icon=”fa-gittip” title=””] BÀI VIẾT SỬ DỤNG GAME ĐƯỢC WG LABS HỖ TRỢ[/alert][alert color=”26BDF0″ icon=”fa-gamepad” title=””] GAME ĐƯỢC CHƠI TRÊN HỆ PC[/alert]Chúng ta từng mơ đến những vì sao, nhưng giờ trọng trách đối với vũ trụ này lại đặt nặng trên đôi vai của mình. Chúng ta từng thèm khát tri thức, và giờ đây chúng ta nắm nó chỉ trong lòng bàn tay. Chúng ta từng mong muốn trở nên hùng mạnh, nhưng cái giá phải trả để giành lấy quyền lực là không hề nhỏ. Vậy chúng ta còn muốn gì hơn nữa ở thiên hà vô tận này? Có lẽ là giọng nói của Mark Hamill phát ra từ một con chim màu cam cỡ bự đang bực mình vì bạn vừa chiếm lấy vài hành tinh gần lãnh thổ của ông ấy.

Cá nhân người viết chưa đủ “già” để biết đến thành công vĩ đại của Master of Orion trước đây, nhưng chắc chắn một điều, nó là một cái tên không chỉ sống trong nỗi hoài niệm của những người hâm mộ game 4X. Thế nên Wargaming hẳn phải cực kỳ tự tin mới dám tái khởi động dòng game này và gửi trọn niềm tin vào một nhà phát triển kém tên tuổi và mạnh tay thay đổi nhiều khía cạnh mẫu mực của loạt game vì nhiều lý do khác nhau: để khiến cho thế hệ game thủ hiện đại dễ tiếp xúc với thể loại “khó nhai” này hơn, để định hình một phong cách riêng biệt cho mình. Dĩ nhiên, số tiền bỏ ra để mời các diễn viên lồng tiếng hạng A đó phải đi đâu cho nó xứng đáng chứ?

Tuy vậy, kể cả có khi không so sánh Master of Orion với những game tiền nhiệm, thì đây vẫn không phải là một chòm sao Lạp Hộ đáng tốn 20 năm để chinh phục.[su_spoiler title=”CẤU HÌNH THỬ NGHIỆM” open=”yes” style=”modern-dark” icon=”chevron-circle”]

  • CPU: Intel Pentium G3420 3.2Ghz
  • RAM: 8 GB
  • Graphics: Sapphire AMD Radeon R7 260X 2GB OC Edition
  • HDD: 1TB

RazerLogo

[/su_spoiler][su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]BẠN SẼ THÍCH[/su_heading]Master of Orion - Đánh Giá Game

PHONG CÁCH HỨNG KHỞI, TÔNG ĐIỆU ĐÁNG NHỚ

Người ta hay gọi cái “giá trị sản xuất” (production value) như thế nào để cường điệu hóa nó lên ấy nhỉ… à, đó là AAA! Master of Orion có thể không phải là một tựa game 60 USD, thế nhưng người viết chắc chắn rằng điều đầu tiên mà trò chơi gây ấn tượng đối với bạn, đó chính là thiết kế đồ họa, nhân vật và tổng thể mỹ quan của trò chơi. Đây là khía cạnh mà Master of Orion tỏ ra vượt trội so với rất nhiều tựa game 4X khác (có lẽ chỉ thua mỗi game của Amplitude Studios), bởi khi mà Stellaris “ngập tràn” trong hàng tá giao diện người dùng lủng củng, Distant Worlds: Universe thì chả khác nào một cái máy mô phỏng Microsoft Excel, thì Master of Orion mang đến một bản đồ vũ trụ tuyệt đẹp, những đoạn phim cắt cảnh ngắn nhưng thể hiện quá tốt nét đẹp của từng hành tinh, mô hình các thủ lĩnh của từng chủng tộc được chăm chút kỹ lưỡng, có hồn và thể hiện tính cách và thái độ của họ không thể nào chân thật hơn. Giao diện có thể thỉnh thoảng hơi bất cập bởi đôi khi bạn buộc phải click chuột quá nhiều lần chỉ để thực hiện một thao tác (như khi chọn công nghệ tiếp theo để nghiên cứu, hay màn hình đế chế tổng thể không cho phép lựa chọn xây dựng), nhưng nó được thiết kế chỉn chu, đơn giản, dễ nhìn và người chơi sẽ không mất nhiều thời gian để làm quen với nó.

Âm nhạc cũng là một phần tạo nên phong cách đầy đặc trưng của Master of Orion. Nó đặc biệt không chỉ vì tạo nên một phong thái, một âm điệu đơn thuần, mà còn hòa tấu với nhịp điệu của trò chơi và mối quan hệ giữa người chơi và các thủ lĩnh khác. Hai âm điệu ưa thích nhất của người chơi hẳn thuộc về chủng tộc Meklar, khi gã CB-175 ôn hòa thì giai điệu của trò chơi thật vui tai như một bản nhạc MIDI vậy, còn khi hắn đang giở “thái độ” thì bỗng nhiên những âm thanh điện tử trở nên gai góc và nặng nề.[su_quote]Master of Orion mang đến một bản đồ vũ trụ tuyệt đẹp, những đoạn phim cắt cảnh ngắn nhưng thể hiện quá tốt nét đẹp của từng hành tinh, mô hình các thủ lĩnh của từng chủng tộc được chăm chút kỹ lưỡng, có hồn và thể hiện tính cách và thái độ của họ không thể nào chân thật hơn[/su_quote]Điểm mới khá đặc sắc của Master of Orion, đó là thiên hà trong game không cho phép người chơi di chuyển thoải mái giữa các hệ hành tinh, mà thay vào đó trò chơi lại sở hữu Starlane – các tuyến đường nối các hệ mặt trời với nhau. Mục đích của nó là gì? Đó là tạo nên các điểm chặn (choke point), giúp các chủng tộc dễ dàng mở rộng và quản lý địa bàn, xây các tiền đồn không cho phép tàu của chủng tộc khác thâm nhập vào khu vực của mình, và dĩ nhiên là giúp các đơn vị tàu vũ trụ rượt đuổi hoặc tháo chạy khỏi nhau nữa.

Giai đoạn khám phá ở đầu game luôn là quãng thời gian đầy thích thú. Tàu do thám có thể tìm thấy các hành tinh với điều kiện sống đầy lý tưởng cùng với lượng tài nguyên dồi dào, các vật thể dị thường, xác định vị trí của căn cứ thảo khấu, những con quái vật canh gác các hành tinh đặc biệt, và dĩ nhiên là sao Lạp Hộ cùng với các chủng tộc khác tham gia vào cuộc chơi. Người chơi thậm chí hoàn toàn có thể đi trước một bước trong giai đoạn khám phá khi sử dụng công nghệ Deep Scanner cho phép xác định thông tin của mọi hành tinh trong một hệ mặt trời mà không cần phải mò tới từng hành tinh, tạo nên lợi thế về thông tin cực lớn.[su_note note_color=”#FCF8E3″ text_color=”#ffffff”][su_service icon=”icon: arrow-circle-down” size=”40″ title=”XEM THÊM” icon_color=”#000000″]

The Detail – Episode II: From The Ashes – Đánh Giá Game
Typoman: Revised – Đánh Giá Game
Master of Orion – Đánh Giá Game

[/su_service][/su_note]Master of Orion - Đánh Giá GameNgoại giao (Diplomacy) có thể được xem là điểm mạnh nhất của Master of Orion nhờ vào số lượng yêu sách đa dạng và hệ thống AI không đến nỗi tồi. Những kẻ yếu thế sẽ muốn hợp tác với bạn để tìm người “bảo kê” cho mình và thỉnh thoảng xin xỏ một cái gì đó, có thể là công nghệ cấp thấp hay thông tin bản đồ. Những kẻ gai góc đang đứng đầu “chuỗi thức ăn” đòi hỏi bạn hiến tế hằng năm, cảnh báo khi bạn bắt tay với chủng tộc đang có xung đột với chúng. Cuối cùng, các nhà lãnh đạo tham gia vào bàn đàm phán để bầu chọn ra nhà lãnh đạo của hội đồng thiên hà, và dĩ nhiên không ai chịu nhún nhường ai cả mặc dù vị thế của mỗi bên là hoàn toàn khác nhau.

Lại một lần nữa, người viết phải khen ngợi phong cách thiết kế các thủ lĩnh của mọi chủng tộc tham gia trong Master of Orion, sự chăm chút tỉ mỉ ở tính cách, vẻ ngoài và giọng nói khiến các cuộc đàm phán này trở nên thú vị hơn rất nhiều mặc dù về bản chất, nó chỉ là một đoạn phim cắt cảnh không hơn không kém.[su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]BẠN SẼ GHÉT[/su_heading]

TRỜI… SẬP!

Thế thôi sao? Đúng vậy, người viết thật sự rất thất vọng, bởi vì phiên bản Early Access của trò chơi ra mắt 7 tháng trước đã tỏ ra khá hứa hẹn, không mang đến bàn tiệc yếu tố nào nổi bật cho lắm, nhưng lại là một tựa game mang lại sự hứng khởi rất lớn khi người viết tham gia vào. 7 tháng sau khi Master of Orion chính thức ra mắt, và yếu tố mới mẻ duy nhất mà người viết nhận ra là sự xuất hiện của hệ thống gián điệp (espionage), giao diện người dùng có vài sự thay đổi nhỏ và… hết, đồng nghĩa với việc Master of Orion rất thú vị, nhưng cũng thật đơn điệu và đáng chán. Ở cả 4 mặt khám phá (explore), mở rộng (expand), khai thác (exploit) và tiêu diệt (exterminate), Master of Orion đều “vấp ngã” vì nhiều lý do khác nhau.

Ở mặt khám phá, có hai yếu tố mà trò chơi không rõ là bỏ quên hay cố tình không thêm vào, đó là các chủng tộc phụ (minor faction) và tài nguyên quý hiếm (luxury resource), cũng là hai yếu tố mà người viết cực kỳ yêu thích trong Endless Legend. Tất cả mọi thứ mà bạn cần tiêu xài trong game chỉ là đơn vị tiền tệ B.C và giá trị sản xuất (production), nó cực kỳ đơn giản, bạn chỉ cần xây các khu mỏ đào B.C ở vị trí thích hợp, xây các công trình tăng B.C theo thời gian rồi “ngồi chơi xơi nước” bởi vì chẳng còn gì để bạn tìm và khai thác cả. Mọi công trình và đơn vị trong game không hề yêu cầu bất kỳ loại tài nguyên nào khác khiến cho việc quản lý tài nguyên quá ư dễ dãi, đặc biệt ở giao đoạn giữa và cuối game, không có giới hạn xây quân bởi vì một khi bạn “giàu sụ” với số lượng B.C kết xù thì chẳng có đơn vị nào mà bạn không thể xây được, không có sức ép giữa các chủng tộc khi tranh giành những hành tinh sở hữu tài nguyên quý hiếm.

Với các chủng tộc phụ, thật ra chúng đã được đưa vào game trong giai đoạn Early Access nhưng rồi lại bị loại bỏ. VẬY TẠI SAO HÃNG PHÁT TRIỂN VẪN PHÁT HÀNH GAME CHÍNH THỨC TRONG TÌNH TRẠNG THIẾU THỐN NỘI DUNG NHƯ VẬY? Vẫn chưa hết, cây công nghệ (tech tree) thẳng tuột dùng chung cho mọi chủng tộc mang đến những công nghệ đáng chán, các công trình với những cái tên mỹ miều thực chất cũng chỉ tăng số điểm khoa học, lương thực và sản xuất theo tần suất khác nhau, một số khác thì nâng cấp các đơn vị quân, không bằng cách này thì cũng bằng cách khác. Sang đến lần chơi thứ hai thì người chơi nhắm mắt cũng nhận ra đường đi thuận lợi nhất trong cây công nghệ. Giá như trò chơi chỉ cần đưa yếu tố ngẫu nhiên vào cây công nghệ tương tự như Stellaris thì nó sẽ trở nên thú vị hơn rất nhiều lần rồi.[su_quote]Ở cả 4 mặt khám phá (explore), mở rộng (expand), khai thác (exploit) và tiêu diệt (exterminate), Master of Orion đều “vấp ngã” vì nhiều lý do khác nhau[/su_quote]Bạn không có giới hạn nào trong việc “thuộc địa hóa” miễn các hành tinh đó có số lượng dân là được, kết quả là mở rộng địa bàn trong game chỉ đơn giản xoay quanh một điều duy nhất: mở rộng càng nhiều càng tốt. Chiến thuật xây dựng trong game rất ư là đơn giản, nhanh chóng tăng số dân càng sớm càng tốt và khi đạt đến giới hạn số dân thì chuyển chúng sang nhánh phát triển, chỉ chừa lại một phần dân ở nhánh lương thực vừa đủ để không xảy ra tình trạng chết đói, và hết. Thậm chí có lẽ bạn không cần phải phát triển toàn bộ hành tinh của mình lên mức tối đa nữa, bởi vì trong giai đoạn cuối game thì bạn chỉ cần hai hoặc ba hành tinh của mình xây quân là quá đủ để đập tan bất kỳ quân thù nào mà không vướng mắc phải mọi trở ngại gì.

Hệ thống gián điệp không thực sự tồi, nhưng cũng chả có gì đáng để nói. Cơ chế này có thể đơn giản ở giai đoạn đầu, nhưng rồi trở thành một cơn “ác mộng” thực sự khi gián điệp được đào tạo quá nhanh làm vướng chân người chơi khi có thêm một thứ để để mắt tới. Điên đầu hơn nữa, bạn phải gửi từng điệp viên đến từng hành tinh trên chính bản đồ ngân hà thay vì chọn hành tinh trong trình đơn gián điệp. Các mục tiêu mà gián điệp có thể thực hiện trải dài từ phá đám ở các lĩnh vực gây gián đoạn tạm thời, ăn cắp công nghệ, giảm nhuệ khí của người dân, thu thập thông tin… đều là các hành vi khá thông thường nhưng có thể sẽ giúp ích tạm thời cho người chơi nhưng nhìn chung nó không thực sự hữu ích cho lắm. Bạn cũng không thể tự tay kiểm tra một hành tinh để dò tìm tung tích của gián điệp mà phải gửi chính điệp viên của mình tới hành tinh đó, thế nên việc bạn có bắt được gián điệp của địch trong hành tinh đó hay không là hoàn toàn…. ngẫu nhiên.Master of Orion - Đánh Giá GameMaster of Orion - Đánh Giá GameCuối cùng, chiến đấu có thể là yếu tố tồi nhất mà Master of Orion thực hiện. Bạn sở hữu 4 phương thức tham gia chiến đấu: điều khiển toàn bộ, điều khiển một nửa, xem phim điện ảnh (cinematic mode) và tự giải quyết. Chiến đấu trong game được thực hiện dưới dạng chiến thuật thời gian thực, bạn lựa chọn các đơn vị quân, click chuột để di chuyển và tấn công rồi… hết. Kể cả khi tham gia ở chế độ điều khiển toàn bộ, người chơi vẫn có rất ít việc phải làm khi chiến đấu, và kể cả khi bạn có “động tay” trực tiếp vào thì ảnh hưởng tới kết quả trận chiến là rất ít. Muốn thắng lợi 99%? Hãy mang số lượng tàu lớn nhất mà bạn có trong tay rồi nhấn tự giải quyết, bạn sẽ thắng 99% mọi cuộc chiến trong game.

Các đơn vị quân của mọi chủng tộc trong game chỉ khác nhau ở mỗi vẻ ngoài, còn lại chúng đều sở hữu cách thức hoạt động giống nhau do đặc điểm của cây công nghệ được dùng chung. Cùng loại giáp trụ, cùng loại vũ khí, cùng loại pin năng lượng… Đáng chán hơn nữa là mặc dù sở hữu các trường hợp lính bộ chiến đấu trên chính các hành tinh, song trò chơi chỉ thể hiện mỗi bề mặt hành tinh, cho người chơi nhấn nút rồi hiện kết quả. Có lẽ điểm thú vị duy nhất ở mặt này là có khá nhiều lựa chọn để tinh chỉnh đơn vị tàu và hệ thống AI trong chiến đấu.[su_divider]

  • OS: Windows 7 / 8 / 10 (64bit)
  • Processor: Intel i5 2.8GHz / AMD Athlon X4 3.0GHz
  • Memory: 4 GB RAM
  • Graphics: NVidia 560, ATI 5870
  • DirectX: 9.0c
  • Storage: 15 GB
  • Sound Card: DirectX 9
  • Additional Notes: Video Memory: 1 GB

[su_note note_color=”#00ccff”]

[su_service icon=”icon: arrow-circle-down” size=”40″ title=”GIÁ THAM KHẢO” icon_color=”#ffffff”]

29.99 USD

[/su_service][/su_note][su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: html5″ icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”http://masteroforion.com/intro”][/su_icon_panel][su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: facebook-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”https://www.facebook.com/MasterofOrionAsia.Official/”][/su_icon_panel][su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: twitter-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”https://twitter.com/moothegame”][/su_icon_panel][su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: steam-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”http://store.steampowered.com/app/298050/”][/su_icon_panel]

Tác giả

Abydon Belegarssøn

“Happiness can be found even in the darkest of times, if one only remembers to turn on the light.” - Albus Percival Wulfric Brian Dumbledore. ᚠᚢᚦᚨᚱᚲᚷᚹᚺᚾᛁᛃᛇᛈᛉᛊᛏᛒᛖᛗᛚᛜᛞᛟ