Chắc hẳn trong chúng ta, ai cũng từng trải qua tuổi thơ “ dữ dội”, ngồi chơi những tựa game 8-bit trên hệ máy NES điển hình như: Contra, Metroid, Castlevania… Đến khi lớn lên, game 3D bắt đầu xuất hiện nhan nhản ngoài thị trường và trở thành “mốt” thì những trò chơi với đồ họa “xấu xí” kể trên cũng bắt đầu chìm vào quên lãng. Nhưng rồi, vào hội chợ PAX West năm 2016 vừa qua, hãng game độc lập D-Pad Studio đã cho cả thế giới như một lần nữa sống lại với tuổi thơ qua đoạn trailer ngắn cùng với bản chơi thử với thời lượng chơi khoảng một giờ của Owlboy.[su_note note_color=”#FCF8E3″ text_color=”#ffffff”][su_service icon=”icon: arrow-circle-down” size=”40″ title=”XEM THÊM” icon_color=”#000000″]
Owlboy – Chín năm một giấc mơ – Giới Thiệu Game
NieR: Automata – Không đâu là nhà – Giới Thiệu Game
Dragon Quest Builders – Hành trình cứu thế – Giới Thiệu Game
Demons Age – Hoài niệm đáng quên – Giới Thiệu Game
NieR: Automata và 14 cái tên thú vị
Titanfall 2: Khám phá sáu “bé bự” của game
4 tính năng “hâm nóng” cách chơi của FIFA 17 – Giới Thiệu Game
[/su_service][/su_note] [su_divider] [su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]LỐI CHƠI QUEN THUỘC ĐẦY CUỐN HÚT[/su_heading]Owlboy là tựa game platformer với nền đồ họa 2D nói về hành trình của Otus, một cậu bé câm nửa người – nửa cú, giúp đỡ ngôi làng của mình chống lại bọn không tặc.
Đôi cánh là vũ khí lợi hại của Otus, cậu có khả năng bay lượn hay tấn công quái vật bằng đôi cánh của mình. Có thể nói, bay là cơ chế chính khi chơi Owlboy, bạn có thể điều khiển nhân vật bay đến bất kì nơi nào bạn muốn, miễn là nơi đó không có vật cản. Đến đây, bạn có thể tự hỏi: liệu kỹ năng “ngon” như vậy có giới hạn số lần sử dụng hay không? Ví dụ như chỉ bay được trong 30 giây hay bị giới hạn bởi sức bền của nhân vật. Và câu trả lời là: KHÔNG! Bạn sẽ được bay lượn hoàn toàn tự do, bầu trời là do bạn làm chủ.[su_quote]Bạn sẽ được bay lượn hoàn toàn tự do, bầu trời do bạn làm chủ[/su_quote]Tuy nhiên, khả năng tấn công của Otus khá kém, cậu không thể nào chống lại kẻ địch một mình. Thế nên, Otus cần đến sự hỗ trợ từ những người bạn với các khả năng khác nhau của họ để giải quyết vấn đề. Bản chơi thử giới thiệu về người bạn đồng hành đầu tiên: Geddy – tuy không biết bay nhưng có thể hạ gục mọi đối thủ với khẩu súng lục của mình. Bằng cách phối hợp điểm mạnh với nhau, Otus giúp bạn mình bay, trong khi Geddy có nhiệm vụ “dọn dẹp” những kẻ chặn đường, khiến cả hai tạo thành một bộ đôi hoàn hảo. Hệ thống đồng đội này là điểm nhấn sáng giá cho game, hứa hẹn những pha phối hợp “bá đạo” khác trong tương lai.
Sau khi hạ gục quái vật, bạn có cơ hội nhận được bình hồi máu hoặc “đồ ăn” để gia tăng các chỉ số trong thời gian nhất định (sức tấn công, sức phòng thủ…). Thông thường, Otus và đồng đội đủ mạnh để chiến thắng đối phương một cách dễ dàng mà không cần đến những vật phẩm gia tăng sức mạnh. Tuy nhiên, khi chạm trán với tên trùm, “đồ ăn” sẽ giúp bạn dễ thở hơn để “qua ải”.Trong cuộc hành trình, bạn có thể thu thập “tiền” từ việc mở rương kho báu hoặc khi bay xuyên qua những vòng tròn được đặt lơ lửng trên trời. Bạn sẽ sử dụng tiền để mua thêm dụng cụ nâng cấp cho nhân vật ở các cửa hàng, đơn cử như Canteen giúp hồi đầy máu hay Geddy’s hat giúp tăng tốc độ đạn bay.
“Nắm đấm” không phải thứ giúp bạn giải quyết mọi vấn đề. Đôi lúc, bạn phải sử dụng cả đầu óc để tìm cách mở khóa hay kích hoạt các cơ quan trong hầm ngục, hang động để tiếp tục cuộc hành trình. Câu đố trong game được bắt gặp với mật độ tương đối hợp lý, đủ để bạn đổi gió sau những màn đánh đấm nẩy lửa. Tuy nhiên ở bản chơi thử, những phân đoạn giải đố vẫn chưa đủ độ khó, hi vọng rằng các câu đố sẽ có chất lượng hơn khi game ra mắt chính thức. [su_divider] [su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]HOÀI NIỆM VỀ QUÁ KHỨ[/su_heading]So với những cái tên cùng thể loại trong vài năm gần đây, hình ảnh của Owlboy trông đơn giản và không màu mè. Nhưng dù là vậy, biểu lộ cảm xúc của nhân vật vẫn được thể hiện rất tốt, dù là lúc vui, buồn hay giận dữ. Làm nền cho game là những đoạn nhạc “8-bit” (chiptune), thường được nghe trong các trò chơi điện tử trên hệ máy PlayStation 1 hay NES với giai điệu nhẹ nhàng du dương. Nét cổ điển của hai phần hình – âm đủ để khiến bạn có chút hoài niệm nhẹ nhàng về thời thơ ấu nếu là người thuộc thế hệ 8X, 9X.[su_quote]Nét cổ điển của hai phần hình – âm đủ để khiến bạn có chút hoài niệm nhẹ nhàng về thời thơ ấu nếu là người thuộc thế hệ 8X, 9X[/su_quote]Tuy nhiên, Owlboy vẫn tồn tại một khuyết điểm không đáng có đó là thiếu phần lồng tiếng của các nhân vật, nhưng điều này có thể thông cảm vì đội ngũ làm game chỉ bao gồm năm thành viên mà thôi. [su_divider] [su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]KHI NÀO RA MẮT?[/su_heading]Bắt đầu được sản xuất vào năm 2007 nhưng mãi đến cuối năm nay mới sẽ được phát hành, đồng nghĩa với việc Owlboy đã được phát triển trong suốt chín năm ròng rã. Lý giải cho điều này, các thành viên của D-Pad Studio giải thích rằng, họ phải nghiên cứu, thiết kế lại game sao cho phù hợp. Nhà phát triển game còn tuyên bố sẽ không phát hành DLC cho Owlboy, vì họ đã bỏ gần một thập kỷ để xây dựng và ra mắt tựa game hoàn chỉnh.
Owlboy sẽ lên kệ vào ngày 02/11/2016 với giá 24.99 USD trên Steam.[su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: html5″ icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”http://www.owlboygame.com/”][/su_icon_panel][su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: facebook-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”https://www.facebook.com/DPadStudio”][/su_icon_panel][su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: twitter-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”https://twitter.com/dpadstudio”][/su_icon_panel][su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: steam-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”http://store.steampowered.com/app/115800/”][/su_icon_panel] [su_divider]