Skip to content

Poly Bridge – Kết nối mọi bến bờ

Poly Bridge – Kết nối mọi bến bờ
[dropcap style=”style1″]T[/dropcap]ừ trước đến nay, nói đến thể loại mô phỏng, nhiều người sẽ vẫn nghĩ đây là một trong những thể loại có cách chơi rất phức tạp và “kén” game thủ bởi chiều sâu của nó. Tuy nhiên, khi ngành công nghiệp game ngày càng phát triển, người ta đề cao sự sáng tạo nhiều không kém tính mô phỏng thực tế, khiến những tựa game mô phỏng ngày nay đã có phần “dễ thở” hơn, giải trí hơn và cũng mang nhiều tiềm năng thu hút game thủ hơn, bởi sự đa dạng và gần gũi trong các đề tài mà thể loại này khai thác.

Sáng tạo lại luôn là thế mạnh của các sản phẩm “nhỏ mà có võ” đến từ các nhà phát triển độc lập. Không là mô phỏng lái máy bay, chẳng phải hóa thân thành lính cứu hỏa, cũng chẳng phải rong ruổi trên tay lái xe tải hoặc trở thành một nhà tài phiệt nắm giữ nền kinh tế của cả một thành phố/quốc đảo… Hôm nay, bạn sẽ chỉ học cách xây một chiếc cầu như “xếp hình” mà thôi!

Trong khuôn khổ bài viết hôm nay, Vietgame.asia xin giới thiệu đến bạn đọc tựa game Poly Bridgemô phỏng xây cầu theo một cách cực kì “bá đạo” đến từ nhà phát triển Dry Cactus: Một tựa game đầy sáng tạo, không kém phần “hack não” và có tính gây nghiện rất cao.

HÁT VANG BÀI CA XÂY CẦU
polybridge (6)polybridge (3)Như đã đề cập ở trên, đến với Poly Bridge, bạn sẽ chỉ có một nhiệm vụ duy nhất là “xây cầu”. Nhưng đừng quá lo lắng vì bạn sẽ không phải “lo toan” việc duyệt các tài liệu, số má rườm rà về cầu đường, vật liệu hay mật độ phương tiện lưu thông gì cả. Poly Bridge giống một tựa game giải đố hơn là một tựa game mô phỏng, bởi bạn sẽ phải tìm ra phương án khả thi nhất chỉ để “đặt được chân qua bờ bên kia” mà thôi.

Cách chơi của game vô cùng đơn giản, bạn sẽ vào vai một chàng “kiến trúc sư” kiêm luôn vai trò “kỹ sư”, với một khoản tiền có sẵn, nguyên liệu cho phép và một vài kỹ thuật xây dựng từ cơ bản cho đến hiện đại, hãy xây một chiếc cầu vững chắc đủ để một vài chiếc xe chạy qua đúng thứ tự xe A đến địa điểm A, và xe B đến vị trí B. Không cần phải “cầu kì” gì hơn, nhưng đó mới chính là vấn đề, một tựa game càng đơn giản ở cách chơi, nó sẽ càng thử thách ở tính đánh đố.

Poly Bridge cung cấp cho bạn khoảng 6-7 nguyên vật liệu khác nhau để có thể linh động sử dụng, kết hợp chúng lại sao cho cây cầu vững chắc nhất có thể. Mỗi loại vật liệu đều có một công dụng riêng, đặc trưng riêng, giá bán khác nhau và cả độ bền cũng khác nhau như: Thép – loại vật liệu kiên cố nhất, nhưng lại rất đắt đỏ và số lượng hạn chế; Gỗ – loại vật liệu rẻ tiền nhất, số lượng nhiều nhất nhưng hạn chế chiều dài; Nhựa đường – phần đường dành cho các phương tiện di chuyển; Cáp treo – cáp treo rất rẻ, đẹp nhưng khả năng chịu tải thì phải xem lại…

Poly Bridge cung cấp cho bạn khoảng 6-7 nguyên vật liệu khác nhau để có thể linh động sử dụng, kết hợp chúng lại sao cho cây cầu vững chắc nhất có thể
HỆ THỐNG VẬT LÝ CÓ CHIỀU SÂU
polybridge (10)Cũng như mọi cây cầu trong thực tế, độ bền là thứ người chơi cần phải đặt lên hàng đầu. Độ bền của cây cầu phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, có thể là vật liệu, có thể là kết cấu, hoặc cách mà phương tiện di chuyển trên cây cầu đó.

Poly Bridge mang đến một hệ thống vật lý rất có chiều sâu, cây cầu hay đúng hơn là các kết cấu của cây cầu sẽ chịu một lực “stress” (chịu tải) khi phương tiện di chuyển trên nó. Nếu vượt quá tải trọng cho phép, tất cả sẽ đổ sụp và sự nghiệp của bạn sẽ “chấm hết”!

Do đó, không khó để Poly Bridge bắt người chơi phải “vò đầu, bức tai”, chơi đi chơi lại một màn chơi hơn chục lần chỉ để một, hai chiếc xe chạy qua.polybridge (5)

Không khó để Poly Bridge bắt người chơi phải “vò đầu, bức tai”, chơi đi chơi lại một màn chơi hơn chục lần chỉ để một, hai chiếc xe chạy qua
Đôi khi, cây cầu mà người chơi xây dựng cũng chẳng phải thể loại “bình thường”, lắm lúc đó sẽ là một cây cầu xếp – cho phép những phương tiện đường thủy đi ngang qua, hoặc đôi khi lại là dạng một con dốc đủ cao để “bắn” phương tiện di chuyển qua tới bờ bên kia, hoặc “bá đạo” hơn cả là một cây cầu có khả năng “biến hình” không tưởng bởi “bài toán địa hình” mà tựa game đặt ra.

Tất cả không chỉ là sự sáng tạo, độc đáo trong cách hình dung ra giải pháp, để giải quyết câu đố của Poly Bridge theo cách của một “kiến trúc sư”, mà còn đòi hỏi độ chính xác rất cao và khả năng “cân-đo-đong-đếm” như một “kỹ sư”, nhất là ở các cây “cầu bay”.

HÌNH – ÂM “VỪA ĐỦ”
poly-bridge-ket-noi-moi-ben-bopolybridge (9)Cùng phong cách đơn giản nhưng “nặng về chiều sâu” như lối chơi, nền đồ họa và âm thanh mà Poly Bridge mang đến cho người chơi một sự thư giãn khá tốt, lại đủ “yên lặng” để không khiến người chơi mất tập trung.

Đi theo phong cách ‘low-poly’ đặc trưng (các hình khối nhiều màu sắc) được sử dụng rộng rãi trong một vài tựa game nhỏ gần đây, nền đồ họa của Poly Bridge phải nói là hết sức đơn giản, gói gọn trong một “sa bàn” vỏn vẹn vài “tấc đất”, nhưng đủ để biễu diễn hai bờ sông, một vách núi hay một ngọn đồi nhỏ!

Tuy nhiên mọi vật lại trở nên thật sinh động, nhẹ nhàng chỉ bằng những hình đa giác “thô kệch” với cách phối màu dịu mắt, trong khi các hiệu ứng vật lý tương đối chân thật, người chơi có thể nhận thấy rõ được trọng lượng khác nhau của các loại phương tiện, hoặc mức độ “chịu tải” của cây cầu mỗi khi phương tiện đi qua.

Trong khi đó, âm thanh mặc dù thể hiện tốt vai trò của mình, với âm điệu nhẹ nhàng và du dương, nhưng vẫn chưa được nhà phát triển đầu tư thích đáng, bởi chỉ có duy nhất một bài hát lặp đi lặp lại không ngừng. Nếu chơi game trong một thời gian dài, mặt âm thanh có thể “phản tác dụng”, khiến người chơi chóng mệt mỏi hơn.

Nền đồ họa của Poly Bridge phải nói là hết sức đơn giản, gói gọn trong một “sa bàn” vỏn vẹn vài “tấc đất”, nhưng đủ để biễu diễn hai bờ sông, một vách núi hay một ngọn đồi nhỏ
Không chỉ buộc người chơi phải động não trong mục chơi đơn, phiên bản Early Access của Poly Bridge còn mang đến cho người chơi một hệ thống tự tạo màn chơi là “Sandbox”. Cũng tương tự như những “công cụ sáng tạo” trên những tựa game khác, bộ công cụ “Sandbox” của Poly Bridge cung cấp một loạt địa hình cơ bản để người chơi thỏa sức lắp ghép, chế biến, “xào nấu” và sắp xếp để tạo ra những màn chơi “cực độc”, đôi khi nó còn có độ khó cao hơn rất nhiều so với những màn chơi được nhà phát triển dựng sẵn.

Mặt khác, những nguyên vật liệu, giải pháp sử dụng cho các màn chơi tự tạo này không bị giới hạn, lại còn đa dạng hơn rất nhiều, với các vật dụng khó có thể bắt gặp trong mục chơi đơn. Nếu tiếp tục gia công và bổ sung thêm, chắc chắn Dry Cactus sẽ còn mang đến cho người chơi nhiều cập nhật đáng giá hơn nữa!

KHI NÀO RA MẮT?
Dù chỉ mới “khởi động” trên hệ thống Steam Early Access, ý tưởng thiết kế và cách chơi ban đầu của Poly Bridge đã nhận được sự ủng hộ và đánh giá cao từ người chơi. Dĩ nhiên, nhà phát triển sẽ còn rất nhiều việc phải làm để hoàn thiện dần Poly Bridge với những đóng góp ý kiến từ phía người chơi, trong đó đa số đều muốn các màn chơi khó hơn, lớn hơn và phức tạp hơn, hoặc cải thiện phần nhạc nền đa dạng hơn.

Hiện tại, Poly Bridge đang được phát hành dưới dạng Early Access, nhà phát triển vẫn liên tục cho ra các gói cập nhật nhỏ bổ sung và mở khóa một vài chi tiết trong phiên bản chính.[su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: html5″ icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”http://polybridge.drycactus.com/”][/su_icon_panel][su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: facebook-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”https://www.facebook.com/drycactusgames”][/su_icon_panel][su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: twitter-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”https://twitter.com/drycactusgames”][/su_icon_panel][su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: steam-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”http://store.steampowered.com/app/367450/”][/su_icon_panel]

Tác giả

WINE

Life (is) so "short"? - Let's "Play" more! ^^

Thảo luận