Skip to content

PowerColor PCS+ R9 380 4GB – Đánh Giá Gaming Gear

PowerColor PCS+ R9 380 4GB - Đánh Giá Gaming Gears

BÀI VIẾT SỬ DỤNG THIẾT BỊ ĐƯỢC POWERCOLOR VIỆT NAM HỖ TRỢ

[dropcap style=”style1″]K[/dropcap]hi mà con khủng long mang quả tim rồng HBMAMD Radeon R9 Fury X vẫn chưa có nhiều cơ hội thể hiện mình, vị trí “tiền tuyến” lãnh nhiệm vụ chiếm lại thị trường card đồ họa của AMD được giao vào tay những cái tên như Radeon R9 390X, R9 390, R9 380, R7 370 và R7 360…

Trong đó, vị trí quan trọng nhất chính là GPU Radeon R9 380, phiên bản làm mới của Radeon R9 285 ra mắt cách đây hơn một năm với tên mã Tonga.

HỖ TRỢ THIẾT BỊ

PowerColor Logo

  • Mouse: N/A
  • Keyboard: N/A
  • Headphone: N/A

[alert color=”4AA1E8″ icon=”fa-align-right” title=”Giá tham khảo”] 6.000.000 VNĐ[/alert]

  • OS: Windows 10 Pro 64-bit
  • CPU: Intel Core i7-4790 3.6GHz
  • MAIN: Gigabyte H97 D3H GA-H97-D3H
  • RAM: 16 GB G.Skill Sniper DDR3 1600MHz
  • SSD: Sandisk 128GB SATA III
  • HDD: WD Black 2 TB
  • PSU: SeaSonic M12 SS-600HM 600W

PowerColor PCS+ R9 380 4GB - Đánh Giá Gaming Gears

Phiên bản “lên đồ” của nó – PowerColor PCS+ R9 380 4GB đã “đổ bộ” vào thị trường Việt Nam với mong muốn “tái chiếm” phân khúc trung cấp “màu mỡ”. PowerColor PCS+ R9 380 4GB mang trong mình lượng RAM đồ họa lên đến 4GB hoạt động ở băng thông 256 bit, cho khả năng “cân game” ở độ phân giải cao tốt hơn.

Với một số thay đổi nhỏ trên nền nhân xử lý đồ họa Tonga đã từng xuất hiện trên sản phẩm card đồ họa R9 285, liệu PowerColor PCS+ R9 380 4GB có tạo ra được dấu ấn riêng của mình? Vietgame.asia sẽ giải đáp câu hỏi này ngay sau đây!

BẠN SẼ THÍCH

Tận hưởng lượng RAM lên đến 4GB

Mỗi khi nhắc đến cụm từ “rename” (làm lại dựa trên kiến trúc cũ), người dùng luôn có cái nhìn không mấy thiện cảm với những sản phẩm được gắn mác “rename” này, một phần do người dùng cuối muốn được thưởng thức những công nghệ mới, những bước nhảy mới trong công nghệ sản xuất nhân xử lý đồ họa… Dòng card đồ họa mới của AMD – Radeon R9 300 cũng đang phải gánh chịu khá nhiều “cái nhìn” không mấy thiện cảm từ phía người dùng cũng vì những lý do trên.

Tuy nhiên, không vì thế mà sản phẩm “rename” lại thiếu đi những nâng cấp quan trọng, cải tiến hiện năng so với những dòng sản phẩm trước đó, và PowerColor PCS+ R9 380 4GB đã thể hiện những nâng cấp đáng giá đó ngay trong tên gọi của mình.

PowerColor PCS+ R9 380 4GB đã thể hiện những nâng cấp đáng giá ngay trong tên gọi của mình
[su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: forward” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″]

ĐIỂM NHẤN

[/su_icon_panel]

Radeon R9 380 là phiên bản “rename” của đàn anh Radeon R9 285, nhưng “nội lực” được nâng cao nhờ dung lượng RAM được đẩy lên mức 4GB là một bước tiến không nhỏ. Với việc sở hữu 4GB GDDR5 hoạt động ở xung nhịp 1475MHz, PowerColor PCS+ R9 380 4GB đã vươn tới những thành tích mới ấn tượng hơn trước, đáp ứng nhu cầu của các tựa game hiện đại ở độ phân giải cao.

PowerColor PCS+ R9 380 4GB - Đánh Giá Gaming Gears

Với 4GB GDDR5, game thủ tầm trung hoàn toàn có thể “dợt” game ở độ phân giải 1440p (hay 2.5K – 2560×1440) trên một số màn hình máy tính cao cấp hiện nay, tận hưởng độ nét cao hơn, chi tiết hơn mà không còn phải bó buộc ở độ phân giải 1080p như quan niệm truyền thống về phân khúc trung cấp.

Người chơi cũng có thể mở rộng nhiều hiệu ứng “ngốn RAM” ở các trò chơi có thế giới rộng lớn như Grand Theft Auto V, The Witcher 3: Wild Hunt,… hay đơn giản là tăng số lượng quân tham chiến lên đến hàng chục ngàn trong Total War: Rome II và nhận được tốc độ khung hình mượt mà hơn kha khá so với mức VRAM 2GB – được xem là “tiêu chuẩn” ở các card đồ họa tầm trung trước đây.

PowerColor PCS+ R9 380 4GB - Đánh Giá Gaming Gears

Sức mạnh… “miễn cưỡng cao cấp”

Như đã đề cập ở trên, với 1792 nhân xử lý đồ họa Tonga chạy ở tốc độ 980MHz, PowerColor PCS+ R9 380 4GB không có nhiều tiến bộ so với “đàn anh” R9 285 trước đây, khi chỉ đạt 6264 điểm 3DMark Fire Strike.

Bước chân vào “đấu trường” game, PowerColor PCS+ R9 380 4GB cho thấy sức mạnh có thể “cân” được hầu hết các tựa game với thiết lập đồ họa tối đa (Ultra, Extreme hay Very High), cùng chức năng khử răng cưa đặt ở mức cao trên nền độ phân giải full-HD 1080p.

PowerColor PCS+ R9 380 4GB cho thấy sức mạnh có thể “cân” được hầu hết các tựa game với thiết lập đồ họa tối đa (Ultra, Extreme hay Very High), cùng chức năng khử răng cưa đặt ở mức cao trên nền độ phân giải full-HD 1080p

PowerColor PCS+ R9 380 4GB - Đánh Giá Gaming Gears

PowerColor PCS+ R9 380 4GB - Đánh Giá Gaming Gears

PowerColor PCS+ R9 380 4GB - Đánh Giá Gaming Gears

Với hầu hết các thử nghiệm, mức khung hình trung bình đều duy trì trên 30 fps, tạm chấp nhận được với các game thủ không quá khắt khe.

Riêng với trường hợp The Witcher 3: Wild Hunt, game chỉ có thể hoạt động ổn định ở mức thiết lập High với tốc độ trung bình đạt 38.4 fps.

Gây ngạc nhiên nhất có lẽ là lúc thử nghiệm cùng Grand Theft Auto V, PowerColor PCS+ R9 380 4GB cho kết quả mỹ mãn khi mức khung hình trung bình lại có thể chạm mức 100 FPS (cao nhất là 257 FPS và thấp nhất là 48 FPS).

PowerColor Radeon R9 380 - "Đấu sĩ tầm trung trở lại"

“Ăn uống” kiêng khem

Mặc dù trong vài năm trở lại đây, mức tiêu thụ điện của các card đồ họa AMD tăng trưởng “tỷ lệ thuận” với sức mạnh ngày càng khổng lồ của chip xử lý đồ họa, nhưng R9 380 là một trong những sản phẩm có mức tiêu thụ điện tương đối hợp lý ở tầm trung cấp.

Nếu so sánh R9 380 với R9 280x thì R9 280x chỉ mạnh hơn xấp xỉ 10%, đổi lại chip Tonga trên R9 380 lại ít ăn điện hơn R9 280x tới 60W và chỉ yêu cầu hai đầu cấp nguồn 6-pin.

Do đó, PowerColor PCS+ R9 380 4GB hoàn toàn có khả năng hoạt động cùng với các bộ nguồn có công suất thực từ 450W đến 500W khá phổ biến hiện nay, một điểm cộng tốt cho đối tượng người dùng đang có ý định nâng cấp card đồ họa nhưng lại e ngại công suất bộ nguồn tầm trung của mình.

PowerColor PCS+ R9 380 4GB hoàn toàn có khả năng hoạt động cùng với các bộ nguồn có công suất thực từ 450W đến 500W khá phổ biến hiện nay

PowerColor PCS+ R9 380 4GB - Đánh Giá Gaming Gears

BẠN SẼ GHÉT

PowerColor Radeon R9 380 - "Đấu sĩ tầm trung trở lại"

Vẻ ngoài “ọp ẹp”

Nếu so sánh với nhiều sản phẩm đến từ các nhà sản xuất khác thì thiết kế của PowerColor PCS+ R9 380 4GB không thật sự bắt mắt cho lắm.

Đập ngay vào mắt người dùng là thiết kế tản nhiệt, thay vì đi theo xu thế “ống dẫn nhiệt tiếp xúc trực tiếp bề mặt GPU”, thì PowerColor PCS+ R9 380 4GB lại vẫn sử dụng tiếp xúc bằng tấm đồng truyền thống “lót” giữa các ống dẫn nhiệt và bề mặt GPU. Những ống dẫn nhiệt này cũng không được mạ nikel chống oxy hóa nên rất dễ “xỉn màu” sau một thời gian sử dụng.

Tiếp đến, mặc dù PowerColor PCS+ R9 380 4GB được trang bị “áo giáp hộ thể” che chắn mặt lưng của bo mạch (PCB) tương đối kỹ lưỡng, nhưng thiết kế “giáp lưng” này quá đơn điệu, lại chẳng ăn nhập gì với thiết kế mặt nạ ở phía trước, cả hai không tạo thành khối liền lạc…. Sự không ăn nhập này đôi phần khiến PowerColor PCS+ R9 380 4GB có vẻ mỏng manh, kém bắt mắt, thậm chí là không đủ “hầm hố” cho một “đấu sĩ tầm trung”, chỉ có thể so sánh được với những card đồ họa phổ thông khác.

Mặc dù PowerColor PCS+ R9 380 4GB được trang bị “áo giáp hộ thể” che chắn mặt lưng của bo mạch (PCB) tương đối kỹ lưỡng, nhưng thiết kế “giáp lưng” này quá đơn điệu, lại chẳng ăn nhập gì với thiết kế mặt nạ ở phía trước

PowerColor Radeon R9 380 - "Đấu sĩ tầm trung trở lại"

Nóng!

“Nóng!” có vẻ như đã trở thành “thương hiệu” cho kiến trúc GCN của AMD, trải qua đến đời thứ ba, các GPU được xây dựng trên kiến trúc này vẫn tỏ ra “nóng bỏng” hơn bao giờ hết. Và yếu điểm này khiến nhân R9 380 thật thảm hại khi này không được đi kèm một giải pháp tản nhiệt tốt.

Trên bìa hộp PowerColor PCS+ R9 380 4GB, người mua có thể bị “đánh lừa” khi sản phẩm được trang bị công nghệ 0dB – cho phép quạt tạm dừng khi nhiệt độ ở dưới mức 60 độ C như nhiều bộ tản nhiệt tiên tiến hiện nay. Nhưng do thiết kế cánh quạt kép khá nhỏ, tốc độ quay lại thấp nên khi vượt mức 60 độ C, quạt không tạo ra nguồn gió đủ hiệu quả để “giảm nhiệt” nhanh khi người dùng bắt đầu chơi game.

Thiết kế cánh quạt kép khá nhỏ, vòng quay thấp nên khi khởi động tản nhiệt không tạo ra nguồn gió hiệu quả để “giảm nhiệt” nhanh

Hậu quả là chỉ trong vòng 5 phút, nhiệt độ chip xử lý của PowerColor PCS+ R9 380 đã “lao vút” lên đến mức 88 độ C trước khi quay lại ổn định ở mức 79 độ C (nhiệt độ phòng khoảng hơn 30 độ). Ở mức nhiệt độ này, có lẽ người dùng hầu như không còn “không gian” nghĩ đến chuyện để ép xung thêm.

[su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: html5″ icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”http://www.powercolor.com/”][/su_icon_panel] [su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: facebook-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”https://www.facebook.com/PowerColorVN”][/su_icon_panel] [su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: twitter-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”https://twitter.com/powercolor”][/su_icon_panel]

Tác giả

WINE

Life (is) so "short"? - Let's "Play" more! ^^

Thảo luận