Skip to content

Rage in Peace – Đánh Giá Game

Rage in Peace
[rs_section_heading style=”style6″ heading=”RAGE IN PEACE”]Là một chuyên viên với công việc nhàm chán và tâm hồn đa sầu đa cảm, ước mơ lớn nhất của Timmy Malinu là nếu có chết thì được chết trên chiếc giường ấm áp bình yên của mình. Một ngày, Thần Chết mang án tử đến… nhưng cũng cho Timmy cơ hội ra đi theo mong muốn. Và thế là hành trình Rage in Peace bắt đầu.

Thể loại game phiêu lưu với góc nhìn ngang 2D đã xuất hiện từ lâu và không còn mới lạ, thậm chí có phần trở nên nhàm chán vì lối chơi quá quen thuộc. Ấy thế mà nhà sản xuất Rolling Glory Jam vẫn có thể sáng tạo và tạo nên Rage in Peace – một trò chơi chẳng có đồ họa đỉnh cao hay không gian đồ sộ… nhưng vẫn vô cùng cuốn hút và “gây nghiện” từ lúc nào không hay.[alert color=”599E42″ icon=”fa-gittip” title=””] BÀI VIẾT SỬ DỤNG GAME ĐƯỢC TOGE PRODUCTIONS HỖ TRỢ[/alert][alert color=”26BDF0″ icon=”fa-gamepad” title=””] GAME ĐƯỢC CHƠI TRÊN HỆ PC[/alert]

CẤU HÌNH THỬ NGHIỆM
  • CPU: Intel Core i3 4170 3.7Ghz
  • RAM: 4 GB
  • OS: Windows 8 Professional 64-bit
  • HD: HDD 250GB
[rs_space lg_device=”15″ md_device=”” sm_device=”” xs_device=””]
BẠN SẼ THÍCH
BẤT NGỜ KHÔNG HỒI KẾT
Cách chơi của Rage in Peace cực kỳ đơn giản – chỉ có tiến, lùi, nhảy và đôi khi có thể nhảy cao – thế nhưng những thử thách trong game thì lại chẳng dễ dàng chút nào. Để về nhà, bạn – Timmy, sẽ phải vượt qua nhiều không gian khác nhau: gần gũi như công ty, đường phố; xa xôi như sa mạc, hầm mộ, rừng rậm; rồi hơn nữa là ra ngoài không gian hay khám phá tâm trí của chính mình.

Trong khi đó, những thứ có thể “xử” bạn luôn rình rập và sẽ xuất hiện đột ngột, không một dấu hiệu báo trước. Từ cọc băng nhọn, tre vót, bánh xe răng cưa, búa tạ… đến cá mập, lạc đà, thây ma, như thể có tới hàng trăm cách để thách thức tính kiên nhẫn của người chơi vậy.

Điểm đặc biệt của Rage in Peace là game không có kết thúc kiểu “thua cuộc”. Số lần chết của người chơi sẽ được đếm và hiển thị trên màn hình. Chỉ có một bí quyết để thắng: chết đi chết lại thật nhiều, ghi nhớ từng điểm bẫy và phản ứng trước cả khi chúng bật ra.

Điểm đặc biệt của Rage in Peace là game không có kết thúc kiểu “thua cuộc”
[rs_space lg_device=”15″ md_device=”” sm_device=”” xs_device=””]Để tăng tính đa dạng cho Rage in Peace, nhà sản xuất cũng đã tạo ra một vài chế độ chơi khác. Chế độ tăng tốc (speedrun) sẽ bỏ qua các đoạn cốt truyện và chuyển cảnh, đồng thời tính giờ chơi. Trong chế độ thử thách (pilgrimage/challenge run), nếu chết thì bạn sẽ phải chơi lại từ đầu thay vì “sống lại” ở điểm lưu tạm thời. Ngược lại, chế độ goldfish là nơi các điểm lưu tạm thời gần hơn, giảm bớt độ khó của game.[rs_space lg_device=”15″ md_device=”” sm_device=”” xs_device=””]
Ý NGHĨA SÂU SẮC
Trên hành trình phiêu lưu Rage in Peace, người chơi sẽ thu thập các vật phẩm gọi là “mementos” và gặp gỡ một vài nhân vật khác. Chúng không ảnh hưởng đến kết quả trò chơi, nhưng từ đó bạn có thể khám phá nhiều hơn về cuộc đời của Timmy.

Dần dần, người chơi sẽ khám phá ra đằng sau Rage in Peace là bài học về ý nghĩa của sự sống và cái chết. Nhân vật chính Timmy thật ra đang chịu nhiều vấn đề tâm lý, và con đường về nhà chính là thử thách vượt qua đau khổ để tìm đến sự bình yên. Đôi khi chết/thất bại không phải là thua cuộc, mà là một phần tất yếu mà bạn phải trải qua.

người chơi sẽ khám phá ra đằng sau Rage in Peace là bài học về ý nghĩa của sự sống và cái chết
[rs_space lg_device=”15″ md_device=”” sm_device=”” xs_device=””]Rage in Peace[rs_space lg_device=”15″ md_device=”” sm_device=”” xs_device=””]
BẠN SẼ GHÉT
“KHÔNG DÀNH CHO TRẺ EM”
Rage in Peace được thiết kế theo phong cách hoạt hình 2D với phong cảnh và nhân vật – kể cả Thần Chết – đều khá dễ thương. Tuy vậy, những cảnh nhân vật chính tử nạn đều là các cảnh như… hạ thủ cấp, máu me trông rất “thật”. Chính nhà sản xuất cũng cảnh báo rằng trò chơi chứa nhiều nội dung nhạy cảm, không phù hợp với mọi lứa tuổi và không nên chơi ở nơi công cộng. Độ khó quá cao của game cũng là một phần khiến cho nhiều người chán nản và bỏ cuộc sớm.

Một điều nữa, Rage in Peace không chỉ là một game phiêu lưu thông thường mà còn chứa đựng nhiều triết lý về cuộc sống. Nhịp độ trò chơi dồn dập nhưng người chơi lại phải kiên nhẫn trải nghiệm, lắng nghe âm nhạc của game, xem những đoạn phim cốt truyện, cảm nhận và suy nghĩ… thì mới thấy được cái hay, cái đặc biệt của Rage in Peace.

Độ khó quá cao của game cũng là một phần khiến cho nhiều người chán nản và bỏ cuộc sớm
[rs_space lg_device=”15″ md_device=”” sm_device=”” xs_device=””]Rage in Peace

  • OS: Windows 7
  • Processor: Dual Core 1.6 GHz
  • Memory: 2 GB RAM
  • Graphics: DX9 (shader model 3.0) or DX11 with feature level 9.3 capabilities.
  • DirectX: Version 9.0c
  • Storage: 2 GB available space
  • Sound Card: Stereo
[rs_space lg_device=”10″ md_device=”” sm_device=”” xs_device=””]
Bạc 8.0

Nhìn chung, Rage in Peace là một trò chơi đáng để trải nghiệm. Nhà phát triển đã có một lựa chọn đúng đắn khi chọn một thể loại game đơn giản, quen thuộc để làm nổi bật lên cốt truyện với những đoạn hội thoại thú vị và đầy ý nghĩa.