Skip to content

Raijintek Orcus 240 RBW – Đánh Giá Gaming Gear

Raijintek Orcus 240 RBW

Raijintek Orcus 240 RBW – Chắc chắn rằng không ít lần, các game thủ đều mong muốn sở hữu một dàn PC “hạng nặng” với hệ thống tản nhiệt nước “thửa riêng” (custom), thế nhưng sự đắt đỏ của các hệ thống này, cũng như các khó khăn khi lắp đặt làm cho không ít người phải “chùn tay móc ví”.

Chính vì thế mà các hệ thống tản nhiệt nước All in One (AIO) ra đời nhằm giải quyết vấn đề trên và đã trở thành một trào lưu mới khi mang đến cho người dùng khả năng tản nhiệt hiệu quả của các sản phẩm tản nhiệt nước, trong khi vẫn rất dễ lắp đặt ngay cả với người không chuyên.

Trong bối cảnh thị trường tản nhiệt nước AIO bắt đầu đi vào lối mòn thì Raijintek, một trong những hãng sản xuất phụ kiện còn khá mới mẻ của Đài Loan, đã cho ra mắt sản phẩm Raijintek Orcus 240 RBW với một thiết kế khá lạ so với “phần đông” còn lại của thế giới, với hứa hẹn sẽ đem lại một sức sống mới cho thị trường tản nhiệt AIO đầy sôi động.

Hãy cùng Vietgame.asia theo dõi đánh giá các bạn nhé!

BẠN SẼ THÍCH

Raijintek Orcus 240 RBW – THIẾT KẾ MỚI LẠ

Raijintek Orcus 240 RBW

Raijintek “đóng hộp” cho Raijintek Orcus 240 RBW trong một lớp vỏ hộp bằng giấy khá dày với tông màu trắng và hình sản phẩm. Bên trong là một hộp chống sốc bằng các tông.

Bên trong là bộ tản nhiệt, hai quạt gió RBG PWM tiêu chuẩn của hãng, bộ ốc vít và các đế đỡ, cuối cùng là một chai dung dịch tản nhiệt cho phép người dùng “châm” thêm khi cần thiết.

Raijintek Orcus 240 RBW

Đây là một chi tiết khiến người viết khó hiểu vì bên trong bộ tản nhiệt đã được đổ đầy dung dịch tản nhiệt (Coolant) và sẽ không hao hụt trong suốt quá trình hoạt động. Có lẽ đây là yếu tố “cơm thêm” dành riêng cho các modder muốn độ màu của coolant để “khoe” qua cửa sổ trong suốt trên block tản nhiệt.

Raijintek Orcus 240 RBW

Thoạt nhìn, thiết kế của sản phẩm gần như “sinh đôi” với một đại diện khác cũng đến từ Đài Loan là Enermax LiqFusion 240. Thế nhưng sản phẩm của Raijintek lại sở hữu tính năng nổi trội hơn như điều khiển đèn màu RGB bằng điều khiển từ xa hoặc đồng bộ trực tiếp với các bo mạch chủ đời mới thay vì phải “lần mò” trên điều khiển tích hợp.

Raijintek Orcus 240 RBW có thiết kế ngàm đế khá khác biệt với ngàm kẹp của hai phiên bản tản nhiệt khí cũng của hãng là Raijintek Leto PRO RGBRaijintek MYA RBWVietgame.asia đã có dịp giới thiệu với bạn đọc trong thời gian gần đây.

Raijintek Orcus 240 RBW

Tuy vẫn dùng một cơ chế sử dụng rất nhiều ốc, nhưng việc lắp ráp lại đơn giản hơn khá nhiều, kể cả với người dùng phổ thông. Các dây chính trên hệ thống đều được bọc vải bện, khá dày chống cắt và chống gập – gãy, bao gồm cả dây máy bơm, nên nhìn chung thiết kế của sản phẩm cho thấy sự chăm chút của hãng sản xuất.

Điểm trừ nho nhỏ, và cũng là điểm chú ý duy nhất khi lắp ráp Raijintek Orcus 240 RBW nằm ở radiator tản nhiệt. Phía sau bộ tản nhiệt này có các lỗ bắt ốc với vành khá mỏng, rất dễ hư, trượt ren nếu người dùng siết ốc mạnh tay.

Raijintek Orcus 240 RBW
Riêng với các nhà sản xuất đến từ Đài Loan như Raijintek, hãng đã đưa thiết kế bơm nằm… chặn ngang vị trí của ống dẫn nước trên Raijintek Orcus 240 RBW.

Trên thị trường hiện nay, các hệ thống tản nhiệt nước AIO đã đi vào “lối mòn” của một công thức chung từ các hãng nhỏ kém tên tuổi, đến các hãng lớn danh tiếng từ lâu đều không ngoại lệ. Hệ thống này khá đơn giản, chỉ bao gồm một block tản nhiệt tích hợp bơm, kết nối với bộ giải nhiệt (radiator) và các quạt “màu mè” đi kèm để thổi nhiệt từ radiator ra ngoài thùng máy.

Điều này làm cho các sản phẩm tản nhiệt nước AIO không có nhiều khác biệt về tính năng, có chăng chỉ đôi chút về thiết kế bên ngoài và độ “màu mè” của quạt tản nhiệt. Một số hãng tên tuổi đã cố gắng tìm kiếm một lối đi riêng, có thể kể tới NZXT với dòng tản nhiệt AIO NZXT Kraken M22Vietgame.asia đã từng giới thiệu với bạn đọc trước đây tích hợp bơm vào ngay bên trong radiator, hay Swiftech với dòng sản phẩm Swiftech Drive X3 AIOS mang bơm và bình chứa tích hợp phía sau radiator. Riêng với các nhà sản xuất đến từ Đài Loan như Raijintek, hãng đã đưa thiết kế bơm nằm… chặn ngang vị trí của ống dẫn nước trên Raijintek Orcus 240 RBW.

Raijintek Orcus 240 RBW

Trên thực tế, việc thiết kế bơm tách rời với block tản nhiệt đem lại rất nhiều lợi thế như giảm được độ rung cho các linh kiện trên bo mạch chủ, giảm được nhiệt lượng do bơm sinh ra trong khu vực CPU nhất là khi bơm phải hoạt động ở công suất cao nhằm đáp ứng nhu cầu giải nhiệt, và quan trọng hơn nữa là khi tách rời bơm ra khỏi block, người ta dễ dàng bố trí block “siêu mỏng” với thiết kế “xuyên thấu” như trên các tản nhiệt nước “thửa riêng”, một trong những yếu tố được đánh giá là “sexy” bậc nhất khi sử dụng các hệ thống tản nhiệt nước.

Bù lại, việc tách rời bơm ra khỏi block đòi hỏi hãng sản xuất phải tự thiết kế bơm riêng mình thay vì tận dụng các linh kiện có sẵn của bên thứ ba, từ đó làm nâng cao chi phí chế tạo cũng như giá bán sản phẩm

Raijintek Orcus 240 RBW

Raijintek Orcus 240 RBW – TẢN NHIỆT HIỆU QUẢ, ÊM ÁI

Khi thiết bị bắt đầu “lên đèn”, hiệu quả tản nhiệt là yếu tố mà người dùng quan tâm nhiều nhất. Với kích thước lớn tới 240mm và hai quạt tản nhiệt tốc độ cao, Raijintek Orcus 240 RBW cho thấy khả năng hoạt động hiệu quả, ấn tượng mà vẫn vô cùng êm ái trong cả ba phép thử đại diện cho các điều kiện hoạt động thường gặp nhất trên PC.

Ở chế độ hoạt động không tải (Idle), Raijintek Orcus 240 RBW hoạt động khá thong thả với vận tốc cả quạt chính và quạt phụ chỉ vào khoảng 612rpm và mức nhiệt độ 41 độ C, không có sự chênh lệnh rõ ràng với hai tản nhiệt tham chiếu khác là Raijintek MYA RBWNZXT Kraken M22.

Trong khi đó, khi tiến vào “đấu trường game”, nhiệt độ bị đẩy lên mức 69 độ C ở vòng tua quạt chính 1085rpm, cao hơn khá nhiều so với mức 51 độ C của đối thủ đến từ NZXT. Thế nhưng khi so sánh với phiên bản tản nhiệt khí cao cấp của cùng hãng thì mức nhiệt giới hạn này là tương đương. Điều này cho thấy đây là tính năng do Raijintek lập trình nhằm ưu tiên khả năng hoạt động êm ái của cả hệ thống tản nhiệt.

Raijintek Orcus 240 RBW

Khi thử nghiệm Raijintek Orcus 240 RBW với hệ thống được stress test 100% bằng chương trình Prime95 trên tất cả các nhân trong vòng 20 phút, có thể nhận thấy sự biến thiên nhiệt độ tương đối khác lạ so với các sản phẩm tản nhiệt khác. Đầu tiên, nhiệt độ nhanh chóng “vọt lên” chạm mức 85 độ C trước khi quạt tản nhiệt chính bắt đầu tăng tốc và ổn định ở mức 1100rpm, kéo nhiệt độ CPU xuống còn 73 độ.

Tiếp theo đó, quạt tản nhiệt phụ cũng bắt đầu “bứt tốc” trong khi quạt tản nhiệt chính lại giảm tốc độ vòng tua cho đến khi cả hai hoạt động xấp xỉ 912rpm thì nhiệt độ CPU ổn định ở mức 65 độ C. Ở tốc độ vòng tua thấp dưới 1000rpm, sản phẩm hoạt động cực kỳ êm ái nếu so với tiếng ù nhẹ của quạt tản nhiệt trên Raijintek MYA RBW phải hoạt động ở mức trên 1400rpm trong phép thử stress test

BẠN SẼ GHÉT

MỘT VÀI HẠT “SẠN”

Trên thực tế, Raijintek Orcus 240 RBW lại sở hữu một vài “hạt sạn” không đáng có làm giảm đi ít nhiều trải nghiệm của người dùng. Vấn đề đầu tiên mà bạn gặp phải chính là tờ hướng dẫn sử dụng đi kèm theo quá sơ sài, chỉ nói chung chung về cách lắp ngàm đế và không đả động gì đến quạt, bơm và các dây dẫn khác bao gồm “đèn đóm” phải cắm ra sao.

Raijintek Orcus 240 RBW

Bản thân người viết cũng từng cắm nhầm các kết nối này gây ra đủ các vấn đề cho vận hành của cả hệ thống, chẳng hạn như việc cắm sai dây quạt và máy bơm làm cho nhiệt độ CPU khi chơi game có thể vọt lên mức 90 độ mà quạt vẫn chạy “thủng thẳng” ở xấp xỉ 400rpm, hay kết nối sai dây đèn vào cổng RGB thay vì cổng ADD HEADER làm cho hệ thống không thể khởi động được. Raijintek đã có một video clip hướng dẫn cách lắp đặt Raijintek Orcus 240 RBW trên trang sản phẩm của hãng, do đó, nếu bạn muốn tiết kiệm thời gian mò mẫm thì nên xem qua clip này trước khi bắt tay vào lắp ráp.

Raijintek đã có một video clip hướng dẫn cách lắp đặt Raijintek Orcus 240 RBW trên trang sản phẩm của hãng, do đó, nếu bạn muốn tiết kiệm thời gian mò mẫm thì nên xem qua clip này trước khi bắt tay vào lắp ráp.

Một điểm trừ khác nằm ở keo tản nhiệt đi kèm theo Raijintek Orcus 240 RBW có độ sệt cao, độ lỏng thấp, thế nên nếu người dùng sử dụng phương thức ép tràn “top down” truyền thống để dùng kem tản nhiệt thì kem sẽ bị tích tụ quá nhiều ở giữa và giảm hẳn khả năng giải nhiệt cho CPU.

Raijintek Orcus 240 RBW

Chính vì thế mà bạn phải “chịu khó” dùng “xẻng nhựa” đi kèm để trét đều toàn bộ phần kem ra xung quanh. Thế nhưng theo đánh giá người dùng, chất lượng kem này cũng không thật sự tốt để sử dụng lâu dài. Tốt nhất là người dùng nên thay thế bằng một số loại keo tản nhiệt có tên tuổi khác để đảm bảo chất lượng hoạt động của tản nhiệt.

[alert color=”599E42″ icon=”fa-gittip” title=””] BÀI VIẾT SỬ DỤNG THIẾT BỊ ĐƯỢC Phúc Nguyên Gaming HỖ TRỢ[/alert]
Bạc 8.0

Raijintek Orcus 240 RBW là một tản nhiệt nước AIO mới của Raijintek với thiết kế đẹp mắt và kết cấu khá lạ so với phần đông các tản nhiệt nước AIO đang có mặt trên thị trường hiện nay. Với radiator dài, hai quạt tản nhiệt mạnh mẽ, sản phẩm cho thấy khả năng hiệu quả trong việc giải nhiệt ở tất cả các điều kiện hoạt động của các dàn PC thông thường. Đây cũng là một trong số ít những mẫu tản nhiệt chú trọng vào kiểm soát độ ồn và độ rung của hệ thống khá tốt. Tuy nhiên, vẫn còn một vài "hạt sạn" nhỏ làm người dùng cảm thấy khó chịu trong lắp đặt, thế nhưng chúng cũng không quá nghiêm trọng để ảnh hưởng đến những trải nghiệm tuyệt vời mà sản phẩm mang lại.