Skip to content

Razer Raiju – Đánh Giá Gaming Gear

Razer Raiju – Đánh giá Gaming Gear
[alert color=”599E42″ icon=”fa-gittip” title=””] BÀI VIẾT SỬ DỤNG THIẾT BỊ ĐƯỢC AZ AUDIO HỖ TRỢ[/alert]
  • Model: Razer Raiju
  • Kết cấu: Vỏ nhựa
  • Màu: Đen/Xanh
  • LED: Không
  • Remap: Có
  • Cân nặng (kèm dây): 350g
  • Giao tiếp: Micro USB
  • Cáp: Có đi kèm

Loại hình thể thao điện tử hiện nay đang phát triển với tốc độ chóng mặt, nếu trước đây loại hình này vốn chỉ hỗ trợ cho những thể thức đấu trên PC là chủ yếu như FIFA, Need For Speed, DotA, Starcraft hay Counter Strike thì nay cả trên console cũng đã nhen nhóm phát triển mạnh mẽ. Những loại hình thi đấu phổ biến trên console thông thường chỉ xoay quanh thể thức đua xe hoặc đối kháng, tuy nhiên trong những năm gần đây nhiều giải đấu trên console với “bộ môn” thi đấu mới như Overwatch, Call of Duty, Halo 5: Guardians… thì cuộc đua vũ trang để sở hữu được những chiếc tay cầm nhằm đem lại hiệu quả tối ưu nhất cũng diễn ra sôi nổi. Và khởi đầu cho phong trào đó chính là Razer.

Nhưng không phải như trên PC, việc tìm kiếm 1 chiếc tay cầm chuyên nghiệp ưng ý đối với game thủ bởi số lượng cũng còn khá hạn chế, cũng như giá cả vẫn thuộc diện đắt đỏ. Dường như nhìn thấy được nhu cầu đang lớn dần của thị trường này, Razer lập tức tung ra phiên bản hướng tới các trận chiến eSports chuyên nghiệp với chiếc tay cầm dành cho PlayStation 4 cực kỳ mới toanh mang tên Razer Raiju, với những thiết kế cũng như thêm thắt các chức năng mới vào nhằm tạo sự tối ưu trong các trận chiến nảy lửa.

Liệu rằng với mức giá lên tới 4.000.000 VNĐ cho chiếc tay cầm Razer Raiju này, game thủ có được đền đáp xứng đáng, trong khi bản thân DualShock 4 đã làm khá tốt nhiệm vụ mà một chiếc tay cầm thông dụng đem lại với mức giá rẽ hơn rất nhiều? Bạn hãy cùng Vietgame.asia đán giá sản phẩm này thông qua bài viết này nhé!

CẤU HÌNH THỬ NGHIỆM
XEM THÊM
[timeline post=”130381, 130238″]
BẠN SẼ THÍCH

Razer Raiju – Đánh giá Gaming Gear

HỒN DUALSHOCK 4, DA XBOX ONE

Không thể phủ nhận được độ thành công của chiếc máy PS4 so với Xbox One tại thời điểm viết bài, nhờ vào những tựa game độc quyền vô cùng hấp dẫn trên hệ máy của Sony. Nhưng nếu so sánh giữa DualShock 4Xbox One controller, thì những lời tán dương từ phía game thủ lại thiên về phía sản phẩm đến từ Microsoft hơn, bởi tạo dáng ôm tay, cảm giác chắc chắn và thoải mái khi sử dụng. Nói như vậy, không có nghĩa là tay cầm của PS4 lại quá tệ, bản thân nó cũng có những điểm tốt nếu phải đặt lên bàn cân như công nghệ hiện đại điển hình như cảm biến chuyển động hay trọng lượng khá nhẹ khi so sánh với các đối thủ khác.

Vì lí do trên, Razer Raiju lại đảm nhiệm chức vụ thay đổi trải nghiệm cầm tay của các game thủ trên PlayStation 4, với thiết kế bề ngoài có thể nói là 90% hoàn toàn giống với Xbox One controller, ngoại trừ cách bố trí phím vẫn giữ nguyên những gì mà Sony đã làm cho chiếc tay cầm của mình. Điều này cũng khá là hợp lý, bởi vì để khiến người chơi quen với bố cục phím trên DualShock 4 phải làm quen lại từ đầu với cách sắp xếp các phím trên Xbox One controller thì rất bất tiện và mất thời gian (trong khi thế mạnh của console là tiết kiệm thời gian cho người chơi mà!).

Nói về cách bố trí các phím, ngoài những phím cơ bản mà một chiếc tay cầm thường có, Razer Raiju còn hỗ trợ cho người chơi thêm 4 phím phụ bao gồm 2 cặp M1 M2 nằm ngay kế, bên trong so với L2 R2; kèm với M3 M4 nằm ngay mặt lưng, bên trong so với hai ụ cầm. Chưa dừng lại ở đó, Razer còn trang bị cho chiếc tay cầm này 4 phím điều chỉnh nhanh bao gồm tăng giảm âm lượng, tắt microphone, thay đổi profile và một nút đặc biệt để gán lệnh cho 4 phím phụ.

4 phím phụ được đặt ở những vị trí như đã đề cập cũng tương đối có tính toán, thông thường, thói quen cầm tay luôn có những chỗ cố định như sau, hai ngón tay trò đặt ngay nút L2 R2, trong khi hai ngón vô danh và ngón út lại ôm trọn ụ cầm. Chình nhờ những thói quen này, việc thò tay nhấm các phím M1 M2 M3 M4 thực sự không đòi hỏi quá nhiều sự tập luyện của game thủ. Thêm vào đó, Razer cũng đã ước lượng được chiều dài ngón tay sao cho đối với một người có kích thước bàn tay trung bình, vẫn có thể nhấn các phím phụ này một cách thoải mái mà không cần phải với.

Không chỉ thay đổi về mặt ngoại hình, Razer Raiju còn đem đến cho người chơi cảm giác bám tay hơn khi cầm, đặc biệt là trong khoản thời gian dài ngồi máy. Sự cải thiện này nhờ vào lớp sơn nhám bao phủ toàn bộ tay cầm, cộng với hai phím với analog cũng như ụ cầm được bọ một lớp cao su gai, giúp gia tăng diện tích tiếp xúc với da khi sử dụng cũng như gia tăng lực ma sát khi cầm máy, tránh hiện tượng trơn tuột khi mồ hôi tay ra quá nhiều.

 Razer Raiju lại đảm nhiệm chức vụ thay đổi trải nghiệm cầm tay của các game thủ trên PlayStation 4, với thiết kế bề ngoài có thể nói là 90% hoàn toàn giống với Xbox One, ngoại trừ cách bố trí phím vẫn giữ nguyên những gì mà Sony đã làm cho chiếc tay cầm của mình

Razer Raiju – Đánh giá Gaming Gear

TỐI ƯU CHO THI ĐẤU

Vì đây là phiên bản tay cầm nhằm hướng đến game thủ chuyên nghiệp trong những trận chiến nảy lửa giành ngôi vị vô địch, vì thế Razer Raiju cũng có những cải tiến để có thể gia tăng tính tốc độ, cũng như hiệu quả trong quá trình thi đấu.

Việc sử dụng những chiếc tay cầm không dây thông thường, nếu trong quá trình thưởng thức một tựa game để giải trí, thì không có gì phải bàn cãi. Tuy nhiên, một khi game thủ đã đem nó ra sàn đấu và nghiêm túc điều khiển, thì thường lại nảy sinh ra một vấn đề tương đối “chí tử” đó chính là tốc độ phản hồi đôi lúc bị chậm một cách rõ rệt, đủ để tạo sự cách biệt trong một đòn đánh quyết đinh. Vì vậy, Razer Raiju được trang bị sợi dây cáp hết sức chắc chắn, và bắt buộc phải nối dây để có thể sử dụng chiếc tay cầm này, điều này làm tăng độ chính xác trong từng pha bấm phím một cách khá đáng kể.

Ngoài ra, những phím vuông, tam giác, tròn, chéo và các nút phụ cũng trang bị loại công tắc (switch) khác so với phiên bản DualShock 4 của Sony. Mặc dù không rõ Razer đã sử dụng loại công tắc gì cho chiếc Razer Raiju này, nhưng cho cảm giác bấm khắc hẳn. Giờ đây, mỗi lần bấm các phím trên đều phát ra tiếng clicky cũng như hành trình phím bị giảm đi đáng kể, gia tăng tốc độ bấm phím cho các game thủ. Nói một cách đơn gian, cảm giác bấm ở Razer Raiju giống như lúc bạn bấm chuột vậy, chính sự thay đổi này trong việc thiết kế lại nút bấm tạo lợi thế trong những trò chơi đòi hỏi tốc độ nhanh như Street Fighter V hay Tekken 7.Razer Raiju – Đánh giá Gaming GearRazer Raiju – Đánh giá Gaming Gear

Nói một cách đơn gian, cảm giác bấm ở Razer Raijugiống như lúc bạn bấm chuột vậy, chính sự thay đổi này trong việc thiết kế lại nút bấm tạo lợi thế trong những trò chơi đòi hỏi tốc độ nhanh như Street Fighter V hay Tekken 7.
Một điểm vô cùng thú vị đó chính là hai phím L2 R2, so với DualShock 4, hai phím này mềm mịn hơn thẳng, bởi thiết kế “bắt chước” Xbox One, tạo cảm giác khá “phê” khí bóp cò. Thêm vào đó, hãng cũng biết rằng, nếu giữ nguyên thiết kế giống Xbox One, mặc dù đưa ra cảm giác bấm tốt, nhưng hành trình phím lại khá dài, điều này thực sự không cần thiết nếu game thủ đòi hỏi nhịp độ nhanh như trong quá trình thi đấu hay các trận chiến qua mạng nãy lửa. Vì thế, Razer cũng đưa vào chiếc tầy của mình hai khất đề điều chỉnh lại hành trình phím cho L2 R2, khiến nó giảm đi gần phân nửa.

So sánh một chút về các nút mũi tên điều hướng giữa Razer Raiju và DualShock 4, nếu như bạn để ý thấy, 4 phím điều hướng của DualShock 4 được gắn vào 1 thân chung tức là nếu bạn lấy những phím phụ này ra, nó sẽ tồn tại ở dạng một khối chung mặc dù nhìn bên ngoài thì có vẻ như nó được “tách  rời”, điều này có nghĩa là khi bạn nhấn phím bên phải, thì phím bên trái sẽ nảy lên, và ngược lại. Vì đặc điểm này, nên các phím điều hướng của DualShock 4 lại cho cảm giác bấm khá “nông”. Ngược lại, ở Razer Raiju, 4 phím này lại tách thành 4 phím riêng biệc, tạo cảm giác bấm sâu hơn và dĩ nhiên cảm giác bấm cũng thích hơn. Tuy nhiên, cũng như đã phân tích ở hai phím L2 R2 phía trên, điều này không hẳn là tốt ở các giải đấu lớn, đặc biệt trong những tựa game đòi hỏi việc điều chỉnh nhanh các phím này như những lúc đòi hỏi việc tạo ra các combo thần thánh trong các tựa game song đấu. Vì thế, đây cũng có thể được xem là một con dao hai lưỡi dành cho chiếc tay cầm Razer Raiju.

BẠN SẼ GHÉT

Razer Raiju – Đánh giá Gaming Gear

CÒN ĐÓ KHÔNG ÍT BẤT TIỆN

Các tay cầm hỗ trợ máy console từ hãng thứ ba từ trước tới nay, đều vướng phải những lời chê bai đáng kể. Trong đó, phổ biến nhất vẫn là khả năng chơi không dây của nó bị lược bỏ. Razer Raiju cũng không phải ngoại lệ, dù rằng việc kết nối qua dây cho tín hiệu ổn định hơn hẳn. Nhưng đối với những game thủ giải trí, thì việc ngồi trên chiếc ghế sofa với sợi dây cáp lòng thòng đã là quá khứ (kể từ khi kết thúc hệ máy PlayStation 2 tới nay).

Với DualShock 4, cho dù có cắm dây hay không, thì người chơi vẫn có thể khởi động chiếc máy PlayStation 4 thông qua tay cầm. Tuy nhiên, Sony dường như không muốn các nhà sản xuất bên thứ 3 can thiệp quá sâu vào hệ máy của mình, vậy nên Razer Raiju không làm được chuyện này. Người dùng bắt buộc phải bật máy bằng DualShock 4 hoặc nhấn trực tiếp trên máy mới có thể thưởng thức trò chơi. Việc này cũng tương tự nếu như bạn muốn bật máy trong khi để chế độ nghỉ ngơi (Rest mode).

Sự hạn chế của Sony còn được thể hiện ở việc, nếu bạn đã kết nối DualShock 4 trước đó, hoặc mở máy từ xa bằng  chiếc tay cầm này thì Razer Raiju không tự động được kích hoạt profile hoạt động, mà mặc định mỗi lần khởi động, PS4 sẽ quay trở lại với profile hoạt động của DualShock 4, và người dùng cũng phải truy cập vào mục tùy chỉnh để bật qua chế độ sử dụng Razer Raiju. Rất bất tiện.

Mặc dù các phím bấm chính (vuông, tam giác, tròn, tréo) và bốn phím phụ được trang bị công tắc để đem lại tốc độ cao khi bấm, nhưng cảm giác mà nó đem lại khi sử dụng lại không được như ý cho lắm. Chưa kể những phím này lại được gắn vào máy khá lỏng lẻo, các chân dễ dàng xục xịch nếu người dùng lắc nhẹ. Việc đặt vị trí hai phím M1 M2, tuy đối với người viết, ngón tay trỏ tương đối nhỏ và vừa vặn với tính toán của hãng, nên không dễ bị bấm nhầm L2 R2 khi sử dụng hai phím phụ trên. Nhưng đối với những người với ngón tay dài, thì vấn đề vô tình bấm phải L2 R2 lại gặp khá nhiều, và gây nên sự bực mình khi sử dụng. Một điều đáng buồn rằng, khác với M3 M4, hai phím M1 M2 lại không thể nào tháo rời được.

Sự hạn chế của Sony còn được thể hiện ở việc, nếu bạn đã kết nối DualShock 4 trước đó, hoặc mở máy từ xa bằng  chiếc tay cầm này thì Razer Raiju không tự động được kích hoạt profile hoạt động
Hai cần analog được bọc một lớp cao su gai nhằm tăng khả năng tiếp xúc khi bấm, tránh bị trượt nếu game thủ đẩy và giữ quá lâu. Tuy nhiên, khác với các tay cầm của Xbox One và DualShock 4, đỉnh núm analog của Razer Raiju lại không được khoét lỗ sâu, chỉ đơn giản là một lõm nhỏ kèm một ít vân… phẳng, điều này vô tình lại khiến hiện tượng trượt tay khi chơi một số thể loại game đòi hỏi giữ cần lâu như đua xe, bắn súng hay nhập vai là khá thường xuyền.

Một điểm trừ tương đối “chí mạng”, đó chính là ở Razer Raiju, khả năng cảm biến chuyển động (Six Axis) lại bị lượt bỏ. Như vậy, đối với những tựa game đòi hỏi phải sử dụng đến cơ chế này như Until Dawn, Journey hay Beyond: Two Souls thì người dùng chỉ còn cách “câm nín”.

Ngoài ra còn có những điểm trừ “phụ”, nhưng nó cũng cần được nhắc tới nếu đem so sánh trực tiếp với tay cầm gốc của PS4. Điển hình như việc thiếu mất thanh đèn nền, loa ngoài hoặc cảm giác của bộ rung lại không “phê” nếu đem so sánh với DualShock 4.

Còn độ bền? – Những sản phẩm của Razer trong thời gian vài năm trở lại đây tuy rằng được tích hợp công nghệ tiên tiến nhưng phải công nhận răng chất lượng sản phẩm đã đi xuống đáng kể, đặc biệt là độ bền. Dù rằng khó có thể đánh giá được độ bền về lâu về dài của chiếc tay cầm này có tốt hơn những đàn anh hay không do cần một thời gian thẩm định lâu dài, nhưng người viết vẫn chưa thể tin tưởng được Razer nhiều với những kỷ niệm không đẹp về Onza hay Sabertooth trước đây.

GIÁ THAM KHẢO

4.000.000 VNĐ

MUA Ở ĐÂU?
AZ AUDIO

http://www.azaudio.vn/

  • Showroom Gaming Gear: 306/21 Nguyễn Thị Minh Khai, P.5, Q.3 – 0904 707 505 – 028-3929-0990
  • Showroom PC: 393 Nguyễn Thái Bình, P.12, Q.Tân Bình – 028-3811-0846
  • Showroom Audio: 209 Nam Kỳ Khởi Nghĩa P.7 Q.3 (hẻm cafe Tinh Tế) – 091 2929 722
[su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: html5″ icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”https://www.razerzone.com/”][/su_icon_panel]

Tác giả

Thảo luận