Skip to content

Rogue Wizards – Đánh Giá Game

Rogue Wizards - Đánh Giá Game

[alert color=”599E42″ icon=”fa-gittip” title=””] BÀI VIẾT SỬ DỤNG GAME ĐƯỢC SPELLBIND STUDIOS HỖ TRỢ[/alert][alert color=”26BDF0″ icon=”fa-gamepad” title=””] GAME ĐƯỢC CHƠI TRÊN HỆ PC[/alert][dropcap style=”style1″]Đ[/dropcap]ối với nhiều người, một tựa game “chuẩn mực” là phải có đầu có đũa, có cốt truyện hoành tráng, có hệ thống chơi phức tạp, có đồ họa chuẩn “lung linh” vi diệu. Chính vì vậy, Roguelike xưa nay vẫn rất kén người chơi, vì đa số đều cảm thấy rằng nó… không đáng gọi là game.

Roguelike là gì? Ấy là, khi bạn chơi một tựa game nhập vai nào đó, mà cứ mỗi lần chết thì phải chơi lại, và màn chơi cũng biến đổi một cách ngẫu nhiên – thì nó được gọi là Roguelike. Với tiêu chí tạo ra để mang lại những trải nghiệm biến hóa, khiến người chơi không chán (thật ra thì nhiều ông vẫn chán đấy thôi), Roguelike không cần/ không muốn đầu tư vào cốt truyện làm gì cả.

Đến từ hãng Spellbind Studios, Rogue Wizards là một tựa game thuộc dạng Roguelike khá điển hình – và lạ lùng thay, nó lại được cộng đồng Steam khá yêu thích (tuy vẫn có những ý kiến trái chiều). Vậy sản phẩm này có những gì mới lạ? Mời bạn đọc theo dõi cùng Vietgame.asia qua bài đánh giá sau.[su_spoiler title=”CẤU HÌNH THỬ NGHIỆM” open=”yes” style=”modern-dark” icon=”chevron-circle”]

  • CPU: AMD Phenom 2 (3.2Ghz x6)
  • RAM: 16 GB DDR3
  • Graphics: AMD R9 series 290 (4GB)
  • HDD: 4TB
  • Mouse: N/A
  • Keyboard: N/A
  • Headphone: N/A

[/su_spoiler][su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]BẠN SẼ THÍCH[/su_heading]rogue-wizards-danh-gia-game-7

Nội dung có chiều sâu

Về cơ bản, Rogue Wizards là một tựa game nhập vai theo lượt. Mỗi màn chơi là một mê cung được tạo ra ngẫu nhiên, trong đó có cạm bẫy, có quái vật, cũng có kho báu lẫn những đồng minh NPC khác. Mỗi một hành động của nhân vật sẽ kích hoạt tất cả mọi vật trong mê dung chuyển động cùng lúc – tức là mọi kẻ địch sẽ di chuyển theo một phương hướng nào đó. Như vậy, có thể hiểu là nếu đang ở gần 3 con quái vật, thì “trặc trẳn” là chúng sẽ lao vào tẩm quất hội đồng người chơi rồi chứ chẳng nghi.

Quái vật trong Rogue Wizards khá đa dạng, và chúng cũng có thuộc tính tương sinh tương khắc na ná như dòng Pokemon. Nói ngắn gọn, hiểu rõ thuộc tính và tập quán hành động của từng loại quái vật thì cuộc đời của người chơi Rogue Wizards sẽ đỡ khổ hơn rất nhiều so với việc chơi kiểu “Rambo” – gặp thằng nào ủi thằng nấy.

Điểm nhấn trong lối chơi của Rogue Wizards nằm ở kho trang bị đồ sộ và đặc biệt. Mọi trang bị trong game đều có các chỉ số và nội tại ngẫu nhiên (thì Roguelike mà!), tuy nhiên chính điều đó lại thôi thúc người chơi có động lực thu thập càng nhiều càng tốt. Một thanh kiếm có sát thương cao so với một… khúc củi sát thương thấp nhưng lại có 2 cái nội tại – bạn sẽ chọn cái nào? [su_quote]Mọi trang bị trong game đều có các chỉ số và nội tại ngẫu nhiên (thì Roguelike mà!), tuy nhiên chính điều đó lại thôi thúc người chơi có động lực thu thập càng nhiều càng tốt[/su_quote]Rogue Wizards có 2 chế độ chơi: theo cốt truyện và chơi tự do. Với phần cốt truyện, Rogue Wizards dẫn dắt người chơi qua các sự kiện diễn ra ở xứ sở ma thuật – nơi mọi thứ tuân theo cái mô-típ “phù thủy ác dùng ma thuật đen thống trị/ hủy diệt thế giới”, và dĩ nhiên nhiệm vụ cao cả của nhân vật là cùng đồng bọn… đá đít hắn chứ sao?

Ở chế độ tự do có tên Gauntlet, người chơi sẽ trải nghiệm đúng nghĩa khái niệm Roguelike kinh điển, khi bắt đầu ở cấp 1 tại một tòa tháp vô tận. Mỗi tầng tháp sẽ mang đến các cơ hội thăng cấp và tìm kiếm trang bị mới – và cứ cách vài tầng tháp, sẽ có một con trùm rất mạnh xuất hiện để “củ hành” người chơi, hoặc “cúng” cho họ những trang bị tốt hơn.
[su_note note_color=”#FCF8E3″][su_service icon=”icon: arrow-circle-down” size=”40″ title=”XEM THÊM” icon_color=”#000000″]

Rogue Wizards – Đánh Giá Game
The Technomancer – Đánh Giá Game
Inferno Climber – Đánh Giá Game

[/su_service][/su_note][su_divider]

Đồ họa đặc sắc

Là một tựa game indie, rõ ràng ban đầu người viết không kỳ vọng quá nhiều vào mảng đồ họa của Rogue Wizards. Sự thực đã chứng minh rằng đôi khi có thành kiến là không tốt, đặc biệt là với những hãng làm game “có tâm” như Spellbind Studios.

Từ cái nhìn đầu tiên, Rogue Wizards đã chinh phục được người chơi với thiết kế màn chơi ở góc nhìn Isometric (góc nhìn nghiêng 2/3 thường gặp ở các tựa A-RPG như Grim Dawn, Diablo, Torchlight…). Tuy nhiên game lại chia màn chơi thành các ô vuông địa hình cao thấp, mang lại cảm giác thân thuộc của các tựa RPG theo lượt kinh điển như Final Fantasy Tactics hoặc Disgaea.

Chính vì vậy, Rogue Wizards đã xóa bỏ được ấn tượng nhàm chán và “rẻ tiền” thường thấy ở các game Roguelike khác (Crypt of the NecroDancer chẳng hạn). Nên nhớ rằng Roguelike thường bị xem nhẹ và ít người quan tâm đa phần vì không chịu đầu tư mạnh vào mảng đồ họa để thu hút người chơi từ đầu.

Với tông màu tươi tắn và lối vẽ cel-shade 2D khá đặc trưng, Rogue Wizards tạo được sự dễ chịu khiến mọi đối tượng người chơi đều cảm thấy thoải mái. Một điểm nhấn khá thú vị, đó là Rogue Wizards áp dụng phong cách làm mờ dần các “rìa” của màn chơi, và khi nhân vật đến gần chúng lại hiện ra – tương tự như trong Bastion vậy.rogue-wizards-danh-gia-game-6[su_quote]Với tông màu tươi tắn và lối vẽ cel-shade 2D khá đặc trưng, Rogue Wizards tạo được sự dễ chịu khiến mọi đối tượng người chơi đều cảm thấy thoải mái[/su_quote][su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]BẠN SẼ GHÉT[/su_heading]rogue-wizards-danh-gia-game-3

Thiếu tính thử thách

Thông thường, ngoài đồ họa trung bình và lối chơi “dị hợm”, nguyên nhân khiến Roguelike kén người chơi còn nằm ở chỗ độ khó quá cao. Với việc màn chơi biến hóa ngẫu nhiên, tiến trình thăng cấp của nhân vật không ổn định, và vô số nguy hiểm không tên luôn chực chờ – khi đến với một tựa game Roguelike, ai cũng chuẩn bị cho mình một cái tâm lý thật nghiêm túc để “try-hard” hết mình.[su_quote]Không có những thứ đáng sợ như reset nhân vật hay rớt đồ vĩnh viễn – thì thật sự một tựa game Roguelike đã mất đi rất nhiều tính thử thách, cũng như sự hay ho vốn có của mình[/su_quote]Thế nhưng không hiểu vì muốn mở rộng hơn các đối tượng tiêu dùng hay sao đó, mà Rogue Wizards lại có độ khó rất thấp – nếu không muốn nói là game có tính “casual” quá nặng. Các bình máu trong Rogue Wizards không những xuất hiện với mật độ rất nhiều, mà một bình uống phát là hồi đầy ngay máu – bất chấp máu nhiều/ ít cỡ nào. Chính việc này đã hạ độ nguy hiểm của bọn quái vật trong game xuống đáng kể, bởi vì hầu như người chơi sẽ không bao giờ chết khi trong người lúc nào cũng mang vài chục bình “thuốc bảo hiểm”.

Và dù có chết đi nữa thì cũng chẳng có gì to tát – vì Rogue Wizards chẳng hề có mức độ trừng phạt nào cả. Người chơi chỉ đơn giản là hồi sinh ngay tại đầu màn và đi tiếp. Không có những thứ đáng sợ như reset nhân vật hay rớt đồ vĩnh viễn – thì thật sự một tựa game Roguelike đã mất đi rất nhiều tính thử thách, cũng như sự hay ho vốn có của mình.
[su_divider]

Lối chơi tuyến tính, nhàm chán

rogue-wizards-danh-gia-game-4Trừ phi suốt ngày cắm mặt vào chế độ Gauntlet mà bỏ qua phần chơi chính, còn lại thì người chơi sẽ nhanh chóng cảm thấy Rogue Wizards không có cái chất biến hóa của một tựa game Roguelike điển hình.

Các nhiệm vụ trong game tuy nhiều, nhưng không thật sự tạo nên sự khác biệt – chúng chỉ đơn thuần kiểu “đến cái Dungeon A, giết con B/ tìm món đồ C” – chấm hết.

Một khi đã bước vào màn, người chơi không thể thoát ra được – trừ phi hoàn thành màn chơi hoặc chết. Tuy nhiên, với lượng bình máu dồi dào cùng đa phần kẻ địch đều yếu và A.I “thiếu muối” – việc muốn chết trong Rogue Wizards cũng khó, vì dù người chơi cố tình “throw game” thì các NPC đi theo cũng sẽ nhanh chóng chứng tỏ họ rất “hữu dụng” – và sẽ xử đẹp bọn quái dù bạn có muốn hay không.
[su_quote]Game tạo ra rất nhiều khoảng trống để buộc người chơi cày cấp một cách vô vị – khi thường xuyên đưa ra những con trùm trên người chơi 3 – 4 cấp[/su_quote]Sau cùng, đó là Rogue Wizards có vẻ như khá “cạn” ý tưởng khi muốn níu kéo người chơi ở lại. Game tạo ra rất nhiều khoảng trống để buộc người chơi cày cấp một cách vô vị – khi thường xuyên đưa ra những con trùm trên người chơi 3 – 4 cấp. Điều này dẫn đến tình trạng muốn “cân” boss thì phải cày cấp, mà lính thường lại quá yếu ớt để có thể tạo ra chút ít niềm vui trong công tác làm “nông dân”.[su_divider]

  • OS: Windows XP+
  • CPU: Intel hoặc AMD 2 nhân trở lên
  • RAM: 1 GB RAM
  • VGA: nVidia GeForce 256MB trở lên
  • DirectX: 9
  • HDD: 750 MB
  • HDD: 4 GB

[su_note note_color=”#00ccff”]

[su_service icon=”icon: arrow-circle-down” size=”40″ title=”GIÁ THAM KHẢO” icon_color=”#ffffff”]

14.99 USD

[/su_service][/su_note][su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: html5″ icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”https://spellbindstudios.com/”][/su_icon_panel][su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: steam-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”http://store.steampowered.com/app/392260/”][/su_icon_panel]

Tác giả