
Để đánh dấu kỷ niệm 10 năm ra mắt của trò chơi, Bandai Namco đã công bố và ra mắt phiên bản được “tân trang” lại đồ họa cho các hệ máy đời mới với tên gọi Tales of Vesperia: Definitive Edition.
Liệu lần trở lại này của Tales of Vesperia: Definitive Edition có một lần nữa “đốn tim” những người hâm mộ trên toàn thế giới?[alert color=”599E42″ icon=”fa-gittip” title=””] BÀI VIẾT SỬ DỤNG GAME ĐƯỢC BANDAI NAMCO HỖ TRỢ[/alert][alert color=”26BDF0″ icon=”fa-gamepad” title=””] GAME ĐƯỢC CHƠI TRÊN HỆ PLAYSTATION 4[/alert]
Thoạt nhìn, mô-típ của trò chơi rất đơn giản và “đậm nét” JRPG: nhân vật chính lên đường hành hiệp vì mục tiêu cá nhân, trải qua nhiều biến cố chen ngang giữa anh và mục tiêu đó, dần dần mục tiêu trở nên lớn hơn và ẩn chứa những sự kiện quan trọng đến sự tồn vong của nhân loại. Thế nhưng Tales of Vesperia: Definitive Edition lại cực kỳ tài tình trong khâu dẫn dắt chuyện, các sự kiện được lồng ghép và tiếp nối nhau cực kỳ tự nhiên, không quá “vồ vập” để làm cho người chơi hoang mang, nhưng cũng không quá chậm rãi để cho bạn cảm thấy buồn ngủ.
Không chỉ vậy, các nhân vật trong trò chơi vừa xây dựng được tính cách riêng cho mình, vừa có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và với một số nhân vật quan trọng khác trong trò chơi. Chẳng hạn như anh chàng nhân vật chính Yuri Lowell cực kỳ hóm hỉnh, luôn tỏ ra bản thân mình không quan tâm đến những điều xung quanh, nhưng mọi hành động và cử chỉ của anh đều cho thấy anh là một con người rất nghĩa hiệp; người bạn thời thơ ấu của Yuri – Flynn Scifo, tuy chỉ xuất hiện vào khoảng sau của game nhưng luôn tạo ra cảm giác gắn kết giữa hai người; một vị hiệp sĩ tài ba và luôn “nắm thóp” Yuri, cô bé Patty lạc quan và yêu đời nhưng lại rất đáng thương… Tất cả các nhân vật tạo nên một tổ hợp cực kỳ “hổ lốn” nhưng lại hợp và gắn kết với nhau đến lạ thường.
Không chỉ thế, Tales of Vesperia: Definitive Edition còn mang đến cho những người chơi cũ hàng loạt các đoạn Skit mới để khai thác thêm chiều sâu về một số nhân vật. Patty và Flynn được bổ sung vào đội hình của người chơi cùng rất nhiều đoạn cắt cảnh mới để có thêm “đất diễn” và giải thích sâu hơn về hai nhân vật này. Bandai Namco đặc biệt ưu ái Patty khi cô bé này được thêm thắt nhiều phân cảnh xuyên suốt quá trình chơi, nếu như xưa ký ức về Patty của người viết khá nhạt nhòa thì giờ đây cô bé lại trở nên nổi trội hơn cả.
Do sử dụng phong cách cel-shading, nền đồ họa của Tales of Vesperia: Definitive Edition dù chỉ được nâng độ phân giải nhưng vẫn thể hiện rõ vẻ đẹp của từng khu vực trong màn chơi, tuy có một số chỗ vẫn thể hiện sự “lỗi thời” của mình khi bị bể ảnh và trồi sụt khung hình rõ rệt.[rs_space lg_device=”15″ md_device=”” sm_device=”” xs_device=””]
Tales of Vesperia: Definitive Edition sử dụng hệ thống chiến đấu nổi tiếng của dòng với tên gọi Linear Motion Battle System, cơ chế này cho phép tựa game được điều khiển như một game đối kháng trong chiến đấu. Sau khi chọn một kẻ địch, góc quay sẽ đưa người chơi và kẻ địch lên một mặt phẳng để di chuyển trái phải. Ngoài ra, nếu hủy lựa chọn, bạn có thể di chuyển tự do trong khu vực chiến đấu, kẻ địch đầu tiên “hưởng” sát thương từ bạn sẽ được tự động chọn làm mục tiêu.
Bên cạnh nhân vật chính Yuri Lowell, trò chơi còn mang đến tám nhân vật khác, mỗi nhân vật có điểm mạnh và điểm yếu khác nhau để cho bạn thoải mái lựa chọn đưa vào đội hình của mình. Không chỉ vậy, bạn còn hoàn toàn có thể đưa nhân vật mà mình muốn điều khiển vào vị trí số một trong đội hình.
Hệ thống trang bị trong Tales of Vesperia: Definitive Edition mang đến rất nhiều chiều sâu cho việc tùy chỉnh nhân vật. Các món trang bị (đặc biệt là vũ khí) mang trong mình rất nhiều chỉ số đặc biệt mà trò chơi gọi là Skill giúp thay đổi nhân vật rõ rệt, như tăng giới hạn đòn đánh, giảm sát nhận vào, tăng sát thương, hồi máu khi thực hiện các kỹ năng kết liễu… Nhân vật khi sử dụng trang bị sẽ có mức độ gắn bó với các Skill ở trong trang bị, khi thanh này đạt cực đại, bạn có thể sử dụng các Skill này mà không cần phải dùng trang bị đó nữa.
Dù trải qua nhiều thay đổi về mặt lối chơi và hệ thống giúp cho người chơi có thể dễ tiếp cận hơn, người viết vẫn cảm thấy Tales of Vesperia: Definitive Edition mang đến những gì tinh tế nhất trong việc xây dựng một lối chơi vừa đơn giản vừa phức tạp cùng vô vàn khả năng biến đổi nhân vật so với những tựa game Tales sau này.
Giống như phần lớn tựa game JRPG có “thâm niên” khác, Tales of Vesperia: Definitive Edition không có cơ chế tự động lưu tiến độ chơi hay checkpoint mà người chơi cần phải lưu tay tại các điểm được đặt trên màn chơi. Điều này sẽ không quá khó khăn nếu như số lượng điểm lưu trữ (savepoint) có thể được tìm thấy thường xuyên trên bản đồ, tuy nhiên thực tế lại không được như vậy. Thông thường, các màn chơi sẽ có khoảng một đến hai điểm lưu trữ, một điểm tại khu vực an toàn trước khi bắt đầu màn và một điểm trước khi đánh trùm, đôi lúc điểm lưu trữ trước khi đánh trùm còn không hiện hữu trong màn.

Bản thân người viết đã chơi Tales of Vesperia đến lần thứ ba (hai lần trước đó trên Xbox 360), nhưng khi đã quen với việc có checkpoint và khả năng chơi lại khi đánh trùm, việc phải lặp đi lặp lại quá trình này khiến cho trò chơi có phần hơi “đày đọa” người chơi, nhất là những người mới.[rs_space lg_device=”15″ md_device=”” sm_device=”” xs_device=””]
- Sản xuất: Bandai Namco
- Phát hành: Bandai Namco
- Thể loại: Nhập vai
- Ngày ra mắt: 11/01/2019
- Hệ máy: PS4 | Xbox One | Switch | PC
- OS: Microsoft Windows 7/8/8.1/Windows 10 (64-bit)
- Processor: Intel Core i5-750 | AMD X6 FX-6350
- Memory: 4 GB RAM
- Graphics: GeForce GTX 660 2GB | Radeon HD 7950 3GB
- Storage: 25 GB available space
Bình Luận