[alert color=”599E42″ icon=”fa-gittip” title=””] BÀI VIẾT SỬ DỤNG GAME ĐƯỢC ATLUS USA HỖ TRỢ[/alert][alert color=”26BDF0″ icon=”fa-gamepad” title=””] GAME ĐƯỢC CHƠI TRÊN HỆ PS VITA[/alert]Có mặt trên thị trường đến nay đã gần sáu năm, hệ máy PS Vita của Sony vẫn là một hệ máy “chết yểu” khi so với đối thủ trực tiếp 3DS của Nintendo do số lượng đầu game vô cùng hạn chế. Trên thực tế, hiện nay mỗi tháng đều có vài đầu game Vita xuất hiện, nhưng chủ yếu chúng thường đi cùng với các phiên bản PS4 hoặc PC với giá chênh lệch không cao, nên ít ai mua phiên bản trên Vita trừ khi họ cần giải trí khi di chuyển. Không chỉ vậy, số lượng game độc quyền mỗi năm của Vita này thấp đến nỗi chỉ cần đếm trên một bàn tay là đủ, vì các nhà phát triển tại Nhật không còn mặn mà với hệ máy này, mà nếu có thì chúng chỉ có tại thị trường nội địa.
Chính vì thế mà việc Atlus công bố phát hành The Caligula Effect độc quyền Vita tại phương Tây là một bất ngờ hiếm có. Sỡ dĩ nhà phát hành của Persona có nhã hứng với tựa game này có thể vì họ nhận thấy được tiềm năng to lớn của nó thông qua cái tên Tadashi Satomi, nhà biên kịch đứng sau thành công của Persona 2: Innocent Sin, Persona 2: Eternal Punishment và tựa Persona đầu tiên.
Dù vậy theo cảm nhận cá nhân của người viết, The Caligula Effect…còn lâu mới đạt đến đẳng cấp của những huyền thoại xưa kia.[su_note note_color=”#F0D5C7″][su_service icon=”icon: arrow-circle-down” size=”40″ title=”NỘI DUNG” icon_color=”#000000″]
The Caligula Effect bắt đầu với việc nhân vật chính được đưa vào Mobius, thế giới ảo được tạo ra bởi một thần tượng ảo mang tên μ. Thu nạp tất cả những ai chán ghét hoặc có trục trặc trong đời thực, Mobius luôn tái hiện cuộc sống thời học sinh cấp ba, thường là giai đoạn đẹp nhất của một đời người. Tuy nhiên nhân vật chính lại nhận thấy có điều bất ổn phía sau cuộc sống ảo diệu này và quyết định gia nhập Go Home Club cùng những người đồng ý kiến để tìm cách trở về thực tại.
[/su_service][/su_note][su_heading style=”line-blue” size=”35″]XEM THÊM[/su_heading][timeline post=”128986, 128855″][su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]BẠN SẼ THÍCH[/su_heading]
CƠ CHẾ CHIẾN ĐẤU SÁNG TẠO
Điểm mà The Caligula Effect gây được ấn tượng sâu sắc với người chơi chính là hệ thống chiến đấu vô cùng độc đáo, khi nhà phát triển hòa quyện các yếu tố chiến thuật và nhập vai một cách mượt mà, tạo nên sự mới mẻ cho thể loại nhập vai Nhật Bản. Vào đầu giai đoạn mỗi trận đánh, người chơi sẽ có thể lựa chọn ba hành động cho từng nhân vật và đặc biệt sau khi quyết định xong, bạn có thể xem trước chuỗi hành động này.
Tuy nhiên vẫn có trường hợp… đánh hụt hoặc kẻ thù có thể đỡ được, dẫn đến việc các đòn tấn công tiếp theo đôi khi không diễn ra như ý muốn người chơi, tạo nên một sự bất ngờ nhỏ. Tính năng nhìn trước như trong game là một cơ chế thú vị khi nó giúp người chơi sáng tạo các phương thức tấn công khác nhau từ những kỹ năng hiện có, miễn là người chơi phải canh được chính xác thời gian diễn ra các kỹ năng.[su_quote]Điểm mà The Caligula Effect gây được ấn tượng sâu sắc với người chơi chính là hệ thống chiến đấu vô cùng độc đáo, khi nhà phát triển hòa quyện các yếu tố chiến thuật và nhập vai một cách mượt mà[/su_quote]Dù vậy, cơ chế này lại có một điểm trừ nhỏ khi người chơi chỉ quan tâm đến tính năng này nếu như họ phải đối mặt với những kẻ thù mạnh mẽ hoặc thử thách, điều hiếm khi xảy ra trong The Caligula Effect. Do đó phần lớn thời gian trong game bạn chỉ việc “spam” một kỹ năng tấn công quen thuộc để vượt qua các loại kẻ thù yếu, thay vì phải lập kế hoạch chi tiết như cách mà nhà phát triển mong muốn.
Một điểm khác giúp cơ chế chiến đấu trở nên nổi bật cũng như là nét chính khi nhắc về The Caligula Effect chính là âm nhạc. Mỗi khi vào trận đánh, các bản nhạc tự động chuyển thành phiên bản có lời tạo cảm giác hứng thú cho người chơi do đặc tính về cốt truyện nên những bài hát xuyên suốt game đều đậm chất “idol Nhật” và mang vẻ tươi vui, dễ nghe. Dù vậy, điều này lại khiến game kén người chơi nếu như họ không quen với thể loại nhạc này do chúng lặp lại khá thường xuyên.[su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]BẠN SẼ GHÉT[/su_heading]
KỊCH BẢN NHÀM CHÁN VÀ LẶP LẠI
Có hệ thống chiến đấu không đến nỗi tệ, nhưng đáng tiếc thay cách thiết kế màn chơi lẫn kịch bản trong The Caligula Effect đều thuộc loại lạc hậu khi so với những tựa game thời nay. Hầu như mọi chương trong game đều lặp lại một mô típ quen thuộc: Sau một đoạn diễn tiến trong cốt truyện, người chơi phát hiện ra một “hầm ngục” (dungeon) mới, phiêu lưu và tìm thấy một nhạc sĩ soạn nhạc cho μ, rồi sau đó kết thúc bằng một trận đánh trùm. Nói một cách dễ hiểu, game thuộc dạng “khám phá hầm ngục” (dungeon crawler) thường thấy ở Nhật Bản nhưng theo góc nhìn người thứ ba.
Những ai đã từng chơi qua các tựa game Persona hẳn đều cảm thấy quen thuộc với những tình huống này, tuy nhiên cách mà The Caligula Effect tạo cảm hứng cho người chơi lại không thể nào so bì được bởi phần lớn người chơi sẽ phải trải qua những dungeon có thiết kế nghèo nàn và vô vị, thiếu sức sống. Bên cạnh đó số lượng kẻ thù lại tương tự nhau, chỉ khác mỗi ngoại hình. Việc lặp đi lặp lại như vậy khiến cho người chơi khó có thể gắn bó lâu với tựa game này.[su_quote]đáng tiếc thay cách thiết kế màn chơi lẫn kịch bản trong The Caligula Effect đều thuộc loại lạc hậu khi so với những tựa game thời nay[/su_quote][su_divider]
TÍNH NĂNG DƯ THỪA VÀ HẠN CHẾ TRÊN PS VITA
The Caligula Effect có nhiều ý tưởng mới lạ và đầy tiềm năng, tuy nhiên cách mà nhà phát triển thực hiện lại khá nửa vời và đôi khi lại biến chúng thành những tính năng thừa thãi vì những tham vọng quá lớn. Một trong những điểm thừa thãi dễ nhận biết nhất trong game chính là hệ thống kết thân với NPC với tên gọi Causality Link. Chắc chắn khi nhìn cái tên này, các fan của Persona sẽ dễ dàng liên tưởng đến hệ thống Social Link và nếu hy vọng The Caligula Effect cũng có sự hấp dẫn như thế thì bạn đã lầm to.
Thay vì gói gọn trong một nhóm người quen thuộc với nhân vật chính như Persona, hệ thống Causality Link lại thể hiện tham vọng lớn hơn khi cho phép người chơi kết thân với hơn 500 NPC là những học sinh tại Mobius. Theo đó, một khi mức độ tình cảm với các NPC này lên đến mức nào đó, bạn sẽ được thưởng bằng các nhiệm vụ phụ hoặc kỹ năng mới. Tuy nhiên để kết thân, bạn phải lặp đi lặp lại những hành động như nói chuyện với từng NPC để xem những đoạn đối thoại vô nghĩa, dễ mang lại cảm giác nhàm chán.[su_quote]The Caligula Effect có nhiều ý tưởng mới lạ và đầy tiềm năng, tuy nhiên cách mà nhà phát triển thực hiện lại khá nửa vời và đôi khi lại biến chúng thành những tính năng thừa thãi vì những tham vọng quá lớn[/su_quote]Ngoài ra, các nhiệm vụ phụ cũng liên tục trùng lặp về cơ chế như: tìm đồ vật thất lạc, nói chuyện với ai đó, hoặc hạ gục kẻ thù theo yêu cầu. Với việc “lấy số lượng bù chất lượng”, dễ hiểu tại sao tính năng này lại không hấp dẫn được người chơi. Nếu nhà phát triển hạ số lượng NPC xuống và tập trung vào xây dựng các tình tiết, mọi chuyện hẳn đã khác.
Bên cạnh đó, The Caligula Effect còn có những hạn chế về mặt phần trên PS Vita khiến mọi chuyện càng trở nên tệ hại hơn. Dù hình ảnh trong game không có gì đặc sắc, tốc độ khung hình luôn trồi sụt không ổn định đặc biệt là những lúc có đông kẻ thù trên màn hình. Đôi khi, thời gian tải màn chơi lại diễn ra khá lâu càng làm người chơi thêm nản lòng.[su_divider][su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: facebook-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”https://www.facebook.com/AtlusUSA/”][/su_icon_panel][su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: twitter-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”https://twitter.com/AtlusUSA”][/su_icon_panel]