Skip to content

The Technomancer – Đánh Giá Game

The Technomancer - Đánh Giá Game

[alert color=”599E42″ icon=”fa-gittip” title=””] BÀI VIẾT SỬ DỤNG GAME ĐƯỢC FOCUS HOME INTERACTIVE HỖ TRỢ[/alert][alert color=”26BDF0″ icon=”fa-gamepad” title=””] GAME ĐƯỢC CHƠI TRÊN HỆ PC[/alert]Có lẽ rất ít người từng nghe đến cái tên Spiders – nhà phát triển game đến từ Pháp từng gây được chút ít tiếng tăm giữa cộng đồng hâm mộ thể loại game nhập vai phương tây khi cộng tác cùng Cyanide Studio cho ra mắt Of Orcs and Men vào năm 2012. Nếu như bạn đã quen với những tựa game nhập vai-châu Âu-kinh-phí-thấp từ những năm 2000 trở lại đây như loạt game Gothic, Risen… thì các sản phẩm đến từ Spiders có thể được liệt vào phạm trù đó. Dựa vào hai trò chơi gần đây nhất của hãng là Mars: War Logs Bound By Flame, cá nhân người viết có thể gọi Spiders một cách rút gọn: những anh chàng đất Pháp với ngân sách nhỏ nhưng tham vọng lớn – bởi sự ảnh hưởng từ Bioware trong hai trò chơi của họ quá ư là dễ thấy.

Từ đất Pháp mộng mơ, từ những con người yêu thích bút và giấy (pen&paper) mang đến The Technomancer – một tựa game tiếp nối truyền thống “hoặc bạn sẽ thích, hoặc bạn sẽ ghét nó” của Spiders từ trước đến nay.[su_spoiler title=”CẤU HÌNH THỬ NGHIỆM” open=”yes” style=”modern-dark” icon=”chevron-circle”]

  • CPU: Intel Pentium G3420 3.2Ghz
  • RAM: 8 GB
  • Graphics: Sapphire AMD Radeon R7 260X 2GB OC Edition
  • HDD: 1TB

RazerLogo

[/su_spoiler][su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]BẠN SẼ GHÉT[/su_heading]The Technomancer - Đánh Giá Game

NGỦ NGÀY TRÊN SAO HỎA

Có thể nói, The Technomancer dễ dàng “ăn điểm” ngay từ đầu tiên bằng bối cảnh khá mới lạ. Người chơi vào vai Zachariah Mancer, một Technomancer trẻ tuổi sống trên sao Hỏa nhận lấy trọng trách tìm kiếm con đường dẫn lối cho nhân loại quay về Trái Đất. Thế giới trong The Technomancer được thống trị bởi những tập đoàn quân sự lớn, nguồn nước trở thành tài nguyên quý hiếm nhất và cũng là ngọn nguồn của những cuộc xung đột giữa con người; số ít người còn sót lại phân tán tại các trung tâm thành phố được che phủ khỏi phóng xạ đến từ ánh nắng mặt trời, và những ai xui xẻo bị “đốt cháy” trở thành dị nhân và bị đối xử tàn tệ.

Dĩ nhiên, tất cả những yếu tố này không phải thật sự “có một không hai”, mà các chi tiết nhỏ nhặt trong game lại cho thấy sự đầu tư khá nghiêm túc của Spiders dành cho bối cảnh và thế giới của The Technomancer. Yếu tố “low-key scifi” khiến người viết thích thú nhất ở trò chơi có lẽ là sự tương đồng… kỳ quặc đến thể loại huyễn mộng (fantasy) truyền thống, nơi mà các công nghệ máy móc và cơ khí trong tương lai được tinh giản đến mức tối đa, Technomancer có thể “chưởng phép” như những bậc pháp sư thực thụ, và thương nhân đóng vai trò những nhà thám hiểm. Thậm chí những cái tên trong game còn được sắp đặt một cách khéo léo. Tập đoàn quân sự Abundance đặt họ của từng người dựa theo địa vị xã hội hoặc vai trò công việc của họ: những tiến sỹ đều có tên kết thúc bằng “Seeker” hay “Rogue” dùng để chỉ những kẻ ngoài vòng pháp luật. Còn tổ chức tôn giáo Aurora thì lại đặt ra những cái tên như Providence (Tạo Hóa), Chastity (Phẩm Hạnh) hay Innocence (Ngay Thẳng).[su_quote]đội ngũ phát triển lại vấp ngã ở mặt quan trọng nhất: cốt truyện[/su_quote]Không khó để có thể nhận thấy âm hưởng phim hạng B mà Spiders tạo dựng trong thế giới của The Technomancer, tuy nhiên,  đội ngũ phát triển lại vấp ngã ở mặt quan trọng nhất: cốt truyện. Chương đầu của game đưa Zachariah vòng quanh Ophir thực hiện các công việc mà Abundance giao cho cũng như giữ kín bí mật về nguồn gốc của Technomancer, rồi kết thúc cái… rụp để đến sang chương hai khi người chơi đặt chân đến thành phố Noctis với khởi đầu suôn sẻ, thì câu chuyện lại quay về lối mòn “dẹp đổ” nhân vật phản diện chính. Sẽ không phải là vấn đề gì lớn nếu như các nhân vật đồng hành không phải là nhân tố thú vị duy nhất trong câu chuyện của trò chơi, trong khi những cực điểm không tạo nên cảm xúc mạnh như người viết nghĩ, chẳng có nút thắt nào thật sự gây bất ngờ, những mạch truyện chán chường và đáng quên, đối thoại nằm lưng chừng ở “tạm được” và “dở tệ”, thậm chí ngay cả Zachariah Mancer cũng chả phải là một nhân vật hay ho.

Spiders đã dày công tạo nên một thế giới lý tưởng và quan trọng nhất, khác biệt trong The Technomancer, và thực sự người viết thật tiếc khi phải nói rằng những gì mà các nhà viết kịch bản của trò chơi thể hiện không thể nào sánh được với sự sáng tạo trong lối thiết kế thế giới của trò chơi.[su_note note_color=”#FCF8E3″ text_color=”#ffffff”][su_service icon=”icon: arrow-circle-down” size=”40″ title=”XEM THÊM” icon_color=”#000000″]

The Technomancer – Đánh Giá Game
Inferno Climber – Đánh Giá Game
Champions of Anteria – Đánh Giá Game

[/su_service][/su_note][su_divider]The Technomancer - Đánh Giá Game

RẤT NHIỀU LỰA CHỌN, QUÁ ÍT KẾT QUẢ

Vậy còn hệ thống nhân quả (“choices and consequences” – C&C) “kinh điển” thì sao? The Technomancer sở hữu 2 kỹ năng Talent (trong tổng số 6 kỹ năng ngoài chiến đấu) dùng trong hội thoại là Charisma và Science, và trò chơi sở hữu rất nhiều phân đoạn cho phép người chơi lựa chọn trong hội thoại như tha hoặc xử tử, hợp tác với NPC A hoặc NPC B, hay đánh nhau hoặc dùng lời lẽ. Hệ thống danh tiếng cũng góp mặt bằng việc phân thành hai thang đo chính: Karma đo mức độ thiện/ác của người chơi dựa vào cách trả lời trong hội thoại, và sẽ trừ điểm khi người chơi thực hiện động tác “rút” serum (đơn vị tiền tệ trong game) từ người bị đánh ngất. Còn danh tiếng đối với các Faction trong game chủ yếu dựa vào lựa chọn của bạn trong các nhiệm vụ cả chính lẫn phụ xuyên suốt game.

Nghe qua thì có vẻ tất cả những thứ liên quan đến C&C đều ở đây cả, thế nhưng thật đáng tiếc bởi thực chất, The Technomancer mang đến rất nhiều lựa chọn, thế nhưng kết quả của những lựa chọn này không thật sự tạo nên bất kỳ tác động lớn nào. Charisma và Science được nâng theo điểm, nhưng không hiểu vì sao mà chúng lại được áp dụng số… phần trăm trong hội thoại. Với Charisma, bạn chỉ cần bỏ đúng 1 điểm vào và sẵn sàng sử dụng nút lưu nhanh trước khi thực hiện lựa chọn hội thoại với xác suất 25% là chẳng gặp vấn đề nào. Với Science hoặc Crafting, kể cả khi bạn không có đủ điểm trong hai nhánh kỹ năng này thì vẫn sẽ luôn có lựa chọn hội thoại khác hoặc kỹ năng của nhân vật đồng hành thay thế cho chúng.

Hệ thống nhân-quả cũng mắc phải nhược điểm tương tự: người viết thực sự không thể phân biệt nổi điểm khác nhau giữa trạng thái thân thiện (Friendly) và hoài nghi (Suspicious) của các nhân vật đồng hành đối với Zachariah. Bạn cũng có thể kéo Karma xuống âm điểm mà chẳng gặp trở ngại gì ngoại trừ một số câu thoại cực kỳ nhỏ nhặt và không đáng bận tâm đến, đơn giản bởi vì trò chơi tự động áp đặt tông điệu “anh hùng cứu thế” dành cho người chơi. Các Faction cùng lắm chỉ hạch sách bạn đôi chút, một số NPC có thể sẽ tấn công bạn, nhưng về tổng thể, làm “người xấu” chẳng tạo nên bất kỳ trở ngại hoặc thuận lợi nào cho người chơi. Điểm khác biệt lớn nhất của các lựa chọn then chốt trong The Technomancer nằm trong cái kết của trò chơi, được trình bày bằng một đoạn cắt cảnh nhỏ được dẫn dắt bởi Zachariah về tình hình xã hội tại sao Hỏa có thể được xem là điểm sáng lớn nhất của hệ thống nhân-quả trong trò chơi.[su_quote]The Technomancer mang đến rất nhiều lựa chọn, thế nhưng kết quả của những lựa chọn này không thật sự tạo nên bất kỳ tác động lớn nào[/su_quote]The Technomancer sở hữu rất nhiều chỉ số, nhưng tác động mà chúng để lại là không nhiều. Các Talent còn lại ngoài Charisma và Science không có nhiều đất dụng võ: Lockpicking hoạt động thẳng tuột theo kiểu nâng lên cấp độ nào thì mở khóa được rương hòm cấp độ tương ứng, nhưng vấn đề ở chỗ là 90% các rương hòm này toàn chứa những món đồ vô giá trị và không đáng để bạn bận tâm đến, khiến cho cả kỹ năng Exploration cũng đáng vất vào sọt rác. Stealth cho phép bạn di chuyển mà không gây ra tiếng động, nhưng có quá ít khu vực tận dụng được nó và điều duy nhất bạn có thể làm được là kéo nửa thanh máu của một tên địch duy nhất trước khi tham chiến. Crafting – cơ chế sáng sủa nhất khi cho phép người chơi chế đồ và nâng cấp vũ khí/giáp trụ bằng các nguyên liệu mà mình nhặt được, thì thực chất cũng chỉ vận dụng lại cơ chế cũ của Bound By Flame, có quá ít bản chế tác hữu dụng, và hiệu quả nâng cấp trang bị không thực sự cao.

Nhưng thế vẫn chưa hết! The Technomancer còn sở hữu “hổ lốn” các chỉ số khác khiến cho trò chơi trông qua thì có vẻ phức tạp. 4 kỹ năng (Skill) bao gồm Strength, Agility, Power và Constitution tồn tại chỉ để tạo nên giới hạn cấp độ cho trang bị mà người chơi nhặt được, chứ những nâng cấp mà chúng mang lại “nhỏ giọt” qua từng con số phần trăm vô nghĩa. Bạn có đến 5 chỉ số kháng những tác động sát thương vật lý (physical damage), phá thế thủ (disruption), điện (electricity), độc (poison) và acid từ giáp trụ, nhưng ảnh hưởng của chúng trong chiến đấu gần như là muỗi đốt inox khi mà địch thủ dễ dàng hạ gục bạn chỉ bằng 4 đến 5 phát đánh. The Technomancer có số lượng chỉ số tương đương với Fallout: New Vegas, điều đó có khiến nó có chiều sâu như tựa game của Obsidian Entertainment hay không? Dĩ nhiên là không.The Technomancer - Đánh Giá GameThe Technomancer - Đánh Giá GameCuối cùng, The Technomancer để lại khuyết điểm “to tổ chảng” mà khiến cho bất kỳ ai cũng cảm thấy khó chịu và bực mình khi trải nghiệm, đó là tần suất hồi sinh của địch thủ và lối thiết kế nhiệm vụ buộc người chơi phải cuốc bộ qua các khu vực trong game nhiều một cách không cần thiết. Ở chương đầu, người chơi nhập cuộc giống như một tựa game RPG cổ điển: nhận nhiệm vụ, khám phá Ophir và có thể bắt gặp một NPC nào đó đang cần bạn giúp đỡ. Nhưng từ chương hai trở đi khi khu vực The Exchange và The Slums đi vào trạng thái “báo động đỏ”, thì bất kỳ ai cầm vũ khí trên tay đều sẵn sàng ăn thua đủ với bạn, khiến cho những nhiệm vụ buộc bạn phải di chuyển qua lại tại hai khu vực này trở nên gò bó một cách không cần thiết. Bạn đi từ khu A, đụng độ lính canh, tới khu B, đụng độ một toán lính khác, nhận hoặc trả nhiệm vụ và quay về khu A bằng chính con đường đó, bạn lại đụng độ toán lính canh mà mình đã cho ăn đòn ngay từ đầu. Có cảm giác như trò chơi muốn níu chân bạn bằng cách đặt nhiệm vụ rải rác ở các khu vực mà chắc chắn 100% buộc bạn phải đánh nhau để kéo giãn thời lượng ra vậy.

Thỉnh thoảng bạn có thể bỏ qua các phân đoạn chiến đấu và chạy thẳng tới nơi mình cần đến mà không cần đếm xỉa gì địch thủ, đó là một cách để né tránh trường hợp địch thủ hồi sinh. Tuy nhiên, cách này lại không dùng được trong trường hợp bạn cần phải tương tác như mở cửa, leo thang, sử dụng thang máy… bởi vì game buộc bạn phải ở trong trạng thái an toàn (không có kẻ địch xung quanh) thì mới có thể tương tác được. Nếu như đã quen với bố cục của khu vực thì bạn có thể vạch ra đường ngắn nhất để thực hiện nhiệm vụ, nhưng việc người chơi cần dùng mưu kế chỉ để đối phó thụ động với lối thiết kế màn chơi, thì người viết thiết nghĩ rằng đó là một lối thiết kế quá ư tồi tệ.[su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]BẠN SẼ THÍCH[/su_heading]

CHIẾN ĐẤU CÓ TRIỂN VỌNG

Thật đáng mừng, bởi ít ra The Technomancer cũng còn có cái để mà vớt vát lại giá trị của mình ngoài bối cảnh. Cơ chế điều khiển nhân vật chưa thật sự trơn tru, vũ khí và kỹ năng chưa thật sự cân bằng, và game cũng không thực sự quá thử thách kể cả ở cấp độ Hard, nhưng chí ít thì nó là một bước tiến lớn khi so sánh với những gì mà Spiders đã từng làm với Bound By Flame.

The Technomancer sở hữu 4 tư thế sử dụng vũ khí (stance): Warrior sử dụng cây gậy gây sát thương diện rộng nhưng khá chậm chạp, Rogue sở hữu vũ khí cận chiến với tốc độ đánh nhanh cùng khẩu súng lục, Guardian ngoài vũ khí hạng trung còn ném cho người chơi một chiếc khiên có thể dùng để đỡ đòn hoặc đẩy ngã địch thủ, Technomancer đi theo trường phái “pháp sư” bằng những đòn chưởng phép đầy uy lực và bá đạo. Mặc dù có sử dụng tư thế nào đi chăng nữa, thì phong cách chiến đấu của The Technomancer vẫn tóm gọn ở cơ chế đỡ và né đòn đầy quen thuộc và sẽ không tốn nhiều thời gian của người chơi để làm quen. Chiến đấu có thể trông không thực sự đẹp mắt, nhưng chí ít nó được thực hiện khá chỉn chu.

Không khó để có thể nhận thấy nhánh kỹ năng Technomancer được ưu ái nhiều nhất. Các kỹ năng vận dụng điện từ khá đa dạng: “buff” vũ khí cận chiến và gây hiệu ứng giật điện khi ra đòn chí mạng, tạo khoảng cách đối với địch thủ bằng cách “ném” các hạt điện ở tầm xa, một số phép cấp cao còn tạo nên hiệu ứng điện gây sát thương ở diện rộng kết hợp với gây choáng và vô hiệu hóa lượng lớn địch thủ tạm thời nếu như người chơi khéo léo sắp đặt vị trí. Các kỹ năng cận chiến còn lại tuy không mạnh mẽ như nhánh Technomancer, nhưng chúng cũng tỏ ra đầy uy lực ở nửa sau của game nếu người chơi không phân tán điểm nâng cấp quá nhiều, cũng như sử dụng vũ khí được nâng cấp đầy đủ.[su_quote]Không khó để có thể nhận thấy nhánh kỹ năng Technomancer được ưu ái nhiều nhất[/su_quote]The Technomancer - Đánh Giá Game[su_divider]

  • OS: Windows 7 / 8 / 10 (64-bit)
  • Processor: AMD FX-4100 X4 (3,6 GHz)/Intel Core i5-2500 (3,3 GHz)
  • Memory: 4 GB RAM
  • Graphics: 1 GB, DirectX 11, AMD Radeon HD 6950/NVIDIA GeForce GTX 560
  • DirectX: 11
  • Storage: 11 GB

[su_note note_color=”#00ccff”]

[su_service icon=”icon: arrow-circle-down” size=”40″ title=”GIÁ THAM KHẢO” icon_color=”#ffffff”]

44.99 USD

[/su_service][/su_note][su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: html5″ icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”http://acrowdofmonsters.com/”][/su_icon_panel][su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: facebook-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”https://www.facebook.com/A-Crowd-of-Monsters-153557741347513/”][/su_icon_panel][su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: twitter-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”https://twitter.com/crowdofmonsters”][/su_icon_panel][su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: steam-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”http://store.steampowered.com/app/378660/”][/su_icon_panel]

Tác giả

Abydon Belegarssøn

“Happiness can be found even in the darkest of times, if one only remembers to turn on the light.” - Albus Percival Wulfric Brian Dumbledore. ᚠᚢᚦᚨᚱᚲᚷᚹᚺᚾᛁᛃᛇᛈᛉᛊᛏᛒᛖᛗᛚᛜᛞᛟ