[alert color=”599E42″ icon=”fa-gittip” title=””] BÀI VIẾT SỬ DỤNG GAME ĐƯỢC TIN MAN GAMES HỖ TRỢ[/alert][alert color=”26BDF0″ icon=”fa-gamepad” title=””] GAME ĐƯỢC CHƠI TRÊN HỆ PC[/alert][dropcap style=”style1″]T[/dropcap]ương truyền vào thủa xa xưa, trong cái thời các nhà “quý’s tộc” phương Tây đã quá chán ngán rượu chè với ca múa, họ bắt đầu ước ao rằng mình có một thân phận khác. Rồng, thần tiên, yêu tinh… bất cứ thứ gì miễn khiến cho cõi đời chán muốn chết này trở nên sinh động hơn đều được tuốt.
Và như vậy, khái niệm game nhập vai ra đời, họ chơi bằng giấy, bút chì, xúc xắc, và những mô hình gỗ nho nhỏ. Cho đến ngày hôm nay, khi videogame thay thế tất cả, thì các trò table-top RPG (nhập vai cờ bàn) vẫn rất thịnh hành – và dĩ nhiên là có cái giá không rẻ (đắt hơn rất nhiều so với một tựa game RPG trung bình).
Từ cờ bàn tiến hóa lên videogame là một bước đi thuận chiều của nhân loại – thế nhưng, lại có những người thích làm chuyện trái khoáy, khi đi phát triển nên các tựa videogame mô phỏng… cờ bàn. Đến từ hãng Tin Man Games, The Warlock of Firetop Mountain chính là một cái tên điển hình cho ví dụ này – và càng quái dị hơn khi các nhận xét của cộng đồng game thủ gạo cội trên Steam đều rất tích cực.
Vậy, thực hư về sản phẩm này ra sao? Bạn đọc hãy cùng Vietgame.asia tìm hiểu qua bài đánh giá sau đây.[su_spoiler title=”CẤU HÌNH THỬ NGHIỆM” open=”yes” style=”modern-dark” icon=”chevron-circle”]
- CPU: AMD Phenom 2 (3.2Ghz x6)
- RAM: 16 GB DDR3
- Graphics: AMD R9 series 290 (4GB)
- HDD: 4TB
- Mouse: N/A
- Keyboard: N/A
- Headphone: N/A
[/su_spoiler][su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]BẠN SẼ THÍCH[/su_heading]
Lối chơi “boardgame” kinh điển
Có rất nhiều tựa game lồng ghép yếu tố của boardgame vào, chẳng hạn như Armello. Thế nhưng đa phần chúng chỉ giữ lối chơi “đổ xúc xắc” của boardgame, chứ vẫn tìm cách diễn hoạt các mô hình để tạo ra chút gì đó khác biệt. The Warlock of Firetop Mountain lại là một trường hợp hoàn toàn khác, khi game tìm mọi cách để biến mình thành… một trò boardgame chính cống đúng nghĩa đen.
Cụ thể, khởi đầu game người chơi sẽ được chọn một anh hùng với thân thế, chỉ số và bộ kỹ năng riêng. Chỗ éo le là, nếu trông mong vào một vị anh hùng hiên ngang bất khuất, hoặc một kiều nữ thướt tha – thì rất tiếc, The Warlock of Firetop Mountain mang lại cho người chơi những… bức tượng nhựa, tuy rất sinh động, nhưng vẫn chỉ là… tượng.
Như vậy, người chơi có thể hình dung rằng khi mình chọn di chuyển về hướng nào đó, sẽ có một “bàn tay vô hình” nhấc bức tượng lên và nhảy “lò cò” như chơi cờ cá ngựa vậy. Thú vị quá đúng không nào?[su_quote]Hệ thống chiến đấu trong The Warlock of Firetop Mountain khá đặc biệt, khi hầu hết các tình huống người chơi đều có thể chọn đánh hoặc không[/su_quote]Điểm nhấn của một tựa table-top RPG, chính là việc tùy vào lựa chọn của người chơi mà thế giới trong game sẽ tự mở rộng bằng cách “gắn” thêm các miếng bản đồ mới. The Warlock of Firetop Mountain thể hiện điều này một cách chính xác và chân thật, khi mỗi lần chọn một hướng đi thì thế giới trong game lại “nhảy” ra thêm các khu vực mới, được thiết kế như những miếng sa bàn nhựa gắn liền vào nhau.
Nhân vật trong The Warlock of Firetop Mountain có 3 loại chỉ số: Skill, Luck và Stamina. Stamina là đơn vị chính để nhân vật sinh tồn, và sẽ mất đi khi bị trúng đòn (tương tự như máu) hoặc đạp nhầm cạm bẫy. Stamina có thể phục hồi bằng các sự kiện nhỏ, hoặc ăn lương thực tại các điểm nghỉ ngơi rải rác dọc đường. Skill và Luck quyết định tỉ lệ thành công khi đưa ra một lựa chọn nào đó, ví dụ như muốn phá khóa cửa bằng “vũ lực” thì chỉ số Skill phải cao, hoặc lẻn qua một kẻ địch thì chỉ số Luck phải ổn thỏa. The Warlock of Firetop Mountain xử lý những tình huống này bằng cách gieo 2 hạt xúc xắc, kết quả nhỏ hơn chỉ số tương ứng là thành công.
Hệ thống chiến đấu trong The Warlock of Firetop Mountain khá đặc biệt, khi hầu hết các tình huống người chơi đều có thể chọn đánh hoặc không. Khi tham chiến, giao diện trong The Warlock of Firetop Mountain sẽ chuyển đổi sang một “góc bàn” khác, hiển thị sàn đấu là những ô bàn cờ. Trên đó, mô hình của nhân vật sẽ xuất hiện với các loại kẻ địch: loại nhỏ chiếm 1×1 ô, loại vừa chiếm 1×2 ô, loại lớn là 2×2 ô.
Các phe sẽ chọn lựa hành động của mình: di chuyển, tấn công/ dùng kỹ năng (có phạm vi theo ô). Khi đã nhất nút đồng ý, các bên sẽ tự động thực hiện lệnh đã chọn cùng lúc. Điều này có nghĩa là, người chơi sẽ phán đoán xem kẻ địch di chuyển/ tấn công thế nào để có lựa chọn hợp lý. Trong trường hợp 2 bên chọn tấn công nhau cùng lúc, 2 hạt xúc xắc sẽ được gieo (cộng với chỉ số Skill của tướng) để quyết định hơn thua – và kẻ thua phải nhận sát thương, trong khi người thắng không sao cả.[su_note note_color=”#FCF8E3″][su_service icon=”icon: arrow-circle-down” size=”40″ title=”XEM THÊM” icon_color=”#000000″]
Deus Ex: Mankind Divided – Đánh Giá Game
Grow Up – Đánh Giá Game
RIVE – Đánh Giá Game
[/su_service][/su_note][su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]BẠN SẼ GHÉT[/su_heading]
Nhiều hạt sạn “nhỏ mà lấn cấn”
Về cơ bản, The Warlock of Firetop Mountain CHỈ là một tựa boardgame với rất nhiều yếu tố được tinh giản. Người chơi sẽ khó mà tìm thấy chất nhập vai ở The Warlock of Firetop Mountain, bởi vì nhân vật sẽ không có chuyện thăng cấp, học kỹ năng mới, hoặc trang bị đồ đạc gì cả. Vì vậy, càng chơi lâu, người chơi sẽ càng sớm cảm thấy chán vì nhân vật của mình không có thêm điều gì mới mẻ.
Kế tiếp, đó là ngoại trừ set 4 nhân vật đầu tiên được chọn thoải mái ra, The Warlock of Firetop Mountain bắt người chơi phải “cày” Soul (một loại tiền tệ trong game) để mở khóa tiếp các nhân vật khác. Với một lần chơi khá dài chỉ kiếm được 100 – 150 Soul, thật sự khó mà hoàn thành sớm bộ sưu tập nhân vật được vì một con mới thôi đã tốn đến 250 Soul! Đặc biệt, đó là ngoài hình dáng và cốt truyện, các nhân vật trong The Warlock of Firetop Mountain không khác biệt nhiều lắm về lối chơi: trong số khoảng 20 nhân vật, dạng biến thiên chỉ quanh đi quẩn lại 4 – 5 lối chơi chính (thuần trâu bò gặp ai đánh nấy, hoặc lén lút trộm cắp…).[su_quote]Việc đưa ra các lựa chọn cũng không thực sự quan trọng, vì 80% lựa chọn trong The Warlock of Firetop Mountain đều thuộc kiểu “rẽ trái, cụt đường thì quay về… rẽ phải”[/su_quote]Ngoài ra, đó là The Warlock of Firetop Mountain chỉ có một cốt truyện cho mọi lần chơi lại, do đó, nếu đã từng đi qua một lần, chắc chắn người chơi sẽ biết trước nên chọn đáp án nào là tốt nhất. Vì vậy, các lần chơi sau đó (dù sử dụng nhân vật khác) cũng sẽ rất nhàm chán, vì hầu như chẳng có gì thay đổi. Việc đưa ra các lựa chọn cũng không thực sự quan trọng, vì 80% lựa chọn trong The Warlock of Firetop Mountain đều thuộc kiểu “rẽ trái, cụt đường thì quay về… rẽ phải”. Đường nào thì cũng vào La Mã thôi.
Sau cùng, đó là độ khó của The Warlock of Firetop Mountain tương đối cao. Một lần chơi, nhân vật chỉ có 3 “mạng”, và nếu chết sẽ trở lại chỗ nghỉ ngơi gần đây nhất. Tuy có thể mua thêm “mạng” (với giá rất đắt), nhưng thực tế đã chết ở một ải khó thì dù có cơ hội thứ hai, thứ ba cũng không thay đổi được gì vì căn bản nhân vật không thể mạnh hơn được nữa. Và dĩ nhiên, mọi thứ trong The Warlock of Firetop Mountain đều diễn ra khá tuyến tính, do đó không có tiết mục trở lại những chỗ đã đi qua để lục lọi tìm xem có gì giúp đời mình khá lên được đâu.[su_divider]
- Sản xuất: Tin Man Games
- Phát hành: Tin Man Games
- Thể loại: Nhập vai
- Ngày ra mắt: 31/08/2016
- Hệ máy: PC
- OS: Windows 7 trở lên
- CPU: Intel hoặc AMD 2 nhân trở lên
- RAM: 4 GB RAM
- VGA: nVidia GeForce 320 512mb trở lên
- DirectX: 9
- HDD: 4 GB
[su_note note_color=”#00ccff”]
[su_service icon=”icon: arrow-circle-down” size=”40″ title=”GIÁ THAM KHẢO” icon_color=”#ffffff”]
19.99 USD
[/su_service][/su_note][su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: html5″ icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”http://fightingfantasyapps.com/”][/su_icon_panel][su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: steam-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”http://store.steampowered.com/app/324740″][/su_icon_panel]