Skip to content

5 mối tương phản của làng game trong năm 2016

5 mối tương phản của làng game trong năm 2016

Có năm nào mà làng game không đón nhận bất kỳ “drama” nào hay không? 2016 chắc chắn không phải là năm đó. Game hay, game dở, game xuất sắc, game tồi có lẽ là những thứ duy nhất mà chúng ta chỉ nên quan tâm đến, thế nhưng bằng một cách nào đó mà ngành công nghiệp game vẫn cứ khoái tự làm khó mình bằng những thủ pháp khác nhau, và cộng đồng game thủ chính là những người… hứng hết mọi thứ.

2016 đã chứng kiến những bài học đáng giá của ngành công nghiệp game ở nhiều phương diện, và chúng ta nên hy vọng rằng những mặt tốt từ các mối tương phản này sẽ lại lặp lại và lấn át cái xấu trong năm 2017.[su_heading style=”line-blue” size=”35″]XEM THÊM[/su_heading][timeline post=”118697, 118483, 118488″][su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″]1. DLC VÀ MICROTRANSACTION CÓ THỂ ĐÓNG VAI TRÒ QUAN TRỌNG NHIỀU HƠN LÀ “VẮT SỮA”[/su_heading]DLC (uuurgh) và Microtransaction (uuuuuuuuurgh) là hai cụm từ mà thật sự người chơi game trên console và PC không muốn nghe đến trong những tựa game AAA mà mình bỏ 60 USD ra để rinh về nhà. Nếu như DLC từng có “tiền án” về việc nhà phát triển và phát hành game cắt bớt nội dung của game thành nhiều mảnh nhỏ, thì Microtransaction có lẽ là thứ mà chẳng có game thủ chân chính nào muốn có mặt trong những tựa game của mình – trừ phi nó là game MMO, F2P hoặc game di động. Kể từ năm 2016 cho đến nay, chúng ta đã và đang chứng kiến sự hiện diện của Microtransaction trong game AAA và ba cái tên “tai tiếng” nhất đáng nhận chỉ trích về việc này có lẽ là Gears of War 4, PAYDAY 2  Call of Duty: Black Ops 3.

Tựa game thứ 4 của loạt game Gears of War sở hữu hệ thống Gear Pack sẽ cho ra những tấm card nhân vật, skin vũ khí và Bounty (các mục tiêu thưởng thêm điểm kinh nghiệm khi người chơi hoàn thành). Sẽ không có gì đáng nói nếu như hệ thống này không làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến phần chơi Horde 3.0 của Gears of War 4 bởi Loot Pack sở hữu các tấm thẻ gán cho những lớp nhân vật trong Horde một số phụ trợ, và đương nhiên những ai mở nhiều Loot Pack hơn sẽ có thể xây dựng nhân vật mà mình ưng ý, lên cấp độ nhanh hơn và dĩ nhiên là có được lợi thế lớn trong phần chơi này.

Vụ “bê bối” về Microtransaction của PAYDAY 2 lại lớn hơn thế rất nhiều. Mặc cho lời hứa vào năm 2013 rằng trò chơi sẽ không sở hữu Microtransaction ở bất kỳ dạng nào, bản cập nhật Black Market của sự kiện Crimefest cuối năm 2015 giới thiệu hệ thống hòm chứa vũ khí cùng với vũ khí sở hữu skin và chỉ số vượt trội. Điều này gây nên làn sóng phẫn nộ không nhỏ và gần như giết chết danh tiếng của Overkill Software trong mắt người hâm mộ, và danh tiếng đó chỉ được vớt vát lại một phần nhỏ khi công ty mua lại PAYDAY 2 từ tay nhà phát hành 505 Games và gỡ bỏ toàn bộ Microtransaction khỏi trò chơi.

Cuối cùng, Call of Duty: Black Ops 3 sở hữu Microtransaction là điều mà người hâm mộ dễ dàng nhận thấy, và phần lớn (trong số đó có người viết) không tỏ ra bất bình mấy bởi, một lần nữa, ban đầu hệ thống này chỉ sở hữu các vật dụng trang trí như camo vũ khí và nhân vật, hay các động tác ăn mừng sau trận đấu… cho đến khi trò chơi bắt đầu sở hữu các vũ khí mới chỉ có thể lấy được nếu người chơi mở hòm Supply Drop từ Black Market mua bằng Cryptokey lấy được trong quá trình chơi, hoặc từ Call of Duty Point mua bằng tiền thật. Khởi đầu chỉ là vũ khí cận chiến không có nhiều thay đổi trong cách thức hoạt động, rồi bắt đầu nhiều loại vũ khí mới như MX Garrand, HG40, FFAR bắt đầu len lỏi vào trong Supply Drop. Cá nhân người viết đã tốn gần 100 USD cho cả game lẫn Season Pass và “đốt” khoảng 130 giờ chơi, thế nhưng chỉ sở hữu đúng hai vũ khí là HG40 và một cái… mỏ lết.5 mối tương phản của làng game trong năm 2016Microtransaction xuất hiện trong game AAA có lẽ là trào lưu mà sẽ mở rộng trong năm 2017, và thật sự đáng buồn nếu như hệ thống Pay-2-Win này tiếp tay phá hoại các tựa game chơi mạng chỉ bởi sự tham lam của nhà phát triển và phát hành game. Thế nhưng, việc Microtransaction “trỗi dậy” bỗng dưng khiến cho DLC giá trị thấp… biến mất, và có vẻ như những nhà làm game hiện nay rất biết câu khách khi dùng cụm từ “Expansion Pack” để câu kéo người chơi bằng những gói nội dung mới của mình. Cá nhân người viết không hề phàn nàn chút nào nếu như trong tương lai, chúng ta lại được đón nhận thêm những sản phẩm được đầu tư tầm cỡ như Dying Light: The Following, The Witcher 3: Wild Hunt – Blood and Wine, World of Warcraft: Legion hay XCOM 2: Shen’s Last Gift (Uncharted: The Lost Legacy rất có tiềm năng trở thành một sản phẩm như vậy).

Và với những sản phẩm khác mà không có trong mình DLC hay Expansion Pack, nhưng cũng không muốn “vấy bẩn” đến thương hiệu của mình, thì hoàn toàn không có lý do gì để mà không sử dụng Microtransaction với lý do chính đáng. Overwatch có thể được xem là ví dụ điển hình nhất trong việc vận dụng Microtransaction hợp lý trong game AAA khi hệ thống Loot Box không gây nên bất kỳ vấn đề cân bằng nào trong lối chơi, và thực sự người hâm mộ chẳng có lý do gì để nghi ngờ về số lượng nội dung miễn phí sẽ được ra mắt trong tương lai khi mà tựa game này còn đang nằm trong tay Blizzard Entertainment. Respawn Entertainment “mạnh miệng” công bố Titanfall 2 sẽ không có Season Pass hay bất kỳ DLC nào, toàn bộ nội dung mới trong tương lai sẽ hoàn toàn miễn phí, và người chơi nếu muốn hoàn toàn có thể mua các gói Skin, Warpaint với cái giá cực kỳ rẻ, hoặc Prime Titan với “bộ cánh” mới và động tác Terminate mới chỉ với giá 5 USD.5 mối tương phản của làng game trong năm 2016[su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″]2. SỰ TRUNG THỰC LUÔN LUÔN ĐÁNH ĐỔ MARKETING[/su_heading]Bạn có muốn nghe câu chuyện cười đầu năm 2017 không? Ba chữ thôi: “No Man’s Sky“. Downgrade (hạ cấp đồ họa), quảng cáo phóng đại, những lời hứa suôn… là thứ mà có lẽ bất kỳ ai trong chúng ta cũng nên thủ sẵn một bộ giáp “hoài nghi” lên mình khi nghe đến cái gì đó có vẻ “hứa hẹn một cách đáng ngờ”. Sau cùng thì, ai mà có thể tin được rằng Sean Murray nói dối ngay trên đài truyền hình của Hoa Kỳ cơ chứ? Kể từ khi được công bố vào năm 2014 và bị hoãn ngày phát hành nhiều lần, có rất nhiều bài viết với tựa đề “No Man’s Sky thực chất là… cái *** gì?” mọc lên với nhiều câu hỏi và hoài nghi khác nhau, thế nhưng mặc cho cái sự thiếu tin cậy từ nhà phát triển Hello Games, trò chơi vẫn đón nhận làn sóng “hype” đủ để đánh sập cả một thành phố trong vòng hai năm sau đó. Kết quả? No Man’s Sky là sản phẩm của những lời dối trá thêu dệt từ… trí tưởng tượng của những người hâm mộ. Vậy mà bằng một cách nào đó mà trò chơi này vẫn bán được một số lượng “ngất trời” mặc cho cái sự thật hiển nhiên rằng No Man’s Sky là một tựa game tồi cứ dửng dưng ở đó.

Twitter của Hello Games hoàn toàn “bất động”, giao tiếp với cộng đồng dường như là con số không, số lượng người chơi giảm đáng kể… đã cho thấy cái sự nghiệp dư khó tả của Hello Games trong việc xử lý những lời phàn nàn của khách hàng đối với sản phẩm của mình. Có lẽ hãng không bao giờ và chưa bao giờ có ý định lừa dối cộng đồng của mình, thế nhưng đây vẫn là một bài học lớn về cách thức Marketing của làng game khi mà những lời hứa hẹn không được phép tồn tại nếu như nó không phải sự thật.5 mối tương phản của làng game trong năm 2016Đó là lý do vì sao mà 2016 nhận thấy một sự biến chuyển rõ rệt của… Ubisoft mà có lẽ không nhiều người nhận ra. Watch Dogs 2 không nhận được chiến dịch quảng bá rầm rộ như người tiền nhiệm, nhưng chất lượng đi lên và danh tiếng chủ yếu nhờ truyền miệng do cộng đồng rỉ tai nhau khiến cho trò chơi đạt được thành công nhất định, Tom Clancy’s Rainbow Six SiegeTom Clancy’s The Division tiếp tục đón nhận sự hỗ trợ không thể nào tuyệt vời hơn từ chính Ubisoft và cộng đồng, và người viết sẽ không thực sự ngạc nhiên nếu như For HonorTom Clancy’s Ghost Recon Wildlands tiếp tục chuỗi thành công của hãng nếu như cả hai tựa game này nhận được sự hậu thuẫn tương tự. Ubisoft mà chúng ta thường hay chế nhạo bằng cái tên “ubisuck”, gắn liền với cái sự downgrade, quảng cáo dối trá hay tối ưu game lởm khởm trên hệ máy PC hoàn toàn mất dạng trong năm 2016. Không cần những lời nói suông, họ thực hiện đúng nghĩa vụ của mình bằng những thành quả mà họ đã cho ra mắt trong vòng một năm mà không dính phải bất kỳ bê bối lớn nào nữa.

Nếu như một hãng game AAA máu mặt của làng game không cần đến các câu từ có cánh để giành lại niềm tin phía người hâm mộ, thì chẳng có lý nào một hãng game nhỏ như Hello Games lại không thể làm được. Hãy trung thực và dùng hành động thay cho lời nói, dù sao thì No Man’s Sky vẫn có tiềm năng trong mình, phải không nào?5 mối tương phản của làng game trong năm 2016[su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″]3. KICKSTARTER VÀ NHỮNG ƯỚC MƠ TRỞ THÀNH HIỆN THỰC[/su_heading]”Ôi Kickstarter, tôi yêu Kickstarter, nhưng đôi khi tôi cũng ghét cay ghét đắng nó”. Trong trường hợp No Man’s Sky soán lấy ngôi vị “thảm họa của năm 2016” hoàn toàn khiến cho bạn quên mất trời trăng sao mây, thì người viết xin nhắc lại một thảm họa khác cũng ra mắt trong năm 2016, và đáng buồn thay, nó lại có mối liên hệ mật thiết với Kickstarter và một dòng game lâu đời với số lượng người hâm mộ không thể nào đếm xuể – Mighty No. 9. Dự án Kickstarter cho trò chơi được xem là truyền nhân của Megaman có sự nhúng tay bởi Keiji Inafune kết thúc vào đầu tháng 10/2013 và mang về hơn 3,8 triệu USD – khiến Mighty No. 9 trở thành một trong những tựa game thành công nhất trong lịch sử Kickstarter. Sau vô số lần bị trì hoãn, trò chơi rốt cuộc cũng ra mắt vào tháng 6/2016 và nhận được không ít lời phê bình từ giới chuyên môn và người hâm mộ, và hẳn nhiên, trò chơi chìm vào quên lãng không lâu sau đó.

Ấy vậy mà năm 2016 cũng đón nhận không ít những sản phẩm chất lượng đến từ sự chung tay của người yêu game trên Kickstarter – Hyper Light Drifter, Darkest DungeonsSuperhot là 3 cái tên tiêu biểu với danh tiếng không thực sự “vang dội” như sản phẩm của Comcept nhưng lại gặt hái được thành công nhất định với cộng đồng người hâm mộ đông đảo, một lần nữa giúp chúng ta lại thấy được dư chấn không nhỏ của mô hình góp vốn cộng đồng khi chấp cánh nên ước mơ của những nhà làm game độc lập với túi tiền nhỏ bé nhưng dư thừa tài năng. Kẻ quyền năng có thể ngã xuống (“The mighty has fallen”), nhưng bậc tôi tớ vẫn đứng vững, quả là một điều ngang trái buồn cười song thật đáng mừng.

Bạn đang mong chờ tựa game Kickstarter nào nhất trong năm 2016? Với cá nhân người viết thì Yooka-LayleeDivinity: Original Sin 2 “chắc cú” một bản game được rinh về nhà rồi. Còn những dự án “bom tạ” thì sao? Hy vọng rằng Shenmue 3 hay Bloodstained: Ritual of the Night (ra mắt vào năm… 2018) sẽ thực hiện được những lời hứa hẹn của mình.5 mối tương phản của làng game trong năm 20165 mối tương phản của làng game trong năm 2016[su_divider]5 mối tương phản của làng game trong năm 2016[su_heading style=”flat-blue” size=”35″]4. ĐÃ LÀ VIDEOGAME THÌ KHÔNG BAO GIỜ CÓ CHUYỆN “CHẾT YỂU”[/su_heading]2016 đánh dấu việc PlanetSide chấm dứt hoạt động sau quãng thời gian 13 năm phục vụ cộng đồng người chơi nhiệt huyết của mình, Disney đóng cửa Avalanche Software và buộc Disney Infinity ngừng hoạt động kể cả khi các bản mở rộng Star Wars và Guardians of the Galaxy đang được phát triển, Lionhead Studios đóng cửa và Fable Legends cũng bị hủy bỏ. Đó không phải là những tựa game chơi mạng đầu tiên và duy nhất phải đóng cửa, thế nhưng điều này đang reo lên hồi chuông cảnh báo về việc “bảo tồn video game”, bởi sẽ có một ngày nào đó, những tựa game mà chúng ta từng yêu thích sẽ không bao giờ tồn tại nữa bởi nhiều lý do, vì máy chủ đóng cửa, vì DRM ngăn cản người chơi chạm tay vào trò chơi của mình, hay thậm chí về vấn đề bản quyền buộc nhà làm game phải tháo gỡ chính tựa game của mình (bản demo P.T của Silent Hills là trường hợp điển hình).

Và… ngạc nhiên chưa, năm 2016 đánh dấu sự trở trở lại của cụm máy chủ private sở hữu phiên bản cổ điển (legacy) của World of Warcraft mang tên Nostalrius sau khi Blizzard Entertainment buộc máy chủ này phải đóng cửa với lý do “bảo vệ IP” của mình. Cụm máy chủ private Nostalrius hoạt động hoàn toàn phi lợi nhuận, không sở hữu Microtransaction hay Cash Shop bị Activision/Blizzard buộc ngừng hoạt động 9 tháng trước, trở lại vào tháng 12 một cách “đường đường chính chính” với cái tên Elysium. Hiện tại chúng ta chưa thể biết được rằng Blizzard Entertainment sẽ lại một lần nữa gửi tối hậu thư tới đội ngũ của Nostalrius hay không, thế nhưng sự kiện này đánh dấu một cột mốc quan trọng, không chỉ trong cộng đồng World of Warcraft, mà còn trong quá trình bảo tồn video game của làng game.

Tại hội nghị GDC 2015, Jason Scott – lưu trữ gia tại archive.org thôi thúc các nhà làm game hãy bắt đầu ngay việc lưu trữ những tựa game của mình ngay từ bây giờ. Nếu như nhà làm game không làm điều đó, thì lịch sử của video game sẽ nằm trong tay hacker và “hải tặc”. Đó là lý do vì sao mà DRM cũng đóng một phần quan trọng trong việc kềm hãm tuổi thọ của video game khi tạo nên một rào cản cực lớn trong việc truy cập vào những sản phẩm có tuổi đời không nhỏ. Đối với những tựa game MMO thì private server đóng vai trò giữ “lửa” cho những tựa game này, mặc cho nhà phát triển không còn phát triển và kiếm tiền từ chúng nữa. Việc Daybreak Games gật đầu ủng hộ private server Project 1999 của trò chơi Everquest có thể được xem là một động thái quan trọng trong việc gìn giữ di sản của video game, giúp cho thế hệ game thủ sau này có thể nhìn nhận được rằng ngành công nghiệp này đã đi một bước tiến dài như thế nào.5 mối tương phản của làng game trong năm 2016

[su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″]5. GAME PC VÀ CHẤT LƯỢNG CỦA NHỮNG BẢN PORT[/su_heading]”Mọi ưu điểm đều có cái giá của nó” hẳn là câu nói mà người viết thấy… chẳng bao giờ sai, đặc biệt trong năm 2016 đối với hệ máy PC. Với tư cách là một người gắn bó với PC hơn 13 năm thì 2017 là năm đầu tiên mà người viết cân nhắc sắm cho mình một chiếc console, không phải vì chán nản với chất lượng của những bản port trên PC, mà là vì hơi bị trông ngóng God of War mặc cho chẳng ủng hộ mô hình “độc quyền” cho lắm… ê hèm, chúng ta đang nói tới đâu ấy nhỉ? PC, port, 2016, quả là một năm đầy biến động bởi lại một lần nữa, chúng ta được dịp chứng kiến những thảm họa port của năm, nhưng lại đón nhận những tựa game với chất lượng hơn cả con số 100% trên PC.

Nếu như bạn cho rằng Dishonored 2, HitmanMafia 3 là những bản port hoàn hảo dựa trên các tựa game tiền nhiệm thì bạn đã… lầm to. No Man’s Sky với chất lượng tồi tệ còn bồi thêm bản port “chất nhất quả đất” sánh ngang với Batman: Arkham Knight khi mới ra mắt, phiên bản Windows 10 của Forza Horizon 3 bị phê bình thậm tệ mặc cho Forza Motorsport 6: Apex hoạt động vượt mức mong đợi. Nhưng tựa game đánh dấu mãi trong tim của người viết lại là trò chơi (từng) độc quyền trên PC và cũng là tựa game mà mình yêu thích nhất trong năm 2016 – XCOM 2, vâng, không phải là một bản port mà là một tựa game PC từ A tới Z, thế nhưng vì một loại ma thuật hắc ám nào đó mà Firaxis Games lại có thể “nổ banh chành” trò chơi ngay trên chính hệ máy chủ chốt.

Thế mà năm 2016 lại chứng kiến sự xuất hiện của những tựa game “đáng lẽ ra port lởm”, nhưng vì một lý do nào đấy mà lại… vượt ngoài mức mong đợi. Gears of War 4 là một trong những tựa game đầu tiên mở màn cho UWP trên Windows 10 với chất lượng bản port “tuyệt cú mèo”, Doom giới thiệu nền tảng Vulkan hoạt động đúng như những gì mà người hâm mộ trông chờ ở “ông tổ game FPS” nguyên gốc trên PC và Watch Dogs 2 sở hữu bản port vượt trội so với game tiền nhiệm.

Điều ước của mọi game thủ PC cho năm 2017? Vắng bóng game “port lởm”, thế là đủ.5 mối tương phản của làng game trong năm 2016[su_divider]

Tác giả

Abydon Belegarssøn

“Happiness can be found even in the darkest of times, if one only remembers to turn on the light.” - Albus Percival Wulfric Brian Dumbledore. ᚠᚢᚦᚨᚱᚲᚷᚹᚺᚾᛁᛃᛇᛈᛉᛊᛏᛒᛖᛗᛚᛜᛞᛟ