Skip to content

Dyscourse – Đánh Giá Game

Dyscourse (7)

BÀI VIẾT SỬ DỤNG GAME ĐƯỢC OLWCHEMY LABS HỖ TRỢGAME ĐƯỢC CHƠI TRÊN HỆ PC
[dropcap style=”style1″]C[/dropcap]ùng lấy đề tài về một nhân vật lạc vào hoang đảo và phải tìm cách sống sót giống như rất nhiều tựa game sinh tồn khác, nhưng Dyscourse không tập trung vào yếu tố sinh tồn chính thống mà lại đi theo thể loại phiêu lưu.

Câu chuyện của Dyscourse kể về hành trình của Rita, một cô gái may mắn sống sót sau vụ tai nạn máy bay thảm khốc.

HỖ TRỢ THIẾT BỊ
  • Sản xuất: Owlchemy Labs
  • Phát hành: Owlchemy Labs
  • Ngày ra mắt: 25/03/2014
  • Hệ máy: PC
  • Giá tham khảo: 14.99 USD
  • OS: Windows XP
  • Memory: 2 GB RAM
  • Hard Drive: 600 MB
MUA GAME Ở ĐÂU?
  • Chưa có thông tin

Là một trong số ít những người thoát chết, Rita phải gia nhập với những người sống sót khác để tìm đường về nhà. Và trong hành trình gian nan này, cô phải đưa ra những quyết định thật sáng suốt để không chỉ cứu lấy bản thân, mà còn cả mạng sống của những người khác.

BẠN SẼ THÍCH
Dyscourse-5.jpg

Những quyết định sống còn

Như người viết đã đề cập ở trên, Dyscourse không tập trung quá nhiều vào yếu tố sinh tồn mà nhấn mạnh vào lối chơi phiêu lưuhành động ngữ cảnh. Điều đó đồng nghĩa với việc trong suốt quá trình chơi, người chơi sẽ phải đưa ra những quyết định “sống còn” và chúng sẽ ảnh hưởng đến cốt truyện, cũng như mạng sống của từng người.

Rita sẽ gia nhập vào nhóm gồm 5 thành viên, cùng nhau hợp tác để sống sót và tìm lối thoát. Game sẽ liên tục đưa ra những quyết định bắt buộc người chơi phải lựa chọn, có thể chỉ là các lựa chọn đơn thuần như kiếm thức ăn hay tìm nước uống, nhưng mỗi hành động đều dẫn đến những hậu quả khôn lường.Dyscourse tập trung vào các đoạn đối thoại giữa những thành viên. Mỗi lời thoại mà người chơi đưa ra sẽ ảnh hưởng đến cách cư xử mà người khác dành cho bạn, và nó sẽ khiến game rẽ sang một hướng khác. Do đó, bạn phải cân nhắc thật kỹ và lựa chọn phù hợp với tính cách của bạn.

Khi qua một vùng đất mới, người chơi nên dành chút thời gian để khám phá xung quanh, vì biết đâu được, bạn có thể sẽ tìm ra một manh mối nào đó, ít nhiều ảnh hưởng đến quyết định sau này của bạn.

Dyscourse không tập trung quá nhiều vào yếu tố sinh tồn mà nhấn mạnh vào lối chơi phiêu lưuhành động ngữ cảnh
Dyscourse-1.jpg

Phút giây sinh tử

Dĩ nhiên, Dyscourse không hề đơn giản như vậy. Người chơi còn có thể phải đối mặt với những tình huống “ngàn cân treo sợi tóc” khi mạng sống của những thành viên trong đội, kể cả của bạn, sẽ chỉ còn được tính bằng… giây.

Có thể nói, bạn là người “định đoạt” mạng sống của từng người, mà những quyết định như vậy thật sự khó khăn, đánh vào khía cạnh đạo đức của mỗi người chơi.

Sẽ có những lúc, bạn phải quyết định cứu người này và bỏ lại người kia.

Sẽ có những lúc, bạn phải quyết định cứu người này và bỏ lại người kia
Mặc dù vậy theo cá nhân người viết, sự lựa chọn này cũng không đến nỗi quá khó, vì trong quá trình chơi Dyscourse, game sẽ tạo cơ hội để bạn trò chuyện và tìm hiểu từng thành viên trong nhóm, mỗi người đều có những tính cách và câu chuyện khác nhau.

Và khi gặp phải những tình huống sinh tử như vậy, sự lựa chọn cứu ai là do người chơi quyết định!

Dyscourse-6.jpg

Đồ họa “xấu lạ”Các nhân vật trong Dyscourse được thiết kế khá… thô kệch, trông như những khối vuông ghép lại với nhau, nhất là nhân vật Rita. Không phải người viết muốn chê bai gì, nhưng nhìn cô như một con… khỉ đột với hai cánh tay dài và bàn tay “bự chảng”!

Nhưng thiết kế đồ họa kỳ quặc này lại giúp cho Dyscourse không bị “đụng hàng” với bất kì phong cách vẽ nào khác. Màu sắc trong Dyscourse được phối hài hòa, tươi sáng với những đợt sóng biển xanh tươi, các bãi cát vàng trải dài ấm áp…

Màu sắc trong Dyscourse được phối hài hòa, tươi sáng với những đợt sóng biển xanh tươi, các bãi cát vàng trải dài ấm áp
BẠN SẼ GHÉT
Dyscourse-4.jpg

Thời lượng chơi ngắn

Xuyên suốt quá trình chơi Dyscourse có rất nhiều lựa chọn khác nhau, cốt truyện sẽ dần dần “rẽ nhánh” và góp phần tăng giá trị chơi lại tổng thể của trò chơi.

Nhưng không vì thế mà hãng Owlchemy Labs có thể rút ngắn thời lượng chơi một cách quá đáng như vậy, điều đó khiến người viết thực sự hụt hẫng.

Chỉ mới trải qua chưa tới… một tiếng đồng hồ mà game đã chạy đến đoạn “Credits”. Cho dù Dyscourse mở chế độ “Day wind” (cho phép người chơi được quay lại bất kỳ giai đoạn nào mà mình muốn) thì thời lượng chơi quá ngắn vẫn là điều khó có thể chấp nhận được.Dyscourse-2.jpg

Còn chưa thỏa đáng

Có những trường hợp trong Dyscourse khiến người viết rất ức chế, vì game cố tình “ép” người chơi vào những tình huống “nan giải” một cách bất công!

Một dẫn chứng là khi người viết cùng một thành viên khác đi kiếm thức ăn, trong lòng thì lúc nào cũng nơm nớp lo sợ sẽ có chuyện xảy ra với các thành viên ở lại.

Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, những tưởng rằng Dyscourse sẽ cho phép người chơi quay về nơi trú ẩn, nhưng trò chơi lại bỏ đi lựa chọn đó, khiến cho những người đồng hành phải ra đi mãi mãi một cách… lãng xẹt mà chúng ta không thể làm gì để ngăn chặn được.

Có những trường hợp trong Dyscourse khiến người viết rất ức chế, vì game cố tình “ép” người chơi vào những tình huống “nan giải” một cách bất công!
[su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: html5″ icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”http://owlchemylabs.com/games/”][/su_icon_panel] [su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: facebook-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”https://www.facebook.com/OwlchemyLabs?fref=ts”][/su_icon_panel] [su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: steam-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”http://store.steampowered.com/app/234920/?snr=1_5_1100__1100″][/su_icon_panel]

Tác giả

$kull

Gamer. Writer. Weirdo.

Thảo luận