Skip to content

Hearts of Iron IV: Together for Victory – Đánh Giá Game

Hearts of Iron IV: Together for Victory - Đánh Giá Game
[alert color=”599E42″ icon=”fa-gittip” title=””] BÀI VIẾT SỬ DỤNG GAME ĐƯỢC PARADOX INTERACTIVE HỖ TRỢ[/alert][alert color=”26BDF0″ icon=”fa-gamepad” title=””] GAME ĐƯỢC CHƠI TRÊN HỆ PC[/alert]Sau màn ra mắt khá thành công trước cộng đồng game thủ, Paradox Interactive đã cho ra mắt bản mở rộng đầu tiên của Heart of Iron IV với các tên Together for Victory. Theo nhà sản xuất, bản mở rộng này không chỉ hoàn thiện một số hạn chế của phiên bản đầu tiên mà còn mang lại cho người chơi nhiều nội dung và tính năng mới, hứa hẹn sẽ khiến cho các cuộc chiến trong Heart of Iron IV càng trở nên gay cấn hơn.

Together for Victory là bản mở rộng đầu tiên sau màn ra mắt khá thành công của Hearts of Iron IV. Bản mở rộng này xoay quanh đời sống chính trị của vương quốc Anh và các nước thuộc địa như Ấn Độ, Canada, Úc, Nam Phi, Malaysia trong chiến tranh thế giới thứ hai. Trong suốt quá trình chơi, bạn sẽ hiểu rõ hơn về việc làm cách nào mà nước Anh có thể sống sót được trước sự tấn công của nước Đức với kế hoạch Sư Tử Biển đầu năm 1940 và tác động của nó tới các nước thuộc địa của Anh. Nếu như lựa chọn một quốc gia thuộc địa, bạn sẽ làm gì khi mà đại chiến thế giới thứ hai đang đến gần, lựa thời thế để quốc gia đầu tiên đập tan xiềng xích của chế độ thực dân hay vẫn an phận thủ thường làm một “thiên lôi” chỉ đâu đánh đó? Tất cả sẽ được trả lời trong bản mở rộng đầu tiên này.

CẤU HÌNH THỬ NGHIỆM
  • CPU: Intel Core i7-4720HQ 3.5Ghz
  • RAM: 12 GB
  • Graphics: NVIDIA Geforce GTX 950M 4G DDR3
  • HDD: 1 TB

RazerLogo

XEM THÊM
[timeline post=”119334, 119062″]
BẠN SẼ THÍCH
Hearts of Iron IV: Together for Victory - Đánh Giá Game

BỔ SUNG NỘI DUNG MỚI

Như đã nói ở trên, thay vì tập trung vào những cường quốc như Pháp, Đức thì Hearts of Iron IV: Together for Victory lại hướng đến vào việc xây dựng các sự kiện lịch sử của 5 nước thuộc địa trong Chiến tranh thế giới 2 như Canada, Úc, Nam Phi, Ấn Độ và New Zealand. Để tăng thêm phần kịch tính, các quốc gia trên còn có hệ thống National Focus (trọng tâm quốc gia) hoàn toàn riêng biệt, tạo hình quân đội riêng và bảng công nghệ cũng được chính sửa sao cho người chơi cảm thấy họ có sự khác biệt hoàn toàn. Đây là điều khá là đặc biệt vì từ phiên bản đầu tiên đến nay, các bản mở rộng chủ yếu tập trung vào cường quốc là chính, còn với các quốc gia “vệ tinh” khác, để có hệ thống sự kiện lịch sử thì người chơi phải sử dụng các bản mod từ của cộng đồng.

Với Hearts of Iron IV: Together for Victory, mối quan hệ giữa mẫu quốc và thuộc địa có sự thay đổi nhiều hơn trước, bất cứ sự tác động của chính quốc sẽ có ảnh hưởng đến những những nước chư hầu và ngược lại. Để giúp người chơi đơn giản hóa hệ thống thuộc đia, nhà sản xuất đã ra mắt hệ thống tự trị (Autonomy system). Hệ thống này được chia làm 5 dạng khác nhau và có tác động đến quốc gia chính quốc và cả thuộc địa. Trong game, các quốc gia thuộc nhóm tự trị rộng rãi (Dominion) như Canada có lợi thế là sẽ như một chính thể độc lập nhưng trong quan hệ ngoại giao thì sẽ không có quyền tuyên chiến với các quốc gia khác mà nhất nhất phải theo chỉ đạo của Vương Quốc Anh. Ngược lại với với quốc gia ở Tây Bán Cầu, Ấn Độ có đôi chút khác biệt khi nước này sẽ lệ thuộc hoàn toàn vào Mẫu quốc Anh kể cả kinh tế, chính trị quân sự, thứ duy nhất mà quốc gia nổi tiếng châu Á này có thể tự quyết là việc sắp đặt nội các của mình.

Tuy không rõ ràng nhưng chính sách “khai sáng” trên cũng sẽ vô tình tạo điều kiện cho những nước nằm trong tầm ảnh hưởng sẽ mạnh hơn và dần dần tìm cách tách ra khỏi chiếc “vòng bảo vệ” của người chơi. Nếu người chơi bỏ mặc việc phát triển các nước thuộc địa mà cố gắng vắt kiệt nguồn lực nhằm phục vụ chiến tranh thì kết quả nhận được sẽ là một làn sóng phản đối nổi lên, cuối cùng, các cuộc nổi dậy khiến bạn “mất cả chì lẫn chài”. Có vẻ như nếu bạn chơi một nước Đế Quốc thì sẽ có thêm một mối lo về làn sóng độc lập sẵn sàng bùng lên khi thử sức với Hearts of Iron IV: Together for Victory.

Với Hearts of Iron IV: Together for Victory, mối quan hệ giữa mẫu quốc và thuộc địa có sự thay đổi nhiều hơn trước
Quan hệ ngoại giao trong Hearts of Iron IV: Together for Victory này cũng được thực hiện tốt hơn rất nhiều so với phiên bản gốc. Sự xuất hiện của chức năng Lend Lease (viện trợ) đã làm thay đổi khá nhiều về quan hệ ngoại giao. Đây là chức năng cho phép người chơi có thể giúp đỡ các quốc gia khác bằng việc gửi vũ khí, khí tài thời gian có xung đột khu vực. Tuy nhiên, nó chỉ thực sự hữu dụng cho người chơi khi muốn tạo ảnh hưởng lên các quốc gia mà người chơi điều khiển, còn với trí thông minh nhân tạo thì chúng hầu như bỏ xó nó và không sử dụng.

Nhằm khắc phục hạn chế trên, Hearts of Iron IV: Together for Victory đã “phù phép” để chức năng này hữu dụng hơn. AI giờ đã biết “ngửa tay” xin giúp đỡ từ các quốc gia có thiện cảm với mình. Ngoài ra, người chơi có thể đòi hỏi các nước đồng minh hoặc chư hầu hỗ trợ bạn. Thử nghĩ xem, nếu bạn đang thiếu thốn máy bay tiêm kích thì bỗng nhận được thông báo là đồng minh viện trợ cho vài trăm chiếc máy bay thì vui sướng thế nào? Với sự thay đổi này, chiến tranh thế giới thứ hai trong Hearts of Iron IV: Together for Victory sẽ càng trở nên khó nắm bắt hơn trước rất nhiều.

BẠN SẼ GHÉT
Hearts of Iron IV: Together for Victory - Đánh Giá GameHearts of Iron IV: Together for Victory - Đánh Giá Game

THỪA LƯỢNG, THIẾU CHẤT

Mặc dù được sự hỗ trợ từ các chuyện gia về lịch sử, ngoại giao và quân sự, thế nhưng sau một thời gian trải nghiệm, sẽ không khó để người chơi nhận ra Hearts of Iron IV: Together for Victory vẫn chưa đủ chiều sâu và vẫn chưa xử lý được một số hạn chế từ phiên bản trước. AI vẫn đôi khi “dở chứng” không chịu theo khuôn phép khi người chơi đã chọn chế độ theo tiến trình lịch sử. Cụ thể là đến năm 1942, Đức vẫn không hề tuyên chiến với Liên Xô mà cứ loay hoay chuẩn bị chiếm đóng Nam Tư. Trong khi đó, Ý thì lại bỏ ngỏ Rome để cho quân đồng minh đổ bộ dễ dàng.

Việc gửi quân viện Trợ vẫn chưa thực sự tốt, AI thường gửi viện trợ cho người chơi những trang thiết bị đôi khi theo kiểu cho có mà không để ý xem quốc gia đó đang cần gì. Các mặt hàng viện trợ là cố định, không có sự thay đổi theo tình hình thực tế của chiến trường khiến bạn đôi khi gặp cảnh chỗ thừa chỗ thiếu và bạn sẽ phải tự yêu cầu bằng tay những mặt hàng cần thiết.

AI vẫn đôi khi “dở chứng” không chịu theo khuôn phép khi người chơi đã chọn chế độ theo tiến trình lịch sử
Hệ thống tự trị tuy mang lại cảm giác mới lạ nhưng chưa được thiết kế tốt, chưa tạo nên được sức nặng của vị thế “mẫu quốc” trong Hearts of Iron IV: Together for Victory. Bạn không thể bắt các nước thuộc địa tuyển lính phục vụ chiến tranh hoặc yêu câu tập trung sản xuất một mặt hàng theo thực tế. Các nước thuộc địa cũng vậy, họ tự xây dựng phát triển theo hướng đi của họ, mặc kệ “Mẫu Quốc” muốn gì.

Hệ thống sự kiện lịch sử khối Thịnh Vượng Chung chưa được đầu tư thỏa đáng, như Anh theo lịch sử năm 1940 thì người đứng đầu phải là Winston Churchill, thì hệ thống vẫn đề thủ tướng là Stanley Badwin, một thủ lĩnh Công Đảng chỉ lãnh đạo nước Anh từ năm 1933-1937. 5 nước thuộc địa Canada, Úc, Nam Phi, Ấn Độ và New Zealand tuy được cung cấp nhiều sự kiện để cho người chơi nhiều cơ hội để thay đổi lịch sử nhưng vẫn thiếu chiều sâu, đa số đều theo một xu hướng là độc lập thông qua quyết định của nước Anh trong phần trọng tâm quốc gia. Trong khi đó, các xu hướng yếu tố mở như dựa vào một quốc gia khác để giành độc lập như Liên Xô, Mỹ, Đức hoặc tự mình giải phóng thì không hề xuất hiện, nếu muốn thực hiện người chơi chỉ có cách là tự làm bằng tay.

  • OS: Windows 7/8.1/10 64-bit
  • CPU: Intel® Core 2 Duo E8200 2.66 GHZ hoặc AMD Phenom X3 8750 2.4 GHZ
  • RAM: 6 GB RAM
  • VGA: nVidia GTS 450 hoặc AMD Radeon HD 5870
  • DirectX: 11
  • HDD: 40 GB
GIÁ THAM KHẢO

14.99 USD

[su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: html5″ icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”https://www.paradoxplaza.com/?___store=world”][/su_icon_panel][su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: facebook-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”https://www.facebook.com/ParadoxInteractive”][/su_icon_panel][su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: twitter-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”https://twitter.com/PdxInteractive”][/su_icon_panel][su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: steam-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”http://store.steampowered.com/app/530760/”][/su_icon_panel]

Tác giả

Thảo luận